Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 29 - 30 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (Phần 3)



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 29 - 30 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (Phần 3)

Câu 25: Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì

Quảng cáo

A. Cách li địa lý giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giũa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.

B. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.

Đáp án: A

Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.

Câu 26: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.

Quảng cáo

C. Loài mới được hình thành có thể từ những cá thể cùng loài.

D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Đáp án: B

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.

Câu 27: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:

A. Cách li địa lí.     B. Lai xa và đa bội hóa.

C. Cách li tập tính.     D. Cách li sinh thái.

Đáp án: B

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế: Lai xa và đa bội hóa. (đối với thực vật)

Câu 28: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(2) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.

(3) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành loài mới.

(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bộ hóa thường gặp ở động vật.

(5) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

(6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.

A. (l), (5)     B. (2), (4)

C. (3), (4)     D. (3), (6)

Đáp án: A

Phát biểu đúng là (1)(5)

Các hình thức cách ly không tạo ra kiểu gen mới, cách ly địa lý không thể dẫn đến hình thành loài mới mà chỉ có cách ly sinh sản mới hình thành loài mới.

Ý (4) sai vì lai xa và đa bội hóa chủ yếu ở thực vật

Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1.     B. 2.     C. 4.     D. 3.

Đáp án: C

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, các phát biểu đúng:

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.

Quảng cáo

C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.

D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.

Đáp án: D

A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc. → sai, hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ gần nhau về nguồn gốc

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau → sai, hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong cùng khu phân bố.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh. → sai, hình thành loài bằng con đường địa lý THƯỜNG gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh, có gặp ở loài ít phát tán.

D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật. → đúng

Câu 31: Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

III. Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: D

I. sai. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II. sai. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến dự hình thành loài mới.

III. đúng. Loài mới không những mang một mà mang nhiều đột biến.

IV. đúng. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 32: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

A. Cách li tập tính.     B. Cách li địa lí.

C. Cách li sinh thái.     D. Cách li cơ học.

Đáp án: A

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.

- Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.

- Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được → nên giao phối nhau và tạo con.

⇒ Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.

Câu 33: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

Quảng cáo

A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.

Đáp án: C

A, B, D → đúng, khi nói về đặc điểm của các con đường hình thành loài mới

C. → sai.Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. Những biến đổi này không có ý nghĩa về mặt tiến háa. Vì nó chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen hay gọi là thường biến).

Câu 34: Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.

Đáp án: D

P: T.monococcum X T.speltoides

F1: Con lai

F1 → đa bội hóa → thể song nhị bội (2nT.monococcum + 2nT.speltoides) = lúa mì hoang dại (A.squarrosa )

Đem A.squarrosa ( 2nT.monococcum + 2nT.speltoides) x loài (T.tauschii)

F2: con lai (nT.monococcum + nT.speltoides + nT.tauschii ) Sau đó đa bội lên hình thành loài T.aestivum = (2nT.monococcum + 2nT.speltoides + 2nT.tauschii )

Kết luận về loài T.aestivum

A. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau

B. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau

C. → sai. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau

D. → đúng. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau

Câu 35: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

A. Con đường lai xa và đa bội hóa.

B. Phương pháp lai tế bào.

C. Con đường tự đa bội hóa.

D. Con đường sinh thái.

Đáp án: A

Sự hình thành loài cỏ chăn nuôi Spartina như sau:

P: cỏ gốc Âu (2n=50) x cỏ gốc Mỹ (2n=70)

G: nA = 25 nM = 35

F1: 2nAM = 60 (bất thụ)

↓ đa bội hóa

F2: 4n = 2nA + 2nM = 120 ( hữu thụ và cỏ chăn nuôi hiện nay)

Như vậy cỏ Spartina này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Câu 36: Hình thành loài mới

A. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.

B. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.

C. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

D. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.

Đáp án: A

A. → đúng. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh, gặp phổ biến ở thực vật. (ít gặp ở động vật).

B. → sai. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. (Hình thành khác khu vực địa lý diễn ra rất chậm chạp).

C. → sai. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. (Con đường này chủ yếu ở thực vật).

D. → sai. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. (Con đường này diễn ra nhanh nhất).

Câu 37: Thể song nhị bội

A. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

B. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.

C. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

Đáp án: A

A. → đúng. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ (trong tế bào có 2nloài thứ 1 và 2nloài thứ 2)

B. → sai. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào ⇒ thể lưỡng bội.

C. → sai. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. → sai. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

Câu 38: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường

A. Lai xa và đa bội hoá.     B. Sinh thái.

C. Địa lí.     D. Lai khác dòng.

Đáp án: A

Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường lai xa và đa bội hoá.

Câu 39: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?

A. Cách li sinh sản và cách li di truyền.

B. Cách li sinh thái.

C. Cách li địa lí và cách li sinh thái.

D. Cách li địa lí.

Đáp án: A

Cách li (đặc biệt là cách li địa lí) tạo điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác ngày càng nhiều.

Cách li đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa hình thành loài cũng như duy trì tính toàn vẹn của loài.

Mọi cách li kéo dài dẫn đến cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên