Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều Bài 11: Trả lại của rơi
Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều Bài 11: Trả lại của rơi
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.
- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.
- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
- Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi; không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” - Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi.
- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động
- HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”.
- Thảo luận chung:
Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?
Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi:
Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?
Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào?
Em đã bao giờ trả lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khổ, nếu đấy là số tiến lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học ngày hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh
Mục tiêu:
- HS giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo.
Cách tiến hành:
- GV yêu câu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).
- HS kể chuyện trước Lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).
- GV kể lại nội dung chuyện:
Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng.
Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm:
Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ?
Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ?
Người khách kể:
Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị.
Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan.
Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói:
Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà!
- GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví?
Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì?
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng.
Lưu ý:
Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em.
Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Hoạt động 2: Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được.
Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi?
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thế. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe buýt, ở ngoài đường,. . .
- GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người tin cậy để nhờ giúp đỡ: Ví dụ: Nếu nhặt được của rơi ở trường thì có thê nhờ thầy/cô giáo; nếu nhặt được của rơi trong siêu thị thi có thể nhờ nhân viên siêu thị; nếu nhặt được của rơi ở trên xe buýt thì có thể nhờ người lái xe; nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường thì có thể nhờ chú công an; nếu nhặt được của rơi ở khu vui chơi thì có thế nhờ bác bảo vệ khu vui chơi;. . . Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại cùa rơi.
Lưu ý: Hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57 chỉ là gợi ý. Ngoài ra, H S có thể kể thêm những người phù hợp, đáng tin cậy khác, trong những tình huống khác nữa.
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
- HS biết phân biệt hành vi thật thà và không thật thà khi nhặt được của rơi.
Biết đồng tình với hành vi thật thà trả lại của rơi; không đồng tình với hành vi tham của rơi.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, ưang 57.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các tranh để đưa ra nhận xét, đánh giá.
- HS làm việc cá nhân.
Chia sẻ kết quả với bạn ngồi bên cạnh.
- GV mời một số HS trình bày ý kiến và hỏi thêm: Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của các bạn?
- GV kết luận:
+ Việc làm của bạn nhỏ trong tranh 1 và 3 là thật thà, không tham của rơi. Chúng ta nên đồng tình, ủng hộ những việc làm này.
+ Việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh 2 là chưa thật thà. Chúng ta nên nhắc nhở bạn nếu chứng kiến những việc làm như thế.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai
Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử thể hiện tính thật thà, không tham của rơi.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 58, 59 và cho biết nội dung tình huống xảy ra trong tranh.
- HS nêu tình huống xảy ra.
- GV giới thiệu nội dung ba tình huống và phân công mồi nhóm thảo luận lựa chọn và đóng vai thể hiện cách ứng xử trong một tình huống:
+ Tình huống 1: Lan đến lớp sớm và nhặt được quyển truyện tranh của ai đó để quên trong ngăn bàn. Đây là quyển truyện tranh rất đẹp mà Lan đã thích từ rất lâu. Lan nên làm gì với quyển truyện nhặt được?
+ Tình huống 2: Trên đường đi học, Mai nhìn thấy một chiếc đồng hồ rơi ở trên đường. Mai nên làm gì?
+ Tình huống 3: Tan học về, Minh khoe nhặt được tiền ở sân trường và rủ Tân đi mua kem ăn. Tân nên làm gì?
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều chuẩn khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3