Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức Bài 6: Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị

Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức Bài 6: Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.

- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

2. CHUẨN BỊ

GV:

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

• Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),…

• Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên”

- GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”.

- GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mếm.

- HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày.

2. Khám phá

Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị

- GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?”

- GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết:

+ Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu).

+ Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.

+ Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.

+ Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp.

3. Luyện tập

Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm

- GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao?

- HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh.

+ Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2.

+ Mặt mếu: việc làm ở tranh 3.

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2.

+ Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố.

+ Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ.

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.

+ Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời.

- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận.

Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

- HS hát

- HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS chọn

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ

- HS nêu

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học