Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Video Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Bài C1 trang 65 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 2:20): Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên?

Giải bài C1 trang 65 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy hoặc bị cong đi.

Bài C2 trang 65 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 2:47): Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì?

Hướng dẫn giải:

Hiện tượng chốt ngang bị gãy chứng tỏ khi dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản, sẽ gây ra một lực rất lớn.

Bài C3 trang 65 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 4:11): Bố trí thí nghiệm như hình 21.1b, rồi đốt nóng thanh thép. Sau đó vặn ốc để siết chặt thanh ốc lại. Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bị gãy. Từ đó rút ra kết luận gì?

Giải bài C3 trang 65 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Vật rắn khi gặp lạnh co lại, nếu bị ngăn cản, cũng gây ra một lực rất lớn.

Bài C4 trang 66 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 5:55): Chọn từ thích hợp: lực, vì nhiệt, nở ra đế điền vào chỗ trống của các câu sau:

- Khi thanh thép (1)... vì nhiệt, nó gây ra (2)... rất lớn.

- Khi thanh thép co lại (3)..., nó cũng gây ra (4)... rất lớn.

Hướng dẫn giải:

- Khi thanh thép (1) nở ra vì nhiệt, nó gây ra (2) lực rất lớn.

- Khi thanh thép co lại (3) vì nhiệt, nó cũng gây ra (4) lực rất lớn.

Bài C5 trang 66 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 7:13): Hình 21.2 là hình chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa. Em có nhận xét gì? Tại sao người ta lại phải làm như vậy?

Giải bài C5 trang 66 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

* Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở.

* Người ta làm như vậy là vì nếu chổ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua.

Do đó chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động lực lên nhau và đường ray sẽ không bị cong.

Bài C6 trang 66 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 10:13): Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn?

Giải bài C6 trang 66 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

* Hai gối đỡ đó có cấu tạo không giống nhau.

* Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không thể gây ra lực lớn làm ảnh hưởng đến cầu.

Bài C7 trang 66 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 13:31): Đồng và thép nở vì nhiệt giống nhau hay khác nhau?

Hướng dẫn giải:

Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

Bài C8 trang 66 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 14:49): Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

+ Khi hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép vì đồng nở dài.

Vì nhiệt nhiều hơn thép nên sẽ có chiều dài lớn thanh thép, mà hai đầu mỗi thanh bị giữ chặt, do đó để thỏa mãn được thanh đồng có chiều dài lớn hơn thì chúng phải uốn cong và đồng bao bên ngoài rìa.

Bài C9 trang 67 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 16:52): Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có cong không? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh đồng. Vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thanh thép nên thanh đồng có chiều dài nhỏ hơn thanh thép, do đó chúng phải cong lại thành vòng cung và thanh thép có chiều dài lớn hơn nên nằm phía ngoài vòng cung.

Bài C10 trang 67 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 19:01): Tại sao bàn là điện ở hình 21.5 lại tự động tắt khi đã đủ nóng? Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này nằm phía trên hay phía dưới?

Giải bài C10 trang 67 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

* Bàn là điện ở hình 21.5 tự động tắt khi đủ nóng là vì:

Khi đủ nóng, băng kẹp cong lên phía trên (do dãn nở vì nhiệt không đều của hai kim loại làm băng kép - ở đây phải dùng băng kép gồm thanh kim loại ở phía dưới nở vì nhiệt tốt hơn thanh ở trên), đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện.

* Thanh đồng nằm dưới băng kép vì đồng dãn nở vì nhiệt tốt hơn các kim loại thông dụng nên khi đung nóng băng kép nó giúp băng kép cong lên phía trên sẽ làm chốt khóa mở ra, mạch điện bị ngắt.

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên