Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án GDCD 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.

2. Kĩ năng

Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo.

3. Thái độ

- Giúp HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học

1. Giáo viên

- Soạn và nghiên cứu bài dạy.

- Tục ngữ, câu ca dao, bài hát có nội dung nói về tôn sư trọng đạo.

- Giấy khổ to, đèn chiếu.

2. Học sinh

- Đọc trước bài ở nhà: Bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số:.........

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người?

? Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người.

- HS trả lời.

- GV nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới

GV dùng đèn chiếu để giới thiệu về mẫu chuyện tôn sư trọng đạo.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Bốn mơi năm nghĩa nặng tình sâu”.

- 1 HS đọc diễn cảm truyện.

- Cả lớp thảo luận.

I. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.

? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian.

- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.

? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình.

- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến

? HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?

- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.

Hoạt động 2 : HS tự liên hệ.

? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em?

- GV phát biểu học tập: Đánh dấu x vào ô những việc em đã làm được.

+ Lễ phép với thầy cô giáo. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “Em thưa thầy,cô” Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Cố gắng học thật giỏi. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Tâm sự chân thành với thầy cô. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ.Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

- HS trình bày bài làm. Giáo án GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo | Giáo án Giáo dục công dân 7 mới, chuẩn nhất

GV chấm 5 phiếu.

? Ngoài những việc làm trên em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô?

- 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS.

Hoạt động 3: Hướng dẩn HS tìm hiểu khái niệm.

- GV giải thích từ Hán Việt

Sư: Thầy, cô giáo.

Đạo: Đạo lí.

II. Nội dung bài học:

? Tôn sư là gì?

1, Khái niệm:

- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.

? Trọng đạo là gì?

- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.

? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.

Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên có còn đúng nữa không?

HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.

? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS thảo luận nhóm.

HS trình bày ý kiến thảo luận.

GV nhận xét, kết luận.

2, Biểu hiện:

- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.

- Hành động đền ơn đáp nghĩa.

- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo

? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?

3, ý nghĩa:

- Là truyền thống quý báu của dân tộc. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.

- Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết.

Hoạt động 4: Luyện tập

Bài a (19) GV tổ chức TC: 47 HS lên bảng thể hiện 4 động tác hành vi.

HS quan sát hành động của bạn và cho biết hành động đó thể hiện ở câu nào?

- HS giải thích.

- GV: NX.

Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo?

- HS nêu, GV bổ sung.

III. Bài tập

Bài a/19:

- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1) và (3). Bởi vì:

(1) Năm đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng thầy cô, không qua loa, vội vàng mà đứng nghiêm trang, lễ phép.

(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1: Anh Thắng đã là sinh viên, nhưng thầy cô khi còn là lớp 1 anh vẫn còn nhớ và tỏ lòng biết ơn.

- Hành vi cần phê phán là hành vi (2) và (4). Bởi vì:

(2) Hoa không biết vâng lời thầy, mải chơi nên không làm bài tập, không thể hiện sự ngoan ngoãn, nghe lời.

(4) Hành động vò nát bài tập là thiếu tôn trọng thầy giáo. Đó là sự vô lễ cần phải bị nên án.

Bài b/19:

- Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói: đố mày làm nên!

- Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim

Bài c/20:

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo là câu (5)

- GV kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.

4. Củng cố

- HS thi hát về thầy cô giáo.

- GV khái quát.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm bài tập c (20)

- Chuẩn bị: Đọc trước truyện “một buổi lao động”

Xem thử Giáo án GDCD 7 KNTT Xem thử Giáo án GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7 CTST Xem thử Giáo án GDCD 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên