Soạn bài Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học - Kết nối tri thức

Với soạn bài Phần 3: Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.

Soạn bài Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học - Kết nối tri thức

Quảng cáo

I. Chuẩn bị

Việc thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học có thể được thực hiện với hai nội dung tương đối khác biệt. Nội dung thứ nhất gắn với việc trình bày tổng quan về phong cách sáng tác của một trường phái văn học nào đó. Nội dung thứ hai tập trung nói về dấu ấn của phong cách sáng tác một trường phái văn học ở những tác phẩm cụ thể thuộc trường phái này.

Nếu chọn thuyết trình nội dung thứ nhất, cần đọc và tổng hợp những tài liệu lịch sử văn học, lí luận văn học viết về các trường phái để hình thành ý cho bài nói (một số tài liệu cơ bản cần đọc được nêu ở trang sau; phần Tri thức tổng quát của chuyên đề cũng đã trình bày tóm tắt một số thông tin cơ bản về ba trường phái: cổ điển, hiện thực, lãng mạn). Các ý cần có:

- Về tên gọi (danh xưng) của trường phái.

- Về quá trình hình thành, phát triển và tầm ảnh hưởng của trường phái.

- Về thành tựu chính của trường phái: tác giả, tác phẩm tiêu biểu; đóng góp mang tính lịch sử của trường phái cho sự phát triển của văn học.

- Về các đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của trường phái.

Quảng cáo

Trong các ý nêu trên, ý sau cùng cần được triển khai sâu rộng vì gắn với mục tiêu chính của việc thuyết trình theo nội dung thứ nhất. Tuy nhiên, các ý liệt kê trước đó vẫn cần được trình bày để tạo cơ hội cho người nghe nắm bắt được toàn cảnh vấn đề.

Nếu chọn thuyết trình nội dung thứ hai, cần đọc lại bài viết đã thực hiện, rút gọn bài viết đó thành một dàn ý theo cách làm đã quen thuộc khi thực hành phần Nói và nghe trong sách giáo khoa. Ví dụ, bài viết tham khảo "Nhớ rừng" - một bài thơ độc đáo của phong cách lãng mạn chủ nghĩa có thể được rút gọn thành dàn ý bài nói như sau:

- Nhớ rừng không chỉ là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ mà còn là tác phẩm đỉnh cao của phong trào Thơ mới 1932 - 1945, thể hiện khá đầy đủ những đặc điểm của phong cách sáng tác lãng mạn chủ nghĩa.

Quảng cáo

- Cái tứ "nhớ rừng" của bài thơ thuộc về một cái tứ phổ quát của thơ lãng mạn: đối lập hiện thực với ước mơ, đối lập hiện tại với quá khứ, đối lập cái tầm thường với cái cao cả, đối lập cái nhân tạo với cái tự nhiên. Qua cái tứ phổ quát đó, thấy lộ diện một cái tôi "bất hoà" với xã hội, "bất mãn" với chính mình, "bất an" triền miên với nội tâm quá phong phú mà cái tôi đó trót mang theo như một định mệnh.

- Ở bài thơ Nhớ rừng, màu sắc tự biểu hiện của cái tôi trữ tình và chất tạo hình đều nổi bật.

Hai đặc điểm này tương hợp với nhau, thể hiện một nét trội trong phong cách sáng tác của loại hình thơ lãng mạn mà ở đó cái tôi trữ tình thường "đối tượng hoá" lòng mình để được "tự ngắm".

- Sự xuất hiện dày đặc của các chi tiết trong bài thơ cho thấy một nhãn quan tạo hình mới, khác biệt với nhãn quan tạo hình của thơ cổ điển vốn quan tâm đến việc tạo ra nhiều "khoảng trống" trong thơ. Điều đó chứng tỏ cái tôi trữ tình của chủ nghĩa lãng mạn luôn muốn toàn quyền áp đặt và phân phối cảm xúc của mình lên thế giới xung quanh.

Quảng cáo

- Rừng trong hồi tưởng của con hổ cũng là hình ảnh rất thường gặp ở sáng tác của các nhà thơ lãng mạn, biểu tượng cho sức mạnh nguyên ủy, cho cái tự nhiên mà con người đã đánh mất. Nó thường được đặt ra như một tấm gương giúp người ta thấy được thực chất của cảnh sống, tình trạng sống bất như ý với hiện tại.

- Bên cạnh việc thể hiện khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân (một chủ đề lớn của văn học lãng mạn), Nhớ rừng còn mang chở những tình tự u uần, đau đớn về đất nước, dân tộc - điều ta có thể cảm nhận rất rõ nếu đưa bài thơ về với bối cảnh ra đời của nó. Đây thực sự là một giá trị độc đáo của tác phẩm, giúp Nhớ rừng có một vị thế đặc biệt, khác với nhiều bài thơ lãng mạn khác được viết trong cùng thời điểm.

Lưu ý: Trong dàn ý trên, những luận điểm nói về dấu ấn của phong cách sáng tác lãng mạn chủ nghĩa ở bài thơ Nhớ rừng luôn được đưa lên vị trí đầu tiên của từng đoạn văn. Cách "xử lí" này có thể giúp người nghe nhận ra được định hướng của bài thuyết trình một cách nhanh chóng, rõ ràng.

II. Thuyết trình

- Với nội dung thuyết trình thứ nhất, nên sử dụng sơ đồ để trình bày được khái quát về các thông tin chủ yếu. Bên cạnh đó, cũng cần sử dụng bảng kê tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giúp người nghe nắm bắt được thông tin một cách thuận lợi, có thể dựa vào đó để tìm đọc những tác giả, tác phẩm quan trọng của một trường phái văn học. Nếu có điều kiện sử dụng phương tiện trình chiếu, nên cho hiển thị một số tác phẩm nghệ thuật tạo hình thuộc các trường phái hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực,... để người nghe có được cảm nhận trực quan về phong cách sáng tác của từng trường phái.

- Với nội dung thuyết trình thứ hai, để giúp người nghe có được sự cảm nhận tương đối trọn vẹn về tác phẩm được đề cập, cần tóm tắt cốt truyện (với tác phẩm tự sự) hay đọc diễn cảm tác phẩm (nếu đối tượng được phân tích là thơ trữ tình). Khi nêu dẫn chứng về dấu ấn của phong cách trường phái trong tác phẩm, cần phân tích dẫn chứng đó với mức độ cụ thể cần thiết. Ví dụ, nếu thuyết trình về đề tài Phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn thể hiện qua văn bản "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (trích "Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô), có thể dừng lại phân tích kĩ chi tiết miêu tả "nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt" của Phăng-tin (Fantine) - lúc đó đã tắt thở,..

III. Trao đổi, rút kinh nghiệm

Thuyết trình về một vấn để tương đối phức tạp, đòi hỏi có nền tảng kiến thức phong phú luôn là thử thách lớn đối với diễn giả. Vị vậy, việc trao đổi sau khi thuyết trình cần được thực hiện nghiêm túc. Ngoài góp ý về cách trình bày, nên bàn sâu về nội dung kiến thức, bởi đây chính là cơ hội học hỏi cho cả người nói và người nghe. Một số vấn để trọng tâm cần chú ý rút kinh nghiệm:

- Sử dụng chính xác các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn. Các khái niệm, thuật ngữ thường được đưa đến từ những hệ thống khác nhau, vì vậy, không phải lúc nào người ta cũng có thể sắp xếp chúng theo một trật tự logic mang tính duy nhất. Về vấn đề này, việc thường xuyên đọc, tiếp xúc với các tài liệu chuyên môn sẽ giúp người thuyết trình có được sự mẫn cảm cần thiết mỗi khi muốn tìm phương án diễn đạt phù hợp với từng ngữ cảnh.

- Trong bài thuyết trình, việc phải nhắc tên một số tác giả hay tác phẩm tiêu biểu của các trường phái văn học là điều tất yếu. Nếu bài thuyết trình dự định nhắc đến tên tác giả, tác phẩm nào thì ở bước chuẩn bị, diễn giả cần phải dành thời gian thích đáng để tra cứu hay đọc về tác giả, tác phẩm ấy, tránh tình trạng chỉ biết nhắc lại, "nói theo" các tài liệu có sẵn một cách máy móc.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học