Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Xem thử Giáo án GDCD 7 Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không thể bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

2. Về năng lực

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường.

- Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa…); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp bạo lực học đường.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Bình tĩnh: Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống bạo lực để có thể đưa ra cách ứng biến phù hợp.

- Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống bạo lực; cần linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân tránh rủi ro đáng tiếc do bạo lực học đường gây ra.

- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tạo ra mâu thuẫn với người khác.

- Nhân ái: yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp phải các tình huống bạo lực trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ máy soi.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Nêu được hành vi nào chưa phù hợp trong bức tranh và giải thích.

Quảng cáo

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Những hành vi chưa phù hợp của các bạn học sinh là:

+ Dọa nạt bạn học sinh nữ.

+ Quay phim, chụp ảnh hành vi dọa nạt đó.

- Hành vi đó sẽ gây ra tâm lí căng thẳng, sợ hãi cho bạn nữ; tổn thương về mặt tinh thần; thậm chí có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.

? Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?

Giáo án GDCD 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi

Quảng cáo

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên mời một số học sinh đưa ra suy nghĩ của mình và lý giải vì sao chọn như vậy

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung: Trường học thân thiện, hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta có suy nghĩ, thái độ, hành vi đúng và phù hợp. Vậy bạo lực học đường là gì? Biểu hiện, nguyên nhân của nó như thế nào? Giải pháp cho vấn đề này ra sao? Cô trò ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện bạo lực học đường?

a. Mục tiêu:

- HS tìm nêu được khái niệm về bạo lực học đường.

- Đưa ra được biểu hiện của bạo lực học đường.

b. Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm, cùng nhau quan sát tranh; đọc tình huống, suy nghĩ trả lời được câu hỏi.

Câu 1: Gọi tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.

Câu 2: Đọc tình huống và tìm biểu hiện của bạo lực học đường từ 3 tình huống trên.

Nhóm 1: Tình huống 1

Nhóm 2: Tình huống 2

Nhóm 3: Tình huống 3

? Kể thêm một vài biểu hiện khác của bạo lực học đường?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án GDCD 7 Xem thử Giáo án điện tử GDCD 7

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên