Giáo án Ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025
Bài viết cập nhật bộ Giáo án Ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 mới, chuẩn nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án ôn thi vào lớp 10 môn Văn.
Giáo án Ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Ôn thi Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Ngày soạn: …………….
Ngày dạy: ……………...
TIẾT 1,2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI (TRUYỆN TRYỀN KỲ, THƠ SONG THẤT LỤC BÁT, TRUYỆN THƠ NÔM, KỊCH, TRUYỆN TRINH THÁM…)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: Giúp HS:
- Nhận biết các yếu tố của truyện truyền kì (không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện, ngôn ngữ).
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện trinh thám
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm
2. Phẩm chất
- Biết trân trọng sáng tác văn học của người xưa.
- Có ý thức ôn tập củng cố bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2. Học liệu: hệ thống các đề, dàn ý cụ thể cho từng đề bài ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
*Khởi động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm, - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của thể loại truyện truyền kỳ. Câu hỏi: - Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại truyện truyền kỳ, đặc trưng (cốt truyện; ngôn ngữ). -Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm văn học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét
|
A. TRI THỨC NỀN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ 1. Khái niệm *Truyện truyền kỳ là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc. *Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian. *Truyện truyền kì[1] có nguồn gốc từ Trung Hoa và lan toả ảnh hưởng trong toàn khu vực đồng văn. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước, tuỳ hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà chúng được biến thái, tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc. 2. Định hướng cách đọc hiểu truyện truyền kì *Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật: - Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. - Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ. - Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện,... |
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KỲ
* Kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện truyền kỳ bám sát đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh cảm nhận được những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản, hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản; nhận thức được những đặc trưng tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại.
* Quy trình đọc - hiểu văn bản tuân thủ theo ba giai đoạn trước khi đọc (Chuẩn bị đọc) – trong khi đọc (Trải nghiệm cùng văn bản) – sau khi đọc (Suy ngẫm và phản hồi).
*. Nắm vững đặc trưng thể loại truyện truyền kỳ: Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian.Truyền kỳ thường chứa đựng các yếu tố như những nhân vật siêu nhiên, hiện tượng ma quái, hành trình phi thường, và thường xuyên xuất hiện các tình tiết kỳ bí hoặc khó hiểu.
*. Tìm hiểu về ngữ cảnh: Nếu câu chuyện thần kỳ liên quan đến thế giới giả tưởng hoặc có nền văn hóa và lịch sử riêng, hãy tìm hiểu về ngữ cảnh trước khi bắt đầu đọc. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới trong truyện và tạo ra một kết nối sâu hơn với câu chuyện.
*. Đọc một cách tận hưởng: Hãy đọc truyện một cách chậm rãi và tận hưởng từng chi tiết. Để câu chuyện lưu thông qua tâm trí của các em và cảm nhận sự phép thuật của nó. Hãy tận hưởng ngôn ngữ sắc sảo và màu sắc của câu chuyện.
*. Liên hệ, kết nối giữa những vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tế cuộc sống xung quanh mình, từ đó có thể rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân.
B. SONG THẤT LỤC BÁT
HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
* Giao nhiệm vụ HT: HS đọc thầm yêu cầu trong SGK (tr. 54) và trả lời câu hỏi: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) cần đáp ứng được những yêu cầu gì? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS Hoạt động 2: Luyện tập * Giao nhiệm vụ HT: HS đọc thầm yêu cầu trong SGK (tr. 54) và trả lời câu hỏi: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) cần đáp ứng được những yêu cầu gì? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS
|
I. Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) - Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (tên tác phẩm, tên tác giả), nêu được nhận định chung của người viết về tác phẩm. - Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm. - Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm. - Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. II. Luyện tập Đề 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến a. Mở bài - Nguyễn Khuyến và Dương Khuê sinh thời là hai người bạn cực kỳ thân thiết và thấu hiểu lẫn nhau. - Khi nghe hung tin Dương Khuê mất vì bệnh nặng, Nguyễn Khuyến đã hết sức bàng hoàng và đau buồn. Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ Khóc Dương Khuê để tỏ nỗi lòng thương tiếc, xót xa của mình dành cho người bạn quá cố. b. Thân bài * Sơ lược về Dương Khuê: - Dương Khuê (1839-1902), tự Giới Nhu, hiệu Vân Trì, là người văn hay chữ tốt, cùng đỗ Cử Nhân cùng khóa với Nguyễn Khuyến, đỗ Tiến sĩ năm 1868 rồi ra làm quan, tuy nhiên cuộc đời làm quan của ông có nhiều thăng trầm bất định - Các tác phẩm của ông gồm có cả thơ chữ Hán, nhưng ca trù lại mang lại cho ông sự nổi tiếng hơn cả ví như có bài Gặp lại cô đầu cũ. * Hai câu đầu - Sự hoang mang, bàng hoàng của Nguyễn Khuyến về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê bạn mình. - Nhịp thơ, giọng điệu ở hai câu đầu nhẹ nhàng, âm thầm như dàn trải, mang đến cảm giác trầm buồn, càng diễn tả sâu sắc nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến. * 14 câu thơ tiếp "Nhớ từ...than trời": - Dòng hồi tưởng của Nguyễn Khuyến về những năm tháng hai người còn trẻ khỏe, chí lớn vươn xa, cùng đỗ khoa cử, cùng tham gia chốn quan trường. - Những năm tháng cùng vui vầy với những thú vui thanh cao, tao nhã như du sơn ngoạn thủy, thơ từ, ca hát - Không chỉ cùng nhau hưởng cảnh thái bình mà họ còn là những người bạn cùng nhau chung cảnh hoạn nạn chốn quan trường, cùng nhau trải qua những thăng trầm của thế sự. * 6 câu thơ tiếp "Bác già...chưa can": - Hồi tưởng những kỷ niệm khi tuổi đã cao sức đã yếu, không còn có thể vui vầy những thú ăn chơi ngày xưa, thế nhưng tình tri kỷ của hai người vẫn thắm thiết không đổi. - Chỉ cần thấy bạn mình vẫn khỏe mạnh cũng đã là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tình cảm tri âm ấy tăng dần theo năm tháng, sự xa cách càng làm cho nó trở nên bền vững và sâu sắc hơn cả. * 4 câu thơ tiếp "Kể tuổi...rụng rời": - Nỗi bàng hoàng, xót xa, hụt hẫng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất. * 8 câu thơ tiếp "Ai chẳng biết...tiếng đàn": - Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. - Dùng điển tích điển cố để tăng thêm sự sâu nặng, thắm thiết của tình tri kỷ. * 4 câu thơ cuối: - Tác giả quay trở về thực tại đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng. - Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ c. Kết bài * Khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ: - Nội dung: Nỗi đau đớn, tiếc thương về sự ra đi của người bạn hiền, tri kỷ. Qua đó ca ngợi tình bạn thiết tha, sâu nặng của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. - Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát, giọng thơ êm đềm, chậm rãi, ngôn từ giản dị, tác giả tinh tế sử dụng các điển tích điển cố một cách khéo léo. - Liên hệ. |
C. TRUYỆN THƠ NÔM
1. Đặc điểm truyện thơ Nôm
Tìm hiểu chung về truyện thơ Nôm |
|
1. Văn tự |
Chữ Nôm |
2. Thời kì hình thành và phát triển |
- Hình thành vào khoảng thế kỉ XVI – XVII. - Phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. |
3. Thể thơ |
Phần lớn là thể lục bát |
4. Đặc điểm nội dung |
- Phản ánh cuộc sống, xã hội; - Bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, tác giả. - Giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc. |
5. Đặc điểm hình thức nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ, thể thơ) |
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Cốt truyện: + Thường xây dựng theo mô hình với ba phần cơ bản: Gặp gỡ - Chia li – Đoàn tụ. + Tiếp thu nguồn cốt truyện dân gian hoặc văn học Trung Quốc, hoặc lấy đề tài từ đời sống thực tế với cốt truyện do tác giả tự sáng tạo. - Nhân vật: + Nhân vật chính thường là những chàng trai, cô gái có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở. + Được khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ,...) và con người bên trong (suy nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm lí). + Lời thoại nhân vật đã được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại. - Ngôi kể: thường ở ngôi thứ ba - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Thể thơ lục bát được hoàn thiện, đạt tới mức nhuần nhuyễn. |
6. Tác phẩm tiêu biểu |
- Truyện thơ Nôm bình dân: Phạm Tải – Ngọc Hoa; Tống Trân- Cúc Hoa; Thạch Sanh;… - Truyện thơ Nôm bác học: Truyện Kiều (Nguyễn Du); Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), Nhị độ mai; Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu); Sơ kính tân trang (Phạm Thái);… |
2. Lời đối thoại và lời độc thoại trong truyện
- Lời đối thoại: Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
- Lời độc thoại: Là hình thức thể hiện của lời nhân vật, khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp.
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện thơ Nôm
Nhận biết:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nhận biết được sự kết hợp giữa những yếu tố quy phạm của văn học trung đại và yếu tố bình dân trong truyện thơ.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong truyện thơ Nôm.
Thông hiểu:
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.
- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của truyện thơ.
- Phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong truyện thơ.
- Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của truyện thơ.
- Phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố; tác dụng của các phép biến đổi và mở rộng cấu trúc câu; tác dụng của các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
Vận dụng:
- Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. Thể hiện thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.
D. TRUYỆN TRINH THÁM…
Các yếu tố |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Truyện trinh thám là loại tác phẩm truyện viết về quá trình điều tra vụ án, thường có những sự việc bí ẩn, bất ngờ. Quá trình phá án của người điều tra dựa trên yếu tố quan trọng là sự suy luận lô-gíc. Vụ án thường được làm sáng tỏ ở phần kết thúc truyện. Hiện nay, thể loại truyện trinh thám có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. |
2. Không gian |
Không gian của truyện trinh thám là không gian hiện trường - nơi xảy ra vụ án, cũng là nơi người điều tra nghiên cứu để tìm thủ phạm. - Các vụ án có thể diễn ra ở những không gian rộng (khu rừng, hang động, góc phố,...) hoặc không gian nhỏ hẹp (căn phòng, bàn ăn,...). - Không gian hiện trường được khắc hoạ chi tiết, cụ thể và gắn liền với dấu hiệu bằng chứng phạm tội. |
3. Thời gian |
Thời gian trong truyện trinh thám thường được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm với thông tin cụ thể về tháng, năm hay tình huống mà người điều tra tiếp nhận vụ án. => Tác dụng: Tạo nên tính chân thực cho câu chuyện. - Truyện trinh thám thường xây dựng tình huống người điều tra chịu áp lực chạy đua với thời gian để tìm ra kẻ phạm tội. Điều này tạo ra sự căng thẳng, hấp dẫn cho người đọc đồng thời cho thấy tài năng của người điều tra. |
4. Cốt truyện |
- Cốt truyện trong truyện trinh thám gồm một chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra. - Tác phẩm thường bắt đầu bằng một bí ẩn được đặt ra - thực chất là một vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết dường như không thể giải thích được; sau đó là hành trình giải mã của người điều tra và cuối cùng bí ẩn được làm sáng tỏ. |
5. Hệ thống nhân vật |
Hệ thống nhân vật trong truyện trinh thám thường gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm. - Người điều tra là nhân vật chính trong tác phẩm, có thể là nhà điều tra chuyên nghiệp như thám tử, cảnh sát, thanh tra,... hoặc nhà điều tra nghiệp dư. Người điều tra trong truyện trinh thám có tố chất đặc biệt. Đó là sự dũng cảm, ưa mạo hiểm, vốn kiến thức phong phú, trí thông minh vượt trội, tài quan sát và suy luận,... đặc biệt là phẩm chất trung thực, luôn đặt sự thật lên trên hết nhằm bảo vệ lẽ phải và công lí. |
6. Các chi tiết |
Truyện trinh thám có những chi tiết thể hiện sự bí ẩn, li kì của vụ án và những bất ngờ của cuộc điều tra. - Những chi tiết về khung cảnh, không gian, thời gian xảy ra sự việc; chân dung, cử chỉ, hành động, lời nói,... của nhân vật thường có dấu hiệu của bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra. |
7. Ngôi kể |
Câu chuyện trong truyện trinh thám được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. - Ở ngôi thứ nhất, câu chuyện thường được kể lại qua lời của người điều tra hoặc lời một người bạn của người điều tra - nhân vật chứng kiến toàn bộ quá trình giải mã vụ án. Điều này giúp câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin, bất ngờ và kịch tính hơn. |
* Củng cố, hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành bài viết còn lại.
- Soạn bài: Ôn tập các biện pháp tu từ.
****************************
Ngày soạn: …………….
Ngày dạy: ……………...
TIẾT 3,4: ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm của – BPTT chơi chữ, điệp thanh, điệp vần
- Phân tích được tác dụng của – BPTT chơi chữ trong ngữ cảnh, điệp thanh, điệp vần
- Biết sử dụng – BPTT chơi chữ, điệp thanh, điệp vần đúng và hiệu quả trong các hoạt động viết, nói và nghe.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ, hoán dụ…Làm bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp đó.
- Rèn kĩ năng làm các bài tập về phép tu từ đã học.
2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt.
- Viết thành thạo đoạn văn có sử dụng các BPTT.
3.Thái độ : Giaó dục hs ý thức làm bài độc lập, sáng tạo.
-Giáo dục ý thức yêu quý, trau dồi ngôn ngữ dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập hai, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập...
- Hs chuẩn bị bài ở nhà theo HD của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*Khởi động:
PHẦN I. NHẮC LẠI LÍ THUYẾT
I. Tìm hiểu về biện pháp chơi chữ
1. Khái niệm
Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa của từ ngữ một cách khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe).
2. Một số cách chơi chữ thường gặp
- Dùng từ đồng âm.
- Dùng từ gần âm (trại âm).
- Dùng lối điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ trái nghĩa.
- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
=> Những cách chơi chữ này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau làm phong phú thêm cho tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói.
3. Phạm vi sử dụng
- Dùng trong giao tiếp sinh hoạt đời thường.
- Dùng trong sáng tác văn học: thơ văn trào phúng, câu đối, ca dao,..
II. Tìm hiểu về biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần
|
Điệp thanh |
Điệp vần |
1. Là gì? |
Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) |
Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau. |
2. Tác dụng |
Làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt. |
Tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe). |
3. Cách nhận biết |
- Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc). - Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết. |
- Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. - Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ. |
................................
................................
................................
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)