5+ Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến (điểm cao)

Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến (điểm cao)

Quảng cáo

Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích và trích dẫn đoạn thơ trên.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Là bài thơ sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết nên bài thơ Tây Tiến.

- Nội dung bài thơ: Là nỗi nhớ về chiến trường, về con người, về thiên nhiên Tây Bắc bằng cả tấm chân tình của chính tác giả.

- Vị trí đoạn thơ: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Đoạn thơ đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến với sự hy sinh bi tráng của họ.

2. Những nội dung cần phân tích

- Chân dung: Những chi tiết tả thực đã khắc họa diện mạo rất độc đáo, đồng thời phản ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường. Tác giả không hề né tránh hiện thực, và điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mãnh liệt của người lính Tây Tiến.

Quảng cáo

- Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, và kiêu hùng: Qua các ngôn từ thơ “dữ oai hùm”, “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” ta thấy được khí thế và quyết tâm của người lính Tây Tiến.

- Lí tưởng cao đẹp: Không trốn tránh hiện thực “Áo bào thay chiếu anh về đất”, tác giả đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên.

3. Nghệ thuật

- Bút pháp tả thực khắc họa chân dung người lính với hiện thực gian khổ nơi chiến trường; dùng từ Hán - Việt cổ kính để tăng thêm sự thành kính, trân trọng với người đã khuất; nói giảm để thể hiện lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ trong chiến đấu, khắc họa sự hi sinh, nhấn mạnh sự mất mát nơi chiến trường

- Nhận xét: Với giọng thơ trang trọng, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, tạc vào lòng người như bức tượng đài bất tử về người lính không thể nào quên.

III. Kết bài

Khẳng định, đánh giá về những câu thơ trên.

Nêu suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn thơ trên

Quảng cáo

5+ Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến (điểm cao)

Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến - mẫu 2

I. Mở bài

- Trình bày một số nét tiêu biểu về nhà thơ Quang Dũng và đặc trưng thơ ca của ông (vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn).

- Nêu một số nét khái quát về bài thơ Tây Tiến: hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

- Dẫn dắt giới thiệu nội dung của khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hy sinh mất mát.

Quảng cáo

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986).

2. Phân tích khổ 3 bài thơ

Sau nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, cũng như vẻ đẹp thiên nhiên con người vùng Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến:

- Người lính Tây Tiến với những khó khăn, gian khổ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”: hóa chất bom đạn của kẻ thù đã làm cho mái tóc người lính không còn đẹp nữa, nhưng cũng có thể là người lính chủ động cắt tóc để thuận tiện cho sinh hoạt.

“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”: màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của lá cây, nhưng đó cũng được hiểu là khuôn mặt xanh xao của người lính khi bị sốt rét rừng.

=> Sự khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến tranh. - Mạnh mẽ là thế, nhưng cũng có đôi lúc người lính cũng đầy thơ mộng

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. nhớ đến những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch.

- Sự mất mát hy sinh của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: đó không phải là một cái chết mà rất nhiều cái chết.

“Áo bào thay chiếu anh về đất”: hình ảnh “áo bào” chính là chiếc áo lính các anh đang mặc, “về đất” cách nói giảm nói tránh gợi sự hy sinh của người lính.

Hình ảnh cuối cùng “sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự thành kính đưa tiễn các anh.

3. Nghệ thuật

- Bút pháp tượng trưng, ước lệ.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, ẩn dụ…

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận chung về khổ 3 của bài thơ Tây Tiến.

Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến - mẫu 3

I. Mở bài

- Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng, phong cách sáng tác thơ ca của ông.

- Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến - một trong những tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng.

- Dẫn dắt, khái quát nội dung chính của khổ thơ thứ 3.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” (1986)

2. Phân tích khổ thơ thứ 3

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc


Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.

- Người lính sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”.

- Mạnh mẽ nhưng cũng đầy mộng mơ: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

- Sự hy sinh của người lính Tây Tiến:

Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.

Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.

Họ coi cái chết tựa lông hồng. sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: “anh về đất”.

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.

Hàng loạt từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành…” gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về khổ thơ thứ 3, cũng như giá trị của bài thơ Tây Tiến.

Lập dàn ý phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến - mẫu 4

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt đoạn 3 Tây Tiến.

II. Thân bài

Hai câu thơ đầu: hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt và mang đậm tính chất bi tráng của người lính.

- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ là phối với bộ đội Lào chặn đánh tiêu hao sinh lực địch với các đợt tiến công biên giới Việt - Lào.

- Quang Dũng đã miêu tả hình ảnh người lính thời chống Pháp khi phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.

- Liên hệ:

+ Đồng chí (Chính Hữu) : “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”

+ Thơ Tố Hữu: “Giọt mồ hôi rơi rơi/ Trên má anh vàng nghệ/Anh vệ quốc quân ơi/ Sao mà yêu anh thế!”

- Cách nói đầy khẩu khí ngang tàng về ngoại hình của những người lính Tây Tiến:

+ Đoàn bình: dũng mãnh -> thể hiện ý chí xung trận

+ Không mọc tóc: sự kì dị khác thường, đây là cách nói chủ động.

+ Quân xanh màu lá: tư thế xuất quỷ nhập thần do sự ngụy trang của đoàn binh.

+ Dữ oai hùm: mạnh mẽ như mãnh hổ ở chốn rừng thiêng.

=> Hình ảnh oai phong lẫm liệt của người lính, mặc dù ốm nhưng không yếu.

Câu 3, câu 4: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

- Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: Những chàng trai tuổi 18, họ là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi Tổ quốc mà gác bút cầm súng lên đường ra trận.

- "Mắt trừng": Đôi mắt theo dõi kẻ thù và tràn đầy sự căm hận.

- "Mộng biên giới": Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng và mơ ước được quay trở về với gia đình, với giảng đường…

- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ người thương...

=> Hình ảnh những người lính Tây Tiến trẻ trung, hòa hợp giữa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn.

Câu 5, 6: Lý tưởng của người lính:

- "Mồ viễn xứ", "biên cương": Từ Hán Việt => không khí trang trọng, cổ kính, vĩnh hằng, sự chết chóc hiện lên một cách bi thương nhưng không hề bi lụy. => Giảm sự đau thương và những nấm mồ trở thành những nấm mồ ở cõi vĩnh hằng.

- "chẳng tiếc đời xanh": tư thế lên đường "anh về đất" oai phong, ngang tàng, bất cần, cao cả và tự nguyện. Sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

- Liên hệ:

Thơ Thanh Thảo: Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Những tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Hai câu thơ cuối: Sự hi sinh của người lính

- "Áo bào thay chiếu" : yếu tố tạo nên sự khốc liệt của chiến tranh => áo bào thay chiếu: sang trọng hóa cái chết của người lính.

- “Về đất”: gần gũi, yêu thương, chết là trở về nơi ta được sinh ra, là đất mẹ đưa vòng tay đón các anh trở về.

- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: sông Mã như cất lên khúc ca tiễn biệt các anh đi vào cõi vĩnh hằng.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên