5+ Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu (điểm cao)

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu (điểm cao)

Quảng cáo

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu - mẫu 1

Trước hết sáu câu thơ đầu là tâm trạng cô đơn, bất hạnh, đáng thương và tội nghiệp của Kiều trước thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích. Ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về việc Kiều đang bị giam lỏng. Vậy là tuổi thanh xuân của nàng Kiều bị giam hãm, khóa kín trong cấm cung và không được giao tiếp với bên ngoài. Vì thế, lầu Ngưng Bích như là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng. Những câu thơ tiếp theo, tái hiện quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn, mênh mông được nhìn dưới con mắt đầy tâm trạng của Kiều:

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Quảng cáo

Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng. Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Sau này trong bài thơ "Tràng Giang", Huy Cận cũng từng có câu thơ:

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Quảng cáo

Vì thế, ẩn sau ánh mắt nhìn "xa trông" như đang trông mong, ngóng chờ ấy là niềm mong mỏi, khát khao, đợi chờ một tương lai hạnh phúc phía trước nhưng trước không gian trống trải, hoang vắng ấy thì chắc chắn chỉ làm cho Kiều trở nên thất vọng, cô đơn hơn mà thôi.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tính từ “bẽ bàng” gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. Có lẽ, nàng cảm thấy xấu hổ là vì bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, còn nàng cảm thấy tủi thẹn là vì cảm thấy không còn xứng đáng với tình cảm mà Kim Trọng mong chờ. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nên vòng tuần hoàn thời gian khép kín và ẩn sau đó là sự cô đơn, đơn điệu, nhàm chán khi mà ở đó Kiều chỉ có một thân một mình đối diện với chính mình, sớm thì làm bạn với mây, tối thì lại chỉ biết trò chuyện với bóng đèn. Vì thế tâm trạng của Kiều mới chia đôi thành hai ngả: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào khỏa lấp đi tâm trạng “bẽ bàng” của nàng.

Quảng cáo

Tóm lại bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với những từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, Nguyễn Du đã phác họa được khung cảnh lầu Ngưng Bích rất rộng lớn, mênh mông và tuyệt nhiên không có sự sống của con người. Đồng thời qua đó, tác giả còn cho thấy được tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng của Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích.

Dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu

1. Mở bài

Khái quát về sáu câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều.

2. Thân bài

Cảnh lầu Ngưng Bích:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.

Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.

⇒ Không gian, vũ trụ bao la.

Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.

Tâm trạng của Thúy Kiều trước không gian bát ngát, mênh mông.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Từ láy “bẽ bàng”: sự hổ thẹn, sự tự vấn, nỗi chán nản hòa với buồn tủi đang tràn ngập trong tâm trạng Kiều.

3. Kết bài

Sáu câu thơ đầu khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn, vô vọng của Thúy Kiều.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu - mẫu 2

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.

Sáu câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian và thời gian:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng"

Khung cảnh thiên nhiên được nhìn dưới con mắt của Thúy Kiều. Lầu Ngưng Bích, nơi giam lỏng nàng chính là nơi khóa tuổi xuân của Kiều lại. Hai chữ "khóa xuân" mà Nguyễn Du dành cho Kiều sao mà đớn đau, buồn bã đến thế! Một mình nơi lầu Ngưng Bích bao la, rộng lớn, Kiều chỉ có đám mây cùng với ngọn đèn bầu bạn. Nghệ thuật đối lập: "non xa" - "trăng gần" gợi một không gian rợn ngợp, không một bóng người, chỉ có mình Kiều với nỗi cô đơn, trống trải. Những cồn cát vàng gối đầu lên nhau, những bụi hồng ở xa kia dù biết Kiều đang chơi vơi, trơ trọi nhưng cũng không thể nào đến gần, bầu bạn với nàng được. Trước khung cảnh đượm buồn của buổi chiều tà, Kiều cảm thấy lòng mình như chia đôi, diễn tả nỗi chua xót, đau đớn của Kiều trong một vòng tuần hoàn khép kín của "mây sớm đèn khuya". Ngày nào cũng như vậy, vẫn những cảnh vật đó không hề thay đổi, chỉ có lòng người ngày càng buồn hơn.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu - mẫu 3

Hai câu đầu, nàng đang bị giam lỏng trong một lầu cao trơ trọi giữa trời đất, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với "non xa" (núi xa) và "trăng gần" (lầu cao nên trăng gần). Đứng trong lầu cao nhìn ra xung quanh, Kiều chỉ thấy "cát vàng cồn nọ" (những cồn cát nhấp nhô, bát ngát), "bụi hồng dặm kia" (bụi hồng chỉ bụi sắc đỏ, do gió thổi bốc lên) cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn niềm cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều. Đây là một trong những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

Về thời gian, Kiều chỉ biết sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức - ngủ một mình, thui thủi triền miên, ngao ngán và vô vọng (bẽ bàng). Nàng không chỉ buồn về cảnh mà còn buồn về tình, hai nỗi buồn ấy chia xé tâm can nàng, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối. Nàng trơ trọi giữa không gian và thời gian mênh mông hoang vắng, không một bóng người, không có sự giao lưu giữa người với người.

Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mênh mang dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều "Nửa tình nửa cảnh", dường như cũng không còn phân biệt nữa. Tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều ở các câu thơ sau, nhất là ở tám câu cuối mới là chứng minh hùng hồn nhất và sáu câu đầu là tiền đề để có nguyên cớ nói lên Thúy Kiều là nhân hậu, hiếu thảo, thủy chung.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu - mẫu 4

Truyện Kiều một viên ngọc long lanh trong kho tàng văn học dân tộc, cùng với một số tác phẩm khác của Nguyễn Du, có giá trị hiện thực sâu sắc và chứa chan tinh thần nhân đạo cao quý, đã “nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau khổ”.

Thật vậy, Nguyễn Du, nhà thơ của thời đại, đã nói lên những đau khổ lầm than của những người bị chế độ đương thời đày đọa. Cái thế giới làm cho ông thương cảm, xót xa là thế giới của tất cả những con người bị giày xéo, đày đọa về thể xác cũng như về tinh thần. “Tính hiện thực vô cùng sinh động và sức tố cáo cực kỳ sắc bén của tác phẩm Nguyễn Du là hai ngọn lửa sáng chói của một cái lò đỏ rực, đó là trái tim đầy tình thương xót của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của những con người bất hạnh dưới chế độ xã hội bất công, đó là tâm hồn cao cả của Nguyễn Du chan chứa một tình nhân đạo mà cảnh chiều tà của một chế độ trên bước đường diệt vong đã nhân lên ở ông mấy mươi năm, trong đó chính bản thân ông cũng đã chia sẻ với thế hệ của ông những nỗi cay đắng, tủi nhục” (Nguyễn Khánh Toàn). Truyện Kiều ca ngợi và đề cao tình yêu chung thủy, tình cảm kính yêu của con đối với cha mẹ, và nhất là đề cao ước mơ sống tự do trong xã hội đen tối bất công. Tinh thần nhân đạo bao la trong Truyện Kiều là kết tinh truyền thống nhân đạo của dân tộc ta hằng bao thế kỷ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.

(Tố Hữu)

Trong vô số nạn nhân của cuộc đời cũ, Nguyễn Du đặc biệt trân trọng và xót thương những người phụ nữ có tài có sắc. Với Nguyễn Du, họ là hình ảnh tập trung về số kiếp bi đát của con người trong một cuộc đời bế tắc. Tiêu biểu là hình ảnh Thúy Kiều. Thúy Kiều là một con người tài sắc tuyệt vời, vẻ mặn mà nồng thắm, tài đánh đàn của Kiều cũng thể hiện cái tính của Kiều. Cái thế giới làm cho ông thương cảm, xót xa là thế giới của tất cả những con người bị giày xéo, đày đọa về thể xác cũng như về tinh thần. “Tính hiện thực vô cùng sinh động và sức tố cáo cực kỳ sắc bén của tác phẩm Nguyễn Du là hai ngọn lửa sáng chói của một cái lò đỏ rực, đó là trái tim đầy tình thương xót của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của những con người bất hạnh dưới chế độ xã hội bất công, đó là tâm hồn cao cả của Nguyễn Du chan chứa một tình nhân đạo mà cảnh chiều tà của một chế độ trên bước đường diệt vong đã nhân lên ở ông mấy mươi năm, trong đó chính bản thân ông cũng đã chia sẻ với thế hệ của ông những nỗi cay đắng, tủi nhục” (Nguyễn Khánh Toàn). Tình yêu của Kiều với Kim Trọng là một thứ tình yêu đắm say, mãnh liệt:

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.

Yêu nhau, nàng chủ động xây dựng hạnh phúc với người yêu. Gót chân Kiều đã thoăn thoắt, đã xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang nhà Kim Trọng. Thúy Kiều và Kim Trọng xứng đôi vừa lứa, gặp nhau và yêu nhau, tình yêu đó nồng nàn, chân thật, chính đáng. Nguyễn Du đã vượt ra ngoài thời đại của ông khi ca ngợi mối tình đầy thơ mộng của Kim và Kiều. Tính hiện thực vô cùng sinh động và sức tố cáo cực kỳ sắc bén của tác phẩm Nguyễn Du là hai ngọn lửa sáng chói của một cái lò đỏ rực, đó là trái tim đầy tình thương xót của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của những con người bất hạnh dưới chế độ xã hội bất công, đó là tâm hồn cao cả của Nguyễn Du chan chứa một tình nhân đạo mà cảnh chiều tà của một chế độ trên bước đường diệt vong đã nhân lên ở ông mấy mươi năm, trong đó chính bản thân ông cũng đã chia sẻ với thế hệ của ông những nỗi cay đắng, tủi nhục” (Nguyễn Khánh Toàn). Nhiều lần, lời thơ Nguyễn Du nhói lên trong đau xót. Vì xã hội phong kiến phá hoại hạnh phúc, mối tình chung tình phải nửa đường đứt gánh, thân nàng bị hoa trôi bèo dạt, nhưng ngọn lửa chung tình vẫn luôn rực cháy, tình yêu vẫn chân thành và trong sạch. Nguyễn Du đã phát biểu quan niệm về tự do luyến ái, về chữ trinh, đối lập với quan niệm phong kiến thời đại ông. Vì phải bán mình chuộc cha, phải xa ha Kim Trọng, Kiều vô cùng đau khổ, tự cho mình lỗi thề và phụ bạc với Kim Trọng. Nhưng vì mối tình đó vô cùng đẹp đẽ nên sau này trên bước đường hoa trôi bèo nổi, những kỉ niệm êm ái, say sưa luôn luôn hiện ra trước mắt Kiều.

Với Nguyễn Du, tình gắn bó chặt chẽ với nghĩa nên nhà thơ đã cho Kiều dặn em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa với Kim Trọng:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Đáp lại mối tình của Kiều, Kim Trọng đã vượt ra ngoài triết lý của thời đại về hai chữ “công danh”, quyết tìm lại Kiều để đền bù tình xưa nghĩa cũ:

Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử họa là thấy nhau.

Và phát biểu quan niệm mới về luyến ái, về chữ trinh:

Xưa nay trong đạo đàn bà,

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

Có khi biến, có khi thường,

Có quyền nào phải một đường chấp kinh.

Tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong Truyện Kiều cũng thật thống thiết và cảm động. Kiều đã dịu dàng khuyên cha:

Thà rằng liều một thân con

Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.

Tuy phải hy sinh hạnh phúc, bán mình chuộc cha, Kiều chẳng hề oán trách. Trong cảnh tử biệt sinh li, nghe tiếng chim kêu vượn hót, trông cánh buồm thấp thoáng ngoài khơi, nhìn ra non nước một màu, Kiều thường đau lòng tưởng nhớ tới cha mẹ. Đổi lại, Vương Ông vô cùng thương xót Kiều vì ông mà Kiều đã lỗi ước với Kim Trọng mặc dầu mối tình ấy vượt quyền cha mẹ. Ông muốn vạch trời kêu oan và đập đầu định tự tử.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ kể về cuộc đời con gái họ Vương có tài, có sắc bị đày đọa bi thảm mà còn nói lên nỗi đau xót của mình trong trước số phận đầy khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cái thế giới làm cho ông thương cảm, xót xa là thế giới của tất cả những con người bị giày xéo, đày đọa về thể xác cũng như về tinh thần. “Tính hiện thực vô cùng sinh động và sức tố cáo cực kỳ sắc bén của tác phẩm Nguyễn Du là hai ngọn lửa sáng chói của một cái lò đỏ rực, đó là trái tim đầy tình thương xót của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của những con người bất hạnh dưới chế độ xã hội bất công, đó là tâm hồn cao cả của Nguyễn Du chan chứa một tình nhân đạo mà cảnh chiều tà của một chế độ trên bước đường diệt vong đã nhân lên ở ông mấy mươi năm, trong đó chính bản thân ông cũng đã chia sẻ với thế hệ của ông những nỗi cay đắng, tủi nhục” (Nguyễn Khánh Toàn). Nhiều lần, lời thơ Nguyễn Du nhói lên trong đau xót.

Tóm lại, vẽ nên tấm gương oan khổ, câu chuyện thê thảm của cuộc đời nàng Kiều, tiếng nói Nguyễn Du là tiếng kêu thương não nùng đau đớn trước vận mệnh của con người trong xã hội phong kiến. Tinh thần nhân đạo chứa chan là cội nguồn của tiếng kêu thương ấy.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên