Giáo án GDCD 7 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 2)

Giáo án GDCD 7 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 2)

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án GDCD 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu được nội dung quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

2. Kĩ năng

- HS biết tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân

- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ kợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.

3. Thái độ

- Giúp HS có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học

1. Giáo viên

Hiến pháp VN 1992, điều 70; Bộ luật hình sự , Điều 129. Tình huống đạo đức. Tranh ảnh.

2. Học sinh

Chuẩn bị các tình huống thực tế liên quan (địa phương, báo chí)

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………

2. Kiểm tra bài cũ

GV nhận xét bài kiểm tra, trả bài, vào điểm.

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu tt mục ĐVĐ

? Em hãy nhận xét chung về tình hình tôn giáo ở Việt Nam ?(tích cực và tiêu cực

a. Tích cực:

- Là người lao động.

- Có tinh thần yêu nước.

- Góp nhiều công sức XD và bảo vệ TQ.

- Thực hiện tốt chính sách p.luật.

- Hàng chục đạo thanh niên có đạo hy sinh trong chiến tranh bảo vệ TQ.

b. Tiêu cực:

- Trình độ thấp  mê tín.

- Bị kích động  lợi dụng vào mục đích xấu.

- Hoạt động trái pháp luật.

- ảnh hưởng tới sức khoẻ, tài sản.

- Tổn hại lợi ích quốc gia.

Hoạt động 2:Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- HS đọc và tìm hiểu thông tin ở SGK về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo.

- HS thảo luận nhóm:

N1,2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

N3,4: Đảng và nhà nước ta có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng và TG ? Những hành vi như thế nào thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Công dân có quyền theo, không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào; khi đã theo có quyền thôi không theo, bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.

N5,6: Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền TDTNVTG ?

5. Trách nhiệm của công dân: Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Tôn trọng nơi thờ tự: Chùa, miếu, đền, nhà thờ.

- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng và TG của CD ?

học tập văn hoá; nắm chắc pháp luật; không mê tín dị đoan; không tin điều nhảm nhí, luôn nâng cao hiểu biết,…

N7,8: Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

- HS trình bày ý kiến thảo luận - nhận xét.

- GV nhận xét, ghi điểm.

6. Nghiêm cấm: việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.

Hoạt động 3: tóm tắt ND BH.

- GV hướng dẫn HS tóm tắt ND cơ bản của BH theo SGK và ND vừa thảo luận, HS ghi vở

Hoạt động 4: Luyện tập.

- HS làm bài tập: e, g (54).

II.Bài tập

Bài a/53:

Người có đạo là người có tín ngưỡng. Vì bất kì đạo nào đó suy cho cùng đều là tôn giáo, mà tôn giáo là hình thức tổ chức tín ngưỡng cao.

Bài b/53:

Xét về giống nhau thì mê tín dị đoan và tín ngưỡng, tôn giáo đều tin vào một điều thần bí, hư ảo, vô hình. Nhưng:

- Mê tín, dị đoan lại tin một cách thái quá, không hợp với lẽ thường, được lập ra để lợi dụng lòng tin của người khác và hoạt động vì mục đích kiếm tiền là chính.

- Khác với mê tín, dị đoan, tín ngưỡng - tôn giáo hướng cho chúng ta đến vs những điều tốt đẹp, làm cho con người tin tưởng những quan niệm giáo lí đúng với lẽ tự nhiên như ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Bài c/53:

Những hành vi nhạo báng, thiếu tôn trọng, nghiêm cấm các tôn giáo hoạt động là những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ví dụ:

+ Thu hồi trái phép tài sản của tôn giáo.

+ Nhạo báng một tôn giáo nào đó.

+ Nghiêm cấm các tôn giáo tổ chức các hoạt động...

Bài d/53:

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Bài đ/53:

Để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân em sẽ:

+ Không nhạo báng các tôn giáo khác tôn giáo của mình.

+ Tôn trọng hoạt động của các tôn giáo.

+ Có lập trường vững vàng để không bị dụ dỗ, lôi kéo....

+ Thực hiện các quy định của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Bài e/53:

Các hành vi thể hiện sự mê tín: (1) (2) (3) (4) (5)

Bài g/53:

Theo em, học sinh ngày nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Chẳng hạn:

+ Rủ nhau đi xem bói về đường công danh, sự nghiệp, học hành, tình yêu.

+ Kiêng ăn trứng, thịt vịt trước khi thi.

Để không bị các hiện tượng mê tín, dị đoan ảnh hưởng. Theo em, chúng ta nên nâng cao mức hiểu biết của mình về tín ngưỡng và các vấn đề mê tín, dị đoan. Bên cạnh đó, chúng ta chuyên tâm vào học hành, nâng cao tri thức, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề để không bị các đối tượng xấu lợi dụng.

4. Củng cố

- HS làm bài tập lên phiếu:

1. Những hành vi nào sau đây cần phê phán:

a. Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.

b. Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.

c. Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.

d. Đọc báo, hút thuốc khi nghe cha giảng đạo.

e. Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú.

2. Những hiện tượng sau có phải là tín ngưỡng không? Vì sao?

HS trước khi đi thi: Một số ngày kiêng kỵ

1. Đi lễ để được điểm cao.

2. Không ăn trứng.

3. Không ăn xôi lạc.

4. Không ăn chuối.

5. Sợ gặp phụ nữ.

- Mùng năm mười bốn hai ba.

Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.

- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.

* GV kết luận bài học: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo phật, đạo thiên chúa… và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì cũng là mục đích hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, mhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, làm bài tập a, c, d, đ.

- Xem trước bài 17.

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên