Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa 10 Bài 18.

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18 sách mới

Quảng cáo

Xem thêm Giải Địa Lí 10 Bài 18 cả ba sách:

Quảng cáo

Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật (sách cũ)

I. Sinh quyển

- Khái niệm: Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

   + Phía trên: tiếp xúc với tầng ô dôn.

   + Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

Kết luận: Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

   + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

   + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

   + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

   + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 18.1. Mẫu diện đất feralit ở Việt Nam

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 18.2. Các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châu Âu)

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

   + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

   + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Xem thêm lý thuyết Địa Lí lớp 10 ngắn gọn, chi tiết hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

sinh-quyen-cac-nhan-to-anh-huong-toi-su-phat-trien-va-phan-bo-cua-sinh-vat.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên