Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

I. THẾ NÀO LÀ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

II. BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Sử dụng thiên địch

a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian…

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

- Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sử dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

- Ong mắt đỏ đẻ trứng lên sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thỏ lên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1 % số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được cơ bản giải quyết.

3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch
1. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian Gia cầm
Ấu trùng sâu bọ Cá cờ
Sâu bọ Cóc, chim sẻ, thằn lằn
Chuột Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng
2. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại Trứng sâu xám Ong mắt đỏ
Cây xương rồng Loài bướm đêm nhập từ Achentina
3. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt vi sinh vật gây hại Thỏ Vi khuẩn Myôma và vi khuẩn Calixi

III. ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Ưu điểm

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loài thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.

2. Hạn chế

- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.

Ví dụ : Kiến vốn được sử dụng để diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

Kiến diệt sâu hại lá cam

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Ví dụ : Để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Haoai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.

- Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại :

Ví dụ : Đối với nông nghiệp chim sẻ có ích hay có hại?

Vấn đề này trước đây gây nhiều tranh luận :

+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.

+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là chim có ích.

Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ vì cho rằng chim sẻ là chim có hại, nên Trung Quốc đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học hay, ngắn gọn

Chim sẻ bắt sâu bọ

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bien-phap-dau-tranh-sinh-hoc.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên