Giáo án Hóa học 11 Chương 2: Nitơ - Photpho (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 11 Chương 2: Nitơ - Photpho phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Hóa học 11 Chương 2: Nitơ - Photpho (mới, chuẩn nhất)

Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Hiểu được:

- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

2. Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.

- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

3. Thái độ:

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch

- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực giải quyết vấn đề

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị các câu hỏi.

HS: Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp .

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (Xem trong nội dung: Về cấu hình e, vị trí trong BTH, liên kết hóa học ...)

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử

GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của 7N

Hỏi: Từ cấu hình e, xác định vị trí của N trong BTH?

Hỏi: Dựa vào cấu hình e, cho biết loại liên kết được hình thành trong phân tử N2?

HS: Viết CTCT

Hoạt động 2: Tính chất vật lí

Hỏi: N2 có tính chất vật lí nào?

Hoạt động 3: Tính chất hoá học

GV: Nitơ là phi kim khá hoạt động (Độ âm điên là 3) nhưng ở to thường khá trơ về mặt hoá học, vì sao?

Hỏi: Số OXH của N ở dạng đơn chất là bao nhiêu? Ngoài ra, N còn có những số oxi hoá nào trong các hợp chất?

Hỏi: Dựa vào các Số OXH àTính chất HH của N2?

GV: SOXH của N trong các hợp chất CHT: -3, +1, +2, +3, +4, +5

- Dựa vào sự thay đổi SOXH của N → Dự đoán tính chất hoá học của N2

HS: N2 thể hiện tính khử và tính oxi hoá

GV: Xét xem N2 thể hiện tính khử hay tính oxi hoá trong trường hợp nào?

GV: Y/c HS viết phản ứng của N2 với H2 và kim loại hoạt động

Hỏi: Xác định Số OXH của N trước và sau phản ứng cho biết vai trò của N2 trong phản ứng.

GV: Y/c HS viết pứ của N2 và O2

Hỏi: Xác định Số OXH của N trước và sau pứ cho biết vai trò của N2.

- GV nhấn mạnh: Pứ này rất khó xảy ra, cần to cao và là pứ thuận nghịch. NO rất dễ dàng kết hợp với O2 → NO2 màu nâu đỏ.

GV thông tin: Pư giữa N2 và O2 trong tự nhiên xảy ra khi có sấm sét.

- GV: Một số oxit khác của N: N2O, N2O3, N2O5, chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N2 và O2

Hoạt động 4: Điều chế và ứng dụng

Hỏi: Nitơ có ứng dụng gì?

Hỏi: Trong tự nhiên Nitơ có ở đâu và dạng tồn tại của nó là gì?

Hs: Nghiên cứuứu kiến thức thực tế và sgk

Hỏi: Người ta điều chế N2 bằng cách nào?

I. Vị trí và cấu hình e nguyên tử: (7 phút)

- Cấu hình e của N: 1s22s22p3 có 5e ở lớp ngoài cùng.

- Vị trí của N trong BTH: Ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.

- Phân tử N gồm 2 ngtử N, liên kết với nhau bằng 3 liên kết CHT không cực.

- CTCT: N ≡ N

II. Tính chất vật lí: (3 phút) Sgk.

III. Tính chất hoá học: (15 phút)

- Ở to thường N2 khá trơ về mặt hoá học.

- Ở to cao N2 trở nên hoạt động.

- Các trạng thái oxi hoá: -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 → Tuỳ thuộc độ âm điện của chất p/ư mà N2 nó thể hiện tính khử hay tính oxi hoá.

1. Tính oxi hoá:

a. Tác dụng với kim loại mạnh. (Li, Ca, Mg, Al.. tạo nitrua kim loại) (trong đó N có số oxi hóa -3)

6 Li + N2 → 2 Li3N

3 Mg + N2 → Mg3N2

b. Tác dụng với hiđrô: to cao, P cao, xt.

Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất

2. Tính khử:

- Tác dụng với oxi : ở 3000oC hoặc to của lò hồ quang điện.

Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất

- NO dễ dàng kết hợp với O2 tạo NO2 (màu nâu đỏ),

2 NO + O2 → 2 NO2

- Một số oxit khác của N: NO2, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ N và O.

* Kết luận: N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố độ âm điện nhỏ.

IV. Ứng dụng: (5 phút) SGK

V. Trạng thái thiên nhiên: (5 phút)

- N2 tồn tại ở dạng tự do và hợp chất. Dạng tự do chiếm 4/5 thể tích không khí. Dạng hợp chất: NaNO3, protein của động vật và thực vật.

- N2 có 2 đồng vị: Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất (0,37%)

VI. Điều chế: (3 phút)

a. Trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

b. Trong PTN:sgk

4.Củng cố: Các em cần nắm được tính chất hóa học của N.

5. GV hướng dẫn HS về nhà:

- Học lí thuyết; Làm các bài tập sau bài học sgk.

- Đọc và nghiên cứu bài amoniac trước khi đến lớp.

147N

 

Giáo án Hóa học 11 Bài 8 : Amoniac và muối amoni

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Hiểu được: Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi).

2. Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.

- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.

- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.

- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng

3. Thái độ:

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch

- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học

4. Phát triển năng lực

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề :

- Phát triển năng lực sáng tạo :

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- PPDH đàm thoại phát hiện.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị giấy quỳ tím, giấy phenolphtalein hoặc giấy pH, các dd NH3, AlCl3, HCl.

HS: Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của N ? Lấy ví dụ minh họa ?

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về amoniac

Hỏi: Dựa vào cấu tạo của nguyên tử N và H hãy mô tả sự hình thành ptử NH3 ? Viết CT e và CTCT ptử NH3 xác định Số OXH của N? Dự đoán tính chất hóa học của NH3?

Hs: - Trong ptử NH3, N có Số OXH -3

HS: N có các số OXH:-3, 0, +1, +2, +3,+4, +5. Có tính khử .

+ Nguyên tử N có Số OXH thấp nhất -3

GV bổ sung: Phân tử có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực.

GV:Yêu cầu hs quan sát bình đựng khí NH3, dNH3/kk , thí nghiệm thử tính tan của NH3 (h2.3 sgk).

Tính chất vật lí:

Tích hợp: NH3 là chất hh có thể gây ô nhiễm môi trường kk và môi trường nước. Vậy mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống của mình thật trong lành. Yêu cầu khi ở trường mỗi cá nhân sau khi đi vệ sinh xong, cần dội nước cho sạch, cho hết phần nước tiểu mình vừa đi xong.

Gv: Làm TN thử tính tan của khí NH3

Hs: Quan sát hiện tượng và giải thích.

+ Khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm P trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng → NH3 có tính bazơ.

Hỏi: Viết phương trình NH3 + H2O?

Hỏi: Khi cho dd AlCl3 vào dd NH3 sẽ xảy ra pứ nào? → Làm thí nghiệm với dung dịch AlCl3

HS:Quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PT phân tử, PT ion thu gọn

GV: Làm thí nghiệm: NH3 + HCl đặc

Hs quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình

Hỏi: Em hãy cho biết Số OXH có thể có của N? Đoán tính chất của N

GV: Cho hs quan sát hiện tượng (h2.4 sgk).Yêu cầu hs cho biết chất tạo thành khi đốt cháy NH3, viết PTHH.

Gợi ý: Sản phẩm là khí N2.

- Gv kết luận: Về TCHH của NH3.

+ Tính bazơ yếu.

+ Tính khử

A. AMONIAC

I. Cấu tạo phân tử: ( 5 phút) Giáo án Hóa học 11 Bài 8 : Amoniac và muối amoni mới nhất → Phân tử NH3 phân cực .

II. Tính chất vật lí: (5 phút)

- Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí

- Tan nhiều trong nước dd có tính bazơ.

 

 

 

III. Tính chất hoá học: (25 phút)

1. Tính bazơ yếu:

a. Tác dụng với nước:

NH3 + H2O → NH4+ + OH-

- dd NH3 là bazơ yếu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

b. Tác dụng với dung dịch muối:

- Dd NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại

AlCl3 +3NH3 +3 H2O → Al(OH)3↓ + 3 NH4Cl

Al3++3NH3+3H2O → Al(OH)3↓+ 3NH4+

c. Tác dụng với axit :

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

NH3   (k) + HCl   (k) → NH4Cl

(không màu)      (ko màu)      (khói trắng)

2. Tính khử:

a. Tác dụng với oxi:

Giáo án Hóa học 11 Bài 8 : Amoniac và muối amoni mới nhất

b. Tác dụng với Clo: sgk

* Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản:

- Tính bazơ yếu

- Tính khử

4.Củng cố: Các em cần nắm được các tính chất hóa học của NH3.

5. GV hướng dẫn HS về nhà:

- Học lí thuyết; - Làm các bài tập 1,3, 5, 8 ở trang 37,38 sgk.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên