Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Bài viết đề thi thử vào 10 Văn năm 2024 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024.

Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phần I (6,5 điểm)

Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương có viết:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

1. Bài thơ Nói với con được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

2. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

3. Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt của hai câu thơ:

“Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

4. Trong mạch cảm xúc ấy, nhà thơ Y Phương còn nói với con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”:

Bằng một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và thành phần biệt lập phụ chú (gạch dưới, chú thích rõ).

5. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tình cha con và ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)

1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”.

2. Tác giả Phạm Lữ Ân khẳng định: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

3. Từ gợi dẫn của đoạn trích cùng trải nghiệm thực tế của bản thân, trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người.

Đáp án Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

   

6,5

1

- Thể thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5

0,5

2

Mạch cảm xúc:

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình từ đó mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống.

- Những lời tâm sự của cha với con đã vượt lên tình cảm gia đình và trở thành lời nhắn gửi của các thế hệ về sự tiếp nối những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.

0,25

0,25

3

Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của hai câu thơ:

“Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

+ Cách nói giàu hình ảnh và giàu ý nghĩa thể hiện được lối tư duy của người miền núi: Lấy chiều cao, chiều rộng của không gian để đo đếm nỗi buồn và chí lớn.

+ Kết cấu đăng đối nhấn mạnh nghị lực sống, nâng cao tầm vóc và ý chí vươn lên của người đồng mình.

+ Người cha gợi cho con niềm tự hào về quê hương.

0,5

0,25

0,25

4

* Hình thức: (1,5)

- Đảm bảo theo dung lượng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Trình bày đoạn văn đúng theo phép lập luận T-P-H.

- Có sử dụng câu cảm thán và thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân và chú thích)

0,5

0,5

0,5

* Nội dung: (2,0)

Bám sát ngữ liệu đề bài cho và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...) để làm nổi bật các ý cơ bản sau:

- Người cha nói với con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”:

+ Ý chí lớn lao, tâm hồn phóng khoáng.

+ Tấm lòng chung thủy với quê hương

+ Có tinh thần tự lực, tự cường

- Mong ước của người cha: người cha mong muốn con hãy biết trân trọng, kế thừa và phát huy những truyền thống cao đẹp của quê hương.

- Thấy được tình cảm yêu và tự hào về quê hương của tác giả.

1,0

0,5

0,5

5

Văn bản viết về tình cảm cha con trong Chương trình Ngữ văn 9: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

* Lưu ý: Ghi đúng tên tác phẩm 0,25 điểm; tên tác giả được 0,25 điểm.

0,5

II

   

3,5

1

HS xác định rõ một trong hai phép liên kết sau:

VD: + Phép nối: nhưng

+ Phép thế: điều đó

0,5

2

- Đồng ý với ý kiến của tác giả.

- Khẳng định trong cuộc sống, mỗi người đều có một sứ mệnh, có trách nhiệm,... để đóng góp cho cuộc đời và cần phải trân trọng những sự cống hiến dù nhỏ bé, giản dị đó.

0,25

0,75

3

Bài làm đảm bảo yêu cầu:

* Hình thức: Đúng bài văn nghị luận, có lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt sáng rõ, lưu loát, đủ độ dài theo quy định khoảng 2/3 trang giấy thi.

* Nội dung: Vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người.

Triền khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày của mỗi người. Có thể theo hướng sau:

- Cuộc sống luôn vận động, việc vươn lên từng ngày là đòi hỏi tất yếu để mỗi người hòa nhịp và bắt kịp với sự thay đổi ấy.

- Việc vươn lên từng ngày tạo động lực giúp ta phát huy năng lực, chinh phục ước mơ và hoàn thiện bản thân.

- Việc vươn lên từng ngày là lối sống tích cực để mỗi người góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

* Lưu ý: GV chấm linh hoạt, khuyến khích HS có sự sáng tạo hợp lí, điểm thưởng cho những HS có lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo: Không cho điểm bài làm có suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc.

0,5

1.5

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm đề thi thử vào 10 Ngữ văn năm 2024 trên cả nước khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên