5+ Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương (điểm cao)

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương (điểm cao)

Quảng cáo

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 1

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong những tác phẩm của ông, có lẽ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.

Vũ Nương là người con gái “tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với tính cách dung hòa của mình, “nàng luôn giữ gìn khuôn phép”, cuộc sống gia đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu. Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, “nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần”, câu nói “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.” của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình.

Quảng cáo

Tuy nhiên, người phụ nữ đức hạnh ấy lại phải chịu đựng một nỗi oan và dẫn đến cái chết thương tâm của nàng. Trong thời gian chồng đi tòng quân, nàng thường hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình trên tường và nói đó là cha Đản. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng vẫn cố gắng hỏi rõ sự tình và thanh minh với chàng: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.” Tuy nhiên, khi Trương Sinh một mực không tin, nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang mà chết. Chi tiết này đã nói lên nét đẹp con người Vũ Nương, nàng sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Hành động mà Vũ Nương nhờ Phan Lang về nói với Trương Sinh yêu cầu của nàng cũng một lần nữa nói nên tấm lòng chung thủy, một lòng son sắt của nàng. Khi hiểu ra sự tình, Trương Sinh đã vô cùng ân hận, đàn giải oan đã khiến cho Vũ Nương được trả lại sự trong sạch, yên lòng, nàng đã được đức Linh Phi cho hiện về, dẫu không thể trở lại cõi trần được nữa.

Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ.

Quảng cáo

Dàn ý Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương

1. Mở bài

- Giới thiệu vể Nguyễn Dữ: là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI. Sinh ra trong xã hội loạn lạc, phái chứng kiến cảnh xã hội bắt đẩu suy tàn, thối nát, đời sống nhân dân khổ cực ghi lại những trang văn đầy ắp giá trị hiện thực từ trái tim nhân đạo của mình.

- Giới thiệu tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu trong Truyển kì mạn lục, phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Thân bài

a. Giá trị nội dung trong Chuyện người con gái Nam Xương

*Giá trị hiện thực Chuyện người con gái Nam Xương

- Tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyển làm người của người phụ nữ, gây nhiểu đau khổ, oan trái cho họ.

- Chiến tranh loạn lạc làm cho gia đình tan nát, con người phải chịu nhiểu bất hạnh. Gia đình Trương Sinh không nằm ngoài điểu đó: Chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính, ở nhà mẹ già vì nhớ con ốm mà chết. Vũ Nương một mình lo toan gánh vác mọi công việc, chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, vò võ chờ chồng giữa đêm khuya thanh vắng... Vi chiến tranh xa cách nên sau này mới có nối oan tày trời cho Vũ Nương.

=> Tất cả mọi người trong xã hội đó đều là nạn nhân của cuộc chiến phi nghĩa.

Quảng cáo

- Tố cáo lễ giáo phong kiến, người đàn ông có nhiểu quyển hành đã đẩy người phụ nữ đến cái chết oan uổng mà Trương Sinh là người đại diện: Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương dặn dò ân cẩn đằm thắm nhưng chàng dửng dưng. Khi trở vể, nghe bé Đản nói, Trương Sinh nghi là vợ hư, không hề suy xét, cố tình làm to chuyện, mắng nhiếc vợ, đuổi đi, không hể động lòng trước những lời van xin tha thiết của Vũ Nương -> Vũ Nương đành gửi thân vào dòng nước để tẩy rửa nổi oan. Với hình ảnh này, Nguyễn Dữ còn tố cáo chế độ nam quyển độc đoán. Vũ Nương chưa một ngày sống hạnh phúc, nay lại phải ôm nỗi oan đến mức phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.

- Chi tiết Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện và giải oan cho Vũ Nương là chi tiết có giá trị hiện thực nhất. Nỗi oan được giải nhưng con người vĩnh viễn không còn nữa, "bình rơi, trâm gãy", hạnh phúc đã vỡ tan, nỗi đau không hàn gắn được, Trương Sinh mất vợ, bé Đản mất mẹ, Vũ Nương xa lia trần thế...

-> xã hội phong kiến đã dồn đẩy con người đến tận ngõ cụt của cuộc đời.

b. Giá trị nhân đạo Chuyện người con gái Nam Xương

- Là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam quan tâm đến số phận của người phụ nữ: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh, hiểu thâu những nỗi oan trái mà người phụ nữ phải gánh chịu. Nguyễn Dữ đã tìm đến với họ, đồng cảm trước nỗi đau và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Vi vậy mỗi hình ảnh câu chữ chính là Lấm lòng, tình thương của ông. Chuyện người con Nam Xương là một minh chứng cho trái tim giàu tình yêu thương của Nguyễn Dư.

- Trong truyện, ông đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. Là người phụ nữ thuỳ mị, nết na, đảm đang, tháo vát. Là người con hiếu nghĩa. Là người vợ thủy chung, khi chồng ở nhà: giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính: thương nhớ, không ham danh vọng tiển tài, chỉ mong "hai chữ bình yên" với thú vui "nghi gia, nghi thất"; nhớ chồng, chỉ bóng của mình trên vách để an ủi mình và con lúc vắng chồng; "ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hể bén gót”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, nàng đã lấy cái chết để chứng minh cho lấm lòng trong trắng, thủy chung. Trong lòng nàng không gì khác ngoài lòng yêu chồng, thương con.

- Tác giả còn xót thương, thông cảm với nỗi oan ức của người phụ nữ. Trong khi chế độ phong kiến coi thường quyển sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ, nguyện vọng của họ thì Nguyễn Dữ đã đề cập đến nỗi khổ ấy, xót thương cho nỗi oan ấy. Tác giả để cao khát vọng của họ, muốn họ được tôn trọng. Chi tiết cuối truyện, việc Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang lộng lẫy, sang trọng, lúc ẩn, lúc hiện sau đó mờ dần rồi biến mất, đã phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động về lẽ sống công bằng: người bị oan thì phải được minh oan, dù việc đó xảy muộn màng khi họ đã chết. Chi tiết còn khẳng định cái tốt, cái thiện được tôn vinh, cái đẹp được khẳng định.

c. Giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương.

- Xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lí. Cuộc đời của Vũ Nương xoay quanh cái bóng: nó là nỗi nhớ, là tình yêu, là hạnh phúc, nhưng nó cũng là nỗi bất hạnh, oan trái, là cái chết bi thảm... Cái bóng được tác giả xây dựng khi Trương Sinh trở về, không đưa ngay từ đầu -> làm cho câu chuyện hấp dẫn, hồi hộp, hợp với tâm trạng của Trương Sinh lúc bấy giờ để câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm của bi kịch.

- Cách gỡ nút câu chuyện cũng rất bất ngờ.

- Cách kể chuyện giàu kịch tính, kết hợp giữa hiện thực và mộng tưởng.

3. Kết bài

- Khẳng định tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyển kì man lục của Nguyễn Dữ, vừa mang giá ự hiện thực lại vừa chứa chan tinh than nhân đạo.

- Suy nghĩ của bản thân.

5+ Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương (điểm cao)

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 2

Một trong những áng văn được coi là "thiên cổ kì bút" vừa đặc sắc về nội dung vừa độc đáo về nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam phải kể đến Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của nhà văn Nguyễn Dữ. Khi đọc tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: Tuy có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng tác phẩm vẫn có giá trị tố cáo và chứa chan tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tổng hợp tất cả những câu chuyện kì lạ trong thế gian đương thời với nội dung phản ánh tình hình xã hội lúc bấy giờ với những rối ren, nhiễu nhương của chế độ quan quyền khiến cho đời sống nhân dân khổ cực, điêu đứng. Bằng cách sử dụng những cốt truyện có sẵn trong dân gian và sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tác những câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi nội dung mà còn thu hút bởi yếu tố hoang đường, kì ảo. Truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số câu chuyện nằm trong tập Truyền kì mạn lục, bởi vậy nó là áng văn cổ chứa những nét hoang đường, kì ảo đặc sắc.

Yếu tố hoang đường, kì ảo là những yếu tố không có thật, hư cấu và hoàn toàn do tác giả tưởng tượng nhằm giúp cho câu chuyện thêm thú vị, hấp dẫn, mang màu sắc mới lạ cho việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Trong phần sau của Chuyện người con gái Nam Xương, khi viết về cuộc sống của Vũ Nương ở thủy cung sau khi quyên sinh dưới dòng Hoàng Giang và sự trở lại dương gian của nàng, tác giả Nguyễn Dữ đã hoàn toàn sáng tạo ra những chi tiết kì ảo nhằm tạo nên giá trị thẩm mĩ đầy mới mẻ cho truyện kể.

Những chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa, khi bị chết đuối, được cứu, được Linh Phi đãi yến tiệc, tại thủy cung chàng gặp được Vũ Nương, được nghe câu chuyện đầy oan khuất của nàng; nàng được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương gian và hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan; đặc biệt cảnh Vũ Nương trở về dương thế: "Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện" đều là những yếu tố kì ảo, tưởng tượng mang màu sắc cổ tích vô cùng đặc sắc. Nếu như kết thúc câu chuyện chỉ dừng lại ở việc Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông, Trương Sinh hối hận đã quá muộn, thì truyện sẽ không còn hấp dẫn.

Việc sáng tạo thêm yếu tố cổ tích không chỉ thể hiện tài năng, trí tưởng tượng phong phú của tác giả mà còn mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Lời nói của Vũ Nương khi tạ từ chồng: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" và khung cảnh sau khi nàng đi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất" đã cho thấy Nguyễn Dữ vô cùng trân trọng tài sắc, vẻ đẹp phẩm hạnh của người phụ nữ này. Vũ Nương khi sống có phẩm chất tốt đẹp và khi mất đi, lúc trở về cũng hiện diện vô cùng đẹp đẽ, điều này chứng tỏ tấm lòng của nàng luôn trinh bạch, trong sạch và dù có ở thế giới nào đi chăng nữa, nàng vẫn giữ được những giá trị cao đẹp nhất của mình. Nhưng tác giả cũng thể hiện nỗi đau xót, niềm thương cảm sâu sắc đối với nhân vật khi những yếu tố kì ảo mang lại màu sắc mới mẻ, cổ tích cho màn trở về của Vũ Nương chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi và hiện thực vẫn mãi là hiện thực, giờ đây âm dương đã cách biệt, hạnh phúc mà bấy lâu nay nàng trân trọng giữ gìn và khao khát cũng theo làn sương khói đó bay đi.

Trong lời nói của Vũ Nương, nàng không trở về là do cảm tạ tấm lòng của Linh Phi nhưng thực chất, lí do quan trọng nhất là xã hội đó đâu có xứng đáng để nàng quay lại, xã hội cường quyền đầy những hủ tục phong kiến đã khiến cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như Vũ Nương phải chịu nỗi bất hạnh, ai oán. Nàng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế nhưng không được, đành phải gửi bóng mình chốn thủy cung. Nỗi oan của nàng chỉ theo sương khói bay đi trong sự tưởng tượng, chứ nỗi oan trái của người phụ nữ ở xã hội hiện thực với những hủ tục không thể nào giải hết được, cho dù người chồng có lập đàn giải oan, có hối hận nhưng đã quá muộn màng. Lời từ biệt của Vũ Nương hay cũng chính là lời tố cáo đầy đanh thép của tác giả trước chế độ nam quyền đầy bất công, vô lí của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 3

Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.

“Chuyện người con gái Nam Xương” nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”, một trong những câu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian được ghi chép lại. Lạ nhưng câu chuyện ấy không viển vông đến xa rời thực tế, mà nó như một tấm gương soi chiếu xã hội bấy giờ, là khúc ca cho tấm lòng nhân đạo của tác giả Nguyễn Dữ. Bởi những giá trị ấy mà đã hàng ngàn năm trôi qua, vẫn còn một tác phẩm đồng hành với chúng ta ngày hôm nay.

Truyện kể về người con gái vùng Nam Xương, tính đã dịu hiền nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng được gả cho Trương Sinh, một chàng trai giàu có nhưng ít học, tính tình lại cục cằn hay ghen. Và chiến tranh nổ ra, Trương Sinh bị bắt đi lính, để mẹ già vợ trẻ ở nhà ngày đêm mong nhớ. Trương Sinh đi để lại cho Vũ Nương một người con trai, vì thương nhớ chồng nên nàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha.

Ba năm sau, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh vợ, khiến nàng nhảy xuống sông mà tự vẫn. Một thời gian sau, Trương Sinh phát hiện ra sự thật, muốn vợ quay trở về nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cả câu chuyện như một vở kịch đau thương về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tủi nhục, đau khổ đến nhường nào!

“Chuyện người con gái Nam Xương” còn tồn tại đến ngày hôm nay có lẽ là nhờ vào giá trị hiện thực sâu sắc của nó. Đó là bức tranh về hiện thực xã hội phong kiến chứa đầy những uất ức bất công, đặc biệt là với người phụ nữ. Vũ Nương dù mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng không được lựa chọn hạnh phúc cho cuộc đời mình.

Nàng vì trăm lạng bạc của mẹ Trương Sinh mà về làm dâu làm vợ của người, không ai biết nàng có hạnh phúc hay không. Rồi khi bị chồng nghi oan, nàng cũng không có quyền nói lên nỗi lòng của mình. Dù bị đánh đập, bị đuổi đi mà không được nói một lời giải thích. Chính chế độ nam quyền khi ấy là nguyên nhân dẫn đến cuộc đời bi kịch của Vũ Nương.

Trong tác phẩm, ta còn nhận ra một hiện thực tàn khốc hơn nữa, chính là chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Cuộc chiến ấy khiến mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Dù cho một người giàu có như Trương Sinh, cũng không tránh khỏi vòng vây đao kiếm. Tất cả đều là để phục vụ cho nhu cầu của những thế lực phong kiến tranh giành quyền lực mà đổ lên đầu con đỏ dân đen.

Nếu như không có chiến tranh phong kiến, cũng không có ba năm xa cách đằng đẵng giữa Vũ Nương và chồng, cũng không có sự hiểu lầm đáng tiếc ấy. Vũ Nương phải chết, cũng một phần vì chiến tranh mà ra. Có thể nói, tác phẩm đã phản ánh chân thực được những hiện thực còn nhức nhối trong xã hội bấy giờ, để sau này người đời còn nhìn vào và hiểu rằng, đã có một thời lầm than như thế.

Nhưng một tác phẩm văn học sẽ không thể sống nếu nó chỉ là sự sao chép lại hiện thực một cách giản đơn. Trong hiện thực, ta còn phải thấy được cả tấm lòng của tác giả gửi gắm, hay chính là tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm của mình. Tiếng nói nhân đạo ấy trước hết thể hiện ở sự ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Vũ Nương được miêu tả là một cô gái, đã có tư dung tốt đẹp lại dịu hiền nết na. Nguyễn Dữ nhìn ra được những phẩm chất cao quý nhất trong tâm hồn người con gái ấy. Chính vẻ ngoài xinh đẹp và tính tình của nàng đã chiếm được trái tim chàng Trương Sinh, để chàng phải bắt mẹ hỏi cưới cho bằng được. Kể từ đó, Vũ Nương nổi bật lên là một người con hiếu thảo. Chồng đi lính, nàng hết lòng phụng sự, chăm lo cho mẹ chồng.

Khi bà ốm, nàng tất tả lo toan thuốc thang, khi bà mất, nàng lo toan ma chay cho thật chu đáo. Dẫu chỉ là mẹ chồng, nàng vẫn toàn tâm chăm sóc như bố mẹ. Đó là một tấm lòng thơm thảo, luôn dành sự biết ơn cho đấng sinh thành. Phẩm chất ấy thật đáng quý biết nhường nào.Khi đã làm mẹ, Vũ Nương lại hết lòng yêu thương và chăm sóc con.

Thương con lớn lên trong cảnh thiếu cha, ngày ngày nàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha nó. Ta có thể thấy một khao khát gia đình trọn vẹn để con được đủ đầy yêu thương. Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương, có chăng cũng là từ tình yêu thương con ấy mà ra.

Nét nổi bật nhất trong vẻ đẹp của Vũ Nương có lẽ chính là tấm lòng chung thuỷ một lòng với chồng. Khi chồng ở nhà, nàng khôn khéo đảm đang không để chồng phật ý, khi chồng ra trận, nàng lại một lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ. Nàng sống trong nỗi nhớ chồng, khao khát được gặp lại người chồng của mình. Nàng luôn giữ được hai chữ “tiết hạnh” để không có lỗi với chồng.

Chiếc bóng xuất hiện mỗi đêm có lẽ là minh chứng rõ nhất cho sự thủy chung của Vũ Nương. Và đặc biệt, khi chết đi, nàng quay trở lại gặp chồng lần nữa, một mặt là khẳng định tấm lòng chung thủy, một mặt vẫn còn lưu luyến tình xưa nghĩa cũ. Tấm lòng chung thủy của Vũ Nương, không ai có thể phủ nhận. Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu nhất cho người phụ nữ Việt Nam, dù chịu bất công nhưng một lòng chung thủy.

Tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ, ta còn gặp ở sự đồng cảm với khát vọng hạnh phúc của con người. Cuộc đời Vũ Nương luôn là những chuỗi ngày bị ép buộc, chờ đợi. Nàng luôn khát khao về một mái ấm gia đình có đủ đầy tình yêu thương nhưng không thành hiện thực. Nguyễn Dữ để nàng sống hạnh phúc ở một thế giới khác, không còn khổ đau hờn ghen, chính là để hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc của con người.

“Chuyện người con gái Nam Xương”, với những giá trị hiện thực và nhân đạo của mình, đã thực sự chạm được đến phần sâu kín nhất của trái tim con người. Đó là nỗi lòng của chính Nguyễn Dữ, là cặp mắt nhìn đời tinh anh sắc sảo và tấm lòng nồng ấm yêu thương. Tác phẩm đã cho ta thấy được cái tâm và cái tài của một nghệ sĩ lớn, đó mới là nghệ thuật chân chính mà muôn đời con người theo đuổi.

Thời gian vẫn sẽ tuần hoàn theo quy luật của nó, nhưng ta sẽ vẫn còn nhớ về tác phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu thương!

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 4

Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một.

Truyện kể lại Vũ Thị Thiết vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh, một người kém học, đất nước gặp cảnh đao binh nên Trương Sinh phải ra trận. Một tuần sau, Vũ Nương sinh con đầu lòng. Một mình chị chăm lo mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con và lo công việc đồng áng. Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ. Vũ Nương không minh oan được nên đành trẫm mình xuống sông. Nàng được hoàng hậu ở động Rùa giúp đỡ. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu ở động Rùa. Phan Lang về kể lại cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh hối cải lập đàn cầu xin theo lời của nàng. Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về sống ở động Rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.

Cũng như truyện cổ, những kho truyện của Trung Hoa có ảnh hưởng nhiều đến nhà Nho đương thời (thế kỉ XVI). “Thiếu phụ Nam Xương” cũng có hai tuyến nhân vật, có những hoàn cảnh điển hình, có người giàu kẻ nghèo ở trong xã hội đang thời loạn lạc, nhiễu nhương. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào thì người tốt vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, mà Vũ Thị Thiết là nhân vật tiêu biểu. Vũ Nương nhà nghèo nhưng “tư dung tốt đẹp”, “thuỳ mị, nết na”. Thời phong kiến, con gái “tại gia tòng phụ” để có “công, dung, ngôn, hạnh’’, Vũ Nương được như thế chứng tỏ nàng có sắc đẹp (dung) trời cho nhưng “thuỳ mị, nết na” thì ắt là do sự giáo dục của gia đình.

Nàng nghèo nhưng không mất nề nếp gia phong. Trái lại “Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học”. Một loạt các nhân vật tốt xuất thân từ những hoàn cảnh sống khác nhau như mẹ chồng, người láng giềng Phan Lang, hoàng hậu động Rùa Linh Phi ... đủ chứng tỏ giàu nghèo tuy có ảnh hưởng đến hình thức sống nhưng khó thay đổi được bản chất của họ.

“Nam Xương tử nữ truyện” không chỉ giới thiệu những nhân vật tốt, xấu ấy mà còn thông qua họ Nguyễn Dữ muốn đề cao sự chung thuỷ và lòng bao dung luôn được nhân vật này thể hiện trong từng lời nói đến từng sự việc. Vâng lời cha mẹ chịu lấy Trương Sinh làm chồng, nàng đã trước sau như một làm người con hiếu thảo. Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột. Vũ Nương còn hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng một mình đã lo toan đỡ đần mẹ chồng lúc ốm đau, rồi mẹ chồng chết lại lo chôn cất. Người phụ nữ có con mọn như nàng mà vẫn chu toàn những công việc nặng nhọc ấy thay chồng mà không tiếng kêu than thì quả thật là hiếm có. Mẹ chết, một mình ở vậy nuôi con chờ ngày chồng trở về thì bảo nàng không chung thuỷ sao cho được?! Chồng với vợ như bóng với hình, nàng đã mượn chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con nhỏ dại luôn nghĩ rằng mình cũng là đứa trẻ có cha. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã bao lần hỏi rõ dù bị dằn vặt, chửi mắng, đánh đập. Nàng đã từng tâm sự với chồng: “Thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu ... Đâu có hư thân như lời chàng nói. Khi nhận thấy không thể nào xóa tan được mối nghi ngờ nhục nhã, hạ thấp phẩm giá một cách oan khuất, nàng đã quyết định tự trẫm mình, mượn dòng nước trong để rửa sạch những oan khiên. Xét cho cùng, kiên quyết bảo toàn danh dự của con người cũng là lòng chung thuỷ sắt son! Lại nữa khi gặp được Phan Lang, người hàng xóm tốt bụng ở động Rùa, Vũ Nương vẫn không quên chồng khi nàng tâm sự cùng Phan Lang và nhờ Phan Lang về nói lại với Trương Sinh yêu cầu của nàng, điều đó vừa thể hiện sự chung thuỷ, vừa tỏ ra bao dung đối với Trương Sinh.

Cả đến Phan Lang, hoàng hậu Linh Phi cũng đều là những người có lòng bao dung, chung thuỷ. Chỉ riêng có Trương Sinh là có lòng ích kỷ, hẹp hòi, tối dạ vì thuở nhỏ không lo chuyện sách đèn. Chỉ cần nghĩ đến công lao của vợ lúc chàng đang ở ngoài mặt trận, chỉ cần sống gần gũi với láng giềng, chỉ cần có lòng tin vào lòng chung thuỷ của vợ thì nghi vấn xuất phát từ lời nói của con nít “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng…” đã được giãi bày để rồi vợ chồng lại sống trong cảnh đầm ấm, thương yêu.

Một nội dung khác thật rõ ràng trong chuyện là ân oán phân minh. Vũ Nương là người phụ nữ, có lẽ mang đặc tính ấy trong cuộc sống. Vì lẽ đó, khi nàng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi chồng biểu lộ ấy thì nàng tự biểu lộ. Cái chết của nàng hàm chứa ý nghĩa ấy, làm cho Trương Sinh phải nhận ra ân tình nàng đã mang đến cho chàng và nỗi oan khiên mà nàng phải chịu. Trường hợp giữa hoàng hậu Linh Phi và Phan Lang cũng vậy. Hoàng hậu đã được Phan Lang cứu nên khi Phan Lang gặp nạn khi lên thuyền ra biển tránh sự truy đuổi của quân giặc thì đã được Linh Phi hết lòng cứu chữa, lại thếp tiệc đãi, tặng thêm ngọc ngà ... trước khi tiễn chân chàng trở về làng quê.

Như thế, ngay truyện ngắn thuộc văn viết, dù là chữ Hán trong buổi sơ khai cũng đang mang hoàn cảnh điển hình, con người điển hình của đời thường vào tác phẩm; cũng có đầy đủ người giàu, kẻ nghèo, hỉ - nộ - ái - ố với kết thúc có hậu ở nội dung là ở hiền gặp lành.

Truyện có rất nhiều chi tiết nhưng được liên kết bởi quan hệ nhân quả nên có kết cấu khá chặt chẽ. Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã khéo léo giới thiệu Vũ Thị Thiết và Trương Sinh, hai nhân vật chính có hoàn cảnh, tính cách trái ngược nhau để làm cơ sở cho việc khai thác nhân vật sau này. Tính tình, hoàn cảnh sống trái ngược nhau nhưng lại nên vợ nên chồng chỉ vì vâng lời cha mẹ. Quan hệ nhân quả thể hiện từ đầu. Từ đó, quan hệ nhân quả của hai nhân vật diễn ra một cách tự nhiên, hợp lý. Vì nước có loạn binh đao nên chàng mới ra trận. Vì chàng vào nơi gió cát nên nàng phải nặng gánh giang san nhà chồng. Vì con thơ nói đến cha nên mẹ đã mượn cái bóng của mình thay thế; cho con đỡ hổ thẹn với bạn bè. Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ ... Chuỗi nguyên nhân và kết quả đầy kịch tính ấy đã dần đến đỉnh điểm là Vũ Nương quyết định trầm mình. Nếu chuyện kết thúc ở đây thì quả là bi đát, không có hậu. Có lẽ vì thế mà những chi tiết thần kỳ được thêm vào. Ấy là Phan Lang nằm mơ thấy con rùa xanh kêu cứu. Rồi Phan Lang nhớ lại và thả rùa để rồi sau đó là được rùa cứu mạng trả ân và gặp Vũ Nương ở động Rùa. Những chi tiết thần kỳ ấy ở vào thời buổi mà vua quan, thần dân đều tin vào sự hiện hữu của Trời, Thần, Quỷ, Ma... giống như trong những truyện cổ thì cũng là điều không mấy ngạc nhiên. Có những chi tiết đó, Vũ Nương mới gặp được chồng để giải mối oan khiên, nhục nhã nhất của đời làm vợ. Và dù ra đời sau “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ba thế kỷ, “Nam Xương tử nữ truyện” vẫn còn những câu văn biền ngẫu cổ xưa.

Dù có những hạn chế ấy nhưng truyện Người con gái Nam Xương không những có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà cũng có giá trị nghệ thuật xây dựng truyện.

Cho tới nay, “Người con gái Nam Xương” vẫn còn lôi cuốn người đọc. Giữa xã hội nam nữ bình quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ trong văn học xưa và nay. Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt.

Viết một bài văn phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 5

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra và nói lời đa tạ chàng, rồi biến mất.

Có thể nói Vũ Nương là một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề mơ tưởng “đeo ấn phong hầu”, chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về “được hai chữ bình yên”. Nhưng người phụ nữ ấy lại không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về cũng là lúc con thơ vừa học nói. Tưởng rằng ngày đoạn tụ cũng là ngày hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng câu chuyện “cái bóng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh hiểu lầm và cho rằng “vợ hư”. Mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có ý gỡ ra được”. Vốn đa nghi lại hay phòng ngừa vợ. Giấu biệt lời con nói. Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi”. Cho dù Vũ Nương kết mực giải thích cũng không được. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng…

Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, nhà văn muốn gửi gắm những giá trị nhân văn cao cả. Truyện là lời khẳng định sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên