Soạn bài Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học - Kết nối tri thức
Với soạn bài Phần 1: Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
Soạn bài Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học - Kết nối tri thức
I. Xem một bộ phim được chuyển thể từ văn học
Trong quá trình phát triển của điện ảnh, có nhiều bộ phim được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học, vay mượn đề tài, mô típ, nhân vật hoặc bám sát nội dung các tác phẩm văn học. Nhiều tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành công sang lĩnh vực điện ảnh; ví dụ: bộ phim Cuốn theo chiều gió (1939) của đạo diễn Vích-to Phli-minh (Victor Fleming)
được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ma-ga-rét Mít-sen (Margaret Mitchell), Đồi gió hú (1939) của đạo diễn Uy-li-am Uy-lơ (William Wyler) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ê-mi-li Brôn-tê (Emily Bronte), Kiêu hãnh và định kiến (2005) của đạo diễn Giâu Rai (Joe Wright) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Giên Au-xtừn (Jane Austen), Gát-xbi (Gatsby) vĩ đại (2013) của đạo diễn Ba Lu-man (Baz Luhrmann) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Phrăng-xít Xcốt Phít-giơ-ra (Francis Scott Fitzgerald), Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) của đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể từ một số tác phẩm của Nam Cao, Mê Thảo - Thời vang bóng (2002) của đạo diễn Việt Linh chuyển thể từ truyện ngắn Chùa Đàn của Nguyễn Tuân,...
Khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, do sự khác biệt về chất liệu, sự tác động của ngữ cảnh xã hội, điều kiện kĩ thuật, quan niệm của chủ thể, nhiều yếu tố trong tác phẩm văn học đã bị biến đổi. Chuyển thể điện ảnh vì thế không đơn thuần chỉ là sự bắt chước, sao chép giản đơn mà là một quá trình sáng tạo, trong đó nhà làm phim có thể chọn lọc, tô đậm, bổ sung, thay đổi bản gốc để tạo nên tác phẩm mới và chuyển tải tới khán giả một thông điệp mới.
1. Chuẩn bị xem
Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô, Ngữ văn 10, tập hai, tr. 39 - 43) và tưởng tượng ra các nhân vật, sự kiện, bối cảnh được miêu tả, thể hiện trong văn bản.
2. Xem phim
Tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim khác nhau. Trong đó, bộ phim âm nhạc Những người khốn khổ của đạo diễn Tôm Húp-pơ, được công chiếu vào năm 2012, dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của hai nhạc sĩ A-lanh Bô-bin (Alain Boublil) và Cờ-lốt-Mi-sen Son-bớt (Claude-Michel Schönberg) được coi là một trong những tác phẩm chuyển thể thành công nhất. Bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có 8 đề cử giải Ốt-xca, được chuyển ngữ ra 21 thứ tiếng và công chiếu ở 44 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu hỏi 1 (trang 39 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Những yếu tố nào trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền đã được nhà làm phim lựa chọn để đưa lên màn ảnh? Những yếu tố nào đã bị lược bỏ?
Trả lời:
- Những yếu tố trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền đã được nhà làm phim lựa chọn để đưa lên màn ảnh là: nhân vật chính và xung đột cốt lõi là cuộc đối đầu giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng về đạo đức, luật pháp và phục hồi nhân quyền; bối cảnh không gian nhà tù và Paris thời kì hậu cách mạng; các sự kiện quan trọng như cuộc trốn thoát của Giăng Van-giăng và cuộc đối đầu giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng.
- Những yếu tố đã bị lược bỏ là: một số chi tiết và nhân vật phụ cũng như một số phân cảnh dài, các chi tiết về bối cảnh lịch sử.
Câu hỏi 2 (trang 39 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Trong phim, nhân vật được khắc họa bằng những phương tiện gì? Đâu là điểm khác biệt giữa nhân vật trong phim và trong tác phẩm văn học?
Trả lời:
- Trong phim nhân vật được khắc họa thông qua diễn xuất mạnh mẽ của diễn viên với biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ hành động cùng với nhạc nền và ánh sáng góp phần nhấn mạnh cảm xúc nội tâm của nhân vật.
- Điểm khác biệt giữa nhân vật trong phim và trong tác phẩm văn học chủ yếu nằm ở phương tiện và phương pháp sử dụng để truyền tải nhân vật. Trong khi phim sử dụng hình ảnh, âm thanh và diễn xuất để tạo ra một trải nghiệm trực quan và tức thì thì văn học lại dựa vào sự mô tả chi tiết và phân tích tâm lý để xây dựng nhân vật một cách sâu sắc.
Câu hỏi 3 (trang 39 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Trình tự các sự kiện đã được thay đổi ra sao trong đoạn phim? Sự thay đổi đó tạo nên hiệu ứng gì ở người xem?
Trả lời:
- Trình tự các sự kiện trong đoạn phim đã được thay đổi bằng việc giới thiệu về sự nghi ngờ của Giăng Van-giăng đầu tiên rồi lần lượt mới đến cảnh đối đầu còn trong đoạn trích tác giả đã đi luôn vào cuộc đối đầu giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve
- Việc thay đổi trình tự các sự kiện trong phim "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" so với nguyên tác văn học không chỉ để phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh mà còn để tạo ra những hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ và trực quan cho khán giả. Những sự thay đổi này giúp tăng cường tính kịch tính, tạo ra sự gắn kết cảm xúc sâu sắc hơn với nhân vật và làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút hơn trên màn ảnh.
Câu hỏi 4 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Bối cảnh phim được tạo dựng thông qua những phương tiện nào? Đâu là điểm lợi thế và bất lợi của điện ảnh khi tạo dựng bối cảnh?
Trả lời:
- Bối cảnh phim được tạo dựng thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm:
+ Cảnh quay thực tế
+ Bối cảnh dựng trong phim trường
+ Công nghệ CGI (Computer-Generated Imagery): Sử dụng kỹ xảo máy tính để tạo dựng không gian ảo.
+ Mô hình thu nhỏ hoặc phông nền xanh (green screen)
- Lợi thế của điện ảnh khi tạo dựng bối cảnh:
+ Tạo ra không gian trực quan, sinh động, giúp khán giả dễ dàng hình dung thế giới trong phim.
+ Có thể tái hiện hoặc sáng tạo những bối cảnh không tồn tại trong thực tế (như thế giới tương lai, không gian ngoài hành tinh).
+ Giúp nhấn mạnh yếu tố nghệ thuật, cảm xúc và ý đồ của đạo diễn.
- Bất lợi của điện ảnh khi tạo dựng bối cảnh:
+ Chi phí sản xuất cao, đặc biệt với những bộ phim cần sử dụng CGI hoặc xây dựng bối cảnh hoành tráng.
+ Một số bối cảnh dựng có thể thiếu tính chân thực, khiến người xem cảm thấy không thuyết phục.
+ Việc tạo dựng bối cảnh ảo phụ thuộc vào công nghệ, dễ gây cảm giác “giả” nếu kỹ xảo chưa đạt mức hoàn hảo.
Câu hỏi 5 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): So sánh nghệ thuật xây dựng điểm nhìn trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” và cách sử dụng góc quay trong đoạn phim.
Trả lời:
* So sánh nghệ thuật xây dựng điểm nhìn trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” và cách sử dụng góc quay trong điện ảnh:
1. Điểm nhìn trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Victor Hugo)
- Điểm nhìn toàn tri: Người kể chuyện có thể quan sát mọi diễn biến, đi sâu vào nội tâm của cả hai nhân vật chính là Giăng Van-giăng và Giave. Điều này giúp người đọc hiểu được sự đối lập về tư tưởng và tâm lý của hai nhân vật.
- Điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt: Khi tập trung vào Giăng Van-giăng, tác giả khắc họa sự nhân từ, cao thượng và đấu tranh nội tâm của ông. Khi chuyển sang Giave, điểm nhìn thể hiện sự bối rối, sợ hãi và bất lực của kẻ đại diện cho luật pháp nhưng bị lung lay trước lòng nhân đạo.
2. Cách sử dụng góc quay trong điện ảnh
- Trong phim, góc quay được sử dụng để tạo hiệu ứng thị giác, truyền tải thông điệp và cảm xúc của nhân vật:
+ Góc quay cận cảnh (close-up): Dùng để tập trung vào biểu cảm gương mặt của nhân vật, giúp khán giả cảm nhận được suy nghĩ và cảm xúc của họ. Ví dụ, khi quay Giăng Van-giăng trong tình huống tha mạng cho Giave, góc quay cận có thể nhấn mạnh ánh mắt trắc ẩn và sự đấu tranh nội tâm.
+ Góc quay từ trên xuống (high-angle): Nếu sử dụng góc này khi quay Giave, nó sẽ làm nhân vật trông nhỏ bé, thể hiện sự bất lực và hoang mang của hắn.
+ Góc quay từ dưới lên (low-angle): Khi quay Giăng Van-giăng ở góc này, nhân vật có thể hiện lên đầy uy quyền, mạnh mẽ nhưng vẫn cao cả.
+ Góc quay rộng (wide shot): Giúp tạo ra khung cảnh tổng thể, thể hiện sự đối lập giữa hai nhân vật trong không gian rộng lớn, thể hiện sự căng thẳng trong tình huống.
3. Điểm giống và khác nhau giữa hai nghệ thuật này
Tiêu chí |
Điểm nhìn trong văn học |
Góc quay trong điện ảnh |
Cách thể hiện |
Miêu tả bằng lời, dẫn dắt qua ngôn ngữ |
Dùng hình ảnh, góc quay, ánh sáng |
Mục đích |
Truyền tải tư tưởng, tâm lý nhân vật thông qua câu chữ |
Gợi cảm xúc, nhấn mạnh chi tiết quan trọng bằng hình ảnh |
Hiệu quả nghệ thuật |
Người đọc tưởng tượng theo điểm nhìn của người kể chuyện |
Khán giả bị dẫn dắt trực tiếp qua góc nhìn của máy quay |
Sự tác động đến người xem/đọc |
Đòi hỏi người đọc suy ngẫm để cảm nhận nhân vật |
Trực quan, tác động mạnh mẽ ngay lập tức |
Câu hỏi 6 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Theo bạn việc chuyển lời đối thoại của nhân vật trong đoạn trích thành các bài hát được thu âm trực tiếp tại trường quay có thể tác động như thế nào đến cảm xúc của khán giả?
Trả lời:
Việc chuyển lời đối thoại của nhân vật trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” thành các bài hát được thu âm trực tiếp tại trường quay có thể tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của khán giả theo nhiều cách:
+ Tăng tính chân thực và cảm xúc.
+ Nhấn mạnh cao trào và xung đột nội tâm
+ Tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn với khán giả
+ Tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật của bộ phim
+ …
Câu hỏi 7 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): So sánh thông điệp mà bạn nhận được khi xem đoạn phim và khi đọc đoạn trích tác phẩm văn học.
Trả lời:
So sánh tổng thể
Tiêu chí |
Khi đọc văn bản |
Khi xem phim |
Cách truyền tải |
Lời văn, diễn biến tâm lý, suy ngẫm cá nhân |
Hình ảnh, âm thanh, diễn xuất trực quan |
Tác động cảm xúc |
Sâu lắng, cần suy ngẫm, đòi hỏi tưởng tượng |
Mạnh mẽ, tác động trực tiếp qua thị giác và thính giác |
Sự tiếp cận thông điệp |
Thông qua câu chữ và phân tích tâm lý |
Thông qua diễn xuất, hình ảnh và nhạc phim |
Ưu điểm |
Cho phép người đọc hiểu sâu về nội tâm nhân vật và thông điệp triết lý |
Tạo cảm xúc tức thời, dễ tiếp cận, sống động |
Hạn chế |
Có thể khó hình dung nếu không quen với văn học |
Không thể đi sâu vào phân tích tâm lý bằng ngôn ngữ như văn học |
II. Xem một bức tranh được chuyển thể từ văn học
Khi thưởng thức một tác phẩm hội họa nói chung, chúng ta vừa phải quan sát các yếu tố như bố cục, chất liệu, màu sắc, đường nét,... vừa phải huy động những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, xã hội, tác giả, trường phái, phong cách,... để cảm nhận điều hoạ sĩ muốn biểu đạt. Trước một tác phẩm hội hoạ được chuyển thể từ tác phẩm văn học, khi đối chiếu với tác phẩm văn học, người xem cần tôn trọng ý đồ và trí tưởng tượng của người chuyển thể (hoạ sĩ), đồng thời tôn trọng những cách "đọc" khác nhau đối với tác phẩm hội hoạ.
Nhiều nhân vật và sự kiện trong các tác phẩm văn học kinh điển đã trở thành đề tài cho tác phẩm hội hoạ. Chẳng hạn, nhân vật nàng Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) là đề tài cho tranh của các họa sĩ Nguyễn Tường Lân, Mai Trung Thứ, Nguyễn Tư Nghiêm; một số cảnh nổi bật trong các bi kịch nổi tiếng như Hăm-lét (Hamlet), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Uy-li-am Sếch-xpia);... được tái hiện trong tranh của nhiều họa sĩ.
1. Chuẩn bị xem
Ngoài việc đọc lại đoạn trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, tr. 118 - 120 (nếu có điều kiện, nên tìm đọc trọn vẹn tác phẩm), bạn cần nắm được một số thông tin về tác giả, đề tài và chất liệu của bức tranh.
Phranh Bơ-nát Đích-xi (Frank Bernard Dicksee) (1853 - 1928) là họa sĩ người Anh thời kì Vích-to-ri-a (Victoria)". Ông nổi tiếng với những bức tranh về đề tài lịch sử hoặc tái hiện các cảnh đặc sắc trong một số tác phẩm văn học. Ông cũng rất thành công ở thể loại tranh chân dung, nhất là chân dung phụ nữ.
Bức tranh Rô-mê- ô và Giu. li ét tái hiện cảnh nụ hôn của Rô-mê- Ô và Giu-li-ét ở ban công nhà Giu-li-ét trong vở kịch cùng tên của Uy tíam Séch xpa -
Tranh sơn dầu là tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu pha trộn chất màu với các loại dầu làm khô (dầu hạt lanh là phổ biến nhất) để tạo ra một lớp dầu bóng phủ lên bức tranh. Chất liệu này bắt đầu được thử nghiệm từ thế kỉ XI, trở nên hoàn thiện vào đầu thế kỉ XV; có vai trò lớn trong hội họa thời Phục hưng ở Ý và được sử dụng một cách rộng rãi từ thế kỉ XVI. Thời Kì Phranh Bơ-nát Đích-xi sáng tác bức họa Rô-mê-ô và Giu-i-ét, sơn dầu là chất liệu được các họa sĩ phương Tây ưa chuộng nhất. Sơn dầu có thể được vẽ trên gỗ hoặc vải (toan).
2. Xem tranh
Câu hỏi 1 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Tại sao có thể nói bức tranh Rô-mê-ô và Giu-li-ét được thực hiện theo phong cách tả thực?
Trả lời:
Bức tranh Rô-mê-ô và Giu-li-et được thực hiện theo phong cách tả thực bởi vì nó chú trọng vào việc miêu tả chính xác và chân thực ngoại hình, cảm xúc của các nhân vật, chi tiết trang phục và bối cảnh. Ánh sáng và bóng đổ được xử lý tỉ mỉ để tạo ra cảm giác thực tế về không gian và khối lượng. Phong cách này phản ánh trung thực cuộc sống và câu chuyện của các nhân vật, giúp người xem có một cái nhìn chân thật và gần gũi hơn về câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et.
Câu hỏi 2 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Quan sát bố cục của bức tranh và cho biết: Trung tâm của tranh là hình ảnh gì? Bối cảnh xung quanh được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Trong bức tranh "Rô-mê-ô và Giu-li-ét", trung tâm của bức tranh là hình ảnh nụ hôn ở ban công của hai nhân vật chính Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Bối cảnh xung quanh trong bức tranh thường được thể hiện bằng cách vẽ các yếu tố hậu cảnh hoặc không gian môi trường xung quanh nhân vật: bao gồm các chi tiết về kiến trúc thời kỳ, cảnh vật như vườn hoa, lâu đài, hay các địa điểm nổi tiếng liên quan đến câu chuyện của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Bối cảnh này giúp tạo ra một không gian sống động và giúp người xem hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và tình huống mà hai nhân vật chính đang trải qua.
Câu hỏi 3 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Miêu tả hoạt động hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét được tạo hình trong bức tranh (liên hệ với hình ảnh hai nhân vật này trong vở kịch của Sếch-xpia).
Trả lời:
Tranh vẽ Rô-mê-ô và Giu-li-ét miêu tả cảnh hôn của hai nhân vật chính với các biểu cảm và tư thế tương tự như trong vở kịch của Sếch-xpia. Rô-mê-ô có vẻ mặt biểu lộ sự hồn nhiên, yêu đời và yêu thương Giu-li-ét, trong khi Giu-li-ét có thể có biểu cảm ngượng ngùng, hạnh phúc. Cả hai nhân vật được đặt trong một tình huống gần gũi và thân mật, tạo ra một hình ảnh chân thực và cảm động về tình yêu và sự kết nối giữa họ. Những biểu cảm này không chỉ tạo nên sự hấp dẫn cho người xem mà còn giúp đẩy mạnh cảm xúc và sự hiểu biết về câu chuyện kinh điển của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Câu hỏi 4 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Phranh Bơ-nát Đích-xi được biết đến như một họa sĩ có cách tạo ra hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Bạn có nhận xét gì về sự tương phản ánh sáng giữa phần bên trái và phần bên phải của bức tranh? Khi liên hệ với vở kịch, sự tương phản về không gian đó gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Phranh Bơ-nát Đích-xi đã sử dụng sự tương phản ánh sáng một cách rất khéo léo để tạo nên không gian và cảm xúc trong các tác phẩm của mình:
+ Phần bên trái: Có sự tối màu hơn, ánh sáng được sử dụng hạn chế, tập trung vào các chi tiết quan trọng hoặc nhân vật chính. Sự tối tạo nên một không gian bí ẩn, nghệ thuật và thường có tính chất nổi bật.
+ Phần bên phải: Có nhiều ánh sáng hơn, chiếu sáng mạnh mẽ hơn, làm nổi bật các chi tiết và tạo ra sự sáng rõ ràng. Ánh sáng ở đây có thể phản ánh sự rạng rỡ, niềm vui, hoặc đôi khi là sự sáng tạo và tinh thần tự do.
- Liên hệ với vở kịch sự tương phản đó gợi cho em suy nghĩ: sự khác biệt về ánh sáng có thể phản ánh cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trong vở kịch và sự phân bố ánh sáng có thể giúp tạo nên một không gian thẩm mỹ, giúp khán giả hiểu sâu hơn về sự phát triển của tình huống
Câu hỏi 5 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Đối với bạn, ấn tượng mà bức tranh đưa lại và ấn tượng do đoạn trích đem đến có điểm gì chung và điểm gì khác biệt?
Trả lời:
- Điểm chung:
+ Cả bức tranh và đoạn trích văn học đều tập trung vào mối tình đầy đam mê và sự hy sinh của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
+ Cả tranh vẽ và đoạn văn đều gây ấn tượng mạnh mẽ về sự lãng mạn và bi thương của câu chuyện tình yêu. Chúng đều khiến người xem và độc giả cảm nhận được những cảm xúc sâu sắc và những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật.
+ Cả hai phương tiện đều khắc họa rõ ràng sự đối lập giữa tình yêu mãnh liệt của hai nhân vật và những rắc rối, thử thách từ số phận hay xã hội. Điều này làm nổi bật hơn cả sự tuyệt vọng và kẻ thù bí ẩn của cuộc sống.
- Điểm khác biệt:
+ Bức tranh sử dụng hình ảnh để truyền đạt thông điệp, trong khi đoạn trích văn học dùng lời văn để mô tả và phân tích nhân vật, tình huống và cảm xúc. Điều này làm cho trải nghiệm của người xem và độc giả có sự khác biệt về cảm nhận và tiếp thu.
+ Bức tranh thường có sự chi tiết về mặt hình ảnh và thẩm mỹ, trong khi đoạn văn thường tập trung hơn vào phân tích tâm lý và sâu sắc hơn về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật.
+ Bức tranh có thể cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về cảnh quan và không gian, trong khi đoạn văn thường có thể tập trung hơn vào những chi tiết cụ thể và sự phát triển của câu chuyện qua từng giai đoạn.
Câu hỏi 6 (trang 42 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Nếu là họa sĩ, ngoài cảnh nụ hôn ở ban công, bạn sẽ lựa chọn những cảnh nào trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét để chuyển thể thành tranh? Tại sao?
Trả lời:
Nếu là họa sĩ, ngoài cảnh nụ hôn ở ban công, em sẽ lựa chọn cảnh Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau lần đầu để chuyển thể thành tranh. Vì: Đây là cảnh quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của mối tình giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tranh có thể tái hiện lại sự ngạc nhiên và sự hấp dẫn đầu tiên của hai nhân vật khi họ lần đầu chạm mặt nhau.
III. Nghe một ca khúc được chuyển thể từ văn học
Để cảm nhận được trọn vẹn cái hay của một tác phẩm âm nhạc, thông thường, người nghe phải huy động những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, xã hội, tác giả, trường phái, phong cách,... Riêng với trường hợp bản nhạc hay ca khúc được chuyển thể từ tác phẩm văn học, người nghe còn phải tìm hiểu về tác phẩm văn học. Cũng nên lưu ý rằng một tác phẩm văn học có thể là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và một tác phẩm âm nhạc được chuyển thể từ văn học có thể được trình diễn bởi nhiều nhạc công, ca sĩ, đem đến những "phiên bản" khác nhau cho người nghe. Do vậy, cần tôn trọng sự sáng tạo của người chuyển thể (nhạc sĩ, nhà soạn nhạc) và người trình diễn (nhạc công, ca sn) tôn trọng những cách "nghe" khác nhau đối với tác phẩm âm nhạc.
Trong lịch sử chuyển thể từ văn học sang âm nhạc, phổ nhạc cho thơ là hiện tượng khá phổ biến. Cả thơ và nhạc đều có tính nhịp điệu và tính trữ tình; so với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác, lời bài thơ có nhiều tiềm năng để được chuyển thành lời bài hát hơn. Một số ví dụ về hiện tượng phổ nhạc cho thơ: Màu thời gian (thơ: Đoàn Phú Tứ, nhạc: (thơ: Nguyễn Phan Hách, nhạc: Nguyễn Trọng Tạo); Thời hoa đỏ (thơ: Thanh Tùng, nhạc: Nguyễn Đình Bảng);...
1. Chuẩn bị nghe
2. Nghe ca khúc
Câu hỏi 1 (trang 44 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Nhận xét về sự thay đổi của lời bài thơ Thuyền và biển trong lời hai ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Hữu Xuân và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Trả lời:
Nhận xét sự thay đổi lời:
- Trong bài hát của nhạc sĩ Hữu Xuân, hầu hết những đoạn thơ gốc của Xuân Quỳnh đều được giữ lại, nhưng có sự thay đổi nhỏ về mặt nhịp điệu và ngữ âm để phù hợp với giai điệu của bài hát. Điều này giúp bảo tồn nguyên bản cảm xúc và hình ảnh mà Xuân Quỳnh muốn truyền tải.
- Trong bài hát của nhạc sĩ Phan Đình Hiểu có nhiều biến tấu hơn từ nguyên bản thơ. Bài hát có sự thay đổi hoặc lược bỏ một số câu để làm nổi bật những khía cạnh mà nhạc sĩ muốn nhấn mạnh trong cảm xúc âm nhạc của mình.
Câu hỏi 2 (trang 44 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): So sánh cảm nhận của bạn khi đọc bài thơ và khi nghe hai ca khúc.
Trả lời:
- Trong khi bài thơ gốc và phiên bản của Hữu Xuân tập trung vào khía cạnh trữ tình và êm đềm của tình yêu, phiên bản của Phan Đình Hiểu lại nhấn mạnh đến sự phức tạp và kịch tính.
- Phiên bản của Hữu Xuân trung thành với lời thơ gốc, giúp người nghe cảm nhận rõ ràng hơn về nguyên tác của Xuân Quỳnh. Trong khi đó, Phan Đình Hiểu với sự biến tấu lời thơ đã tạo ra một cảm nhận mới mẻ và khác biệt, nhưng vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của bài thơ.
- Đọc bài thơ và nghe hai phiên bản nhạc là hai trải nghiệm khác biệt nhưng bổ sung lẫn nhau. Bài thơ gợi mở một cách tinh tế về tình yêu và sự gắn bó. Phiên bản của Hữu Xuân giúp người nghe đắm chìm trong sự nhẹ nhàng và lãng mạn, còn phiên bản của Phan Đình Hiểu lại kích thích người nghe suy ngẫm về sự phức tạp và sâu sắc trong mối quan hệ tình yêu.
Câu hỏi 3 (trang 44 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Bạn thích chọn ca khúc nào trong hai ca khúc trên để thể hiện khi có điều kiện phù hợp? Hãy hình dung và miêu tả phong cách biểu diễn của bạn.
Trả lời:
- Em thích chọn ca khúc của nhạc sĩ Hữu Huân để thể hiện khi có điều kiện, bởi vì Ca khúc của Hữu Xuân có giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình, phù hợp với phong cách biểu diễn sâu lắng và cảm xúc của mình, sẽ dễ dàng chạm đến trái tim người nghe hơn, nhờ vào giai điệu êm dịu và cảm xúc gần gũi của nó.
- Miêu tả phong cách biểu diễn: Em sẽ chọn một không gian ấm cúng, nơi mà ánh sáng dịu nhẹ, có thể là ánh nến hoặc ánh đèn vàng ấm, tạo nên một bầu không khí lãng mạn và gần gũi, mặc một bộ trang phục thanh lịch và giản dị, chẳng hạn như một chiếc đầm dài màu trắng hoặc pastel nhẹ nhàng, đứng hoặc ngồi trước micro với một cây đàn guitar hoặc piano đơn giản làm nền, cố gắng truyền tải cảm xúc sâu sắc của bài thơ thông qua giọng hát, nhấn mạnh vào những đoạn lời thơ giàu hình ảnh và cảm xúc trong khi hát và tương tác chia sẻ cảm nhận với khán giả sau buổi diễn.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học hay khác:
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều