Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống - Kết nối tri thức

Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).

- Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản. Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

Quảng cáo

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Thực hành thí nghiệm đơn giản về tính hòa tan của nước.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 1, 2, 3, 4 SGK.

Quảng cáo

- Tranh ảnh như hình 5, 6, 7 SGK.

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của nước.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Kể tên những hành động của con người sử dụng đến nước.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 


- GV nhận xét, nêu câu hỏi gợi mở: Con người đã vận dụng những tính chất nào của nước?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: Nước có một số tính chất và con người đã vận dụng các tính chất đó vào cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng khó khăn và không có sự sống nếu không có nước. Những điều đó sẽ được nói rõ hơn trong bài học hôm nay: Tính chất của nước và nước với cuộc sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất của nước

a. Mục tiêu: HS quan sát hình và nêu được các tính chất của nước.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện các hoạt động.

* HĐ 1.1

- GV cho các nhóm tìm hiểu nội dung và

tiến hành thí nghiệm (hình 1).

- GV  đặt câu hỏi: Từ thí nghiệm trên, em rút ra nhận xét gì về tính chất của nước?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm theo mẫu:

 

Màu sắc

Mùi

Vị

Hình dạng

Nước ở cốc

       

Nước ở bát

       

Nước ở chai

       

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

* HĐ 1.2, 1.3, 1.4

- GV hướng dẫn các nhóm tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm theo các nội dung trong SGK (hình 2, 3, 4).

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 


- HS trả lời:

+ Tắm, gội.

+ Rửa bát.

+ Giặt quần áo.

+ Nấu ăn.

+ Tưới cây.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi gợi mở.

 


- HS trả lời: Nước có thể thấm vào đất, vải (quần áo),...


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 


- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm:

 

Màu sắc

Mùi

Vị

Hình dạng

Nước ở cốc

Không màu

Không mùi

Không vị

Hình cốc

Nước ở bát

Không màu

Không mùi

Không vị

Hình bát

Nước ở chai

Không màu

Không mùi

Không vị

Hình chai

- HS lắng nghe, ghi bài.

 


- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 


- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Khoa học lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên