Giáo án Hóa học 12 Chương 2: Cacbohiđrat mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 12 Chương 2: Cacbohiđrat phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 12 Chương 2: Cacbohiđrat

Xem thử

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:

Giáo án Hóa học 12 Bài 5: Glucozơ

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ.

Hiểu được:

- Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.

- Dự đoán được tính chất hoá học.

- Viết được pthh chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.

- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.

3. Thái độ:

+ Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, chính xác.

+ Nhận thức được vai trò cacbohidrat trong đời sống.

4. Trọng tâm

- CTCT dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.

- Tính chất hoá học cơ bản của glucozơ (phản ứng của các nhóm chức và sự lên men).

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực giao tiếp

3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học

4. Năng lực thực hành hóa học

5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Giáo án, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm

- Dụng cụ: giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, thìa, đèn cồn.

- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH, dd glucozơ, dd AgNO3, NH3

+ Mô hình, hình vẽ phân tử glucozơ và fructozơ.

+ Các video thí nghiệm.

+ Phiếu học tập.

2. Học sinh: đọc trước nội dung bài ở nhà, chuẩn bị mẫu glucozơ, giấy A0

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm

- Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, phương pháp trực quan.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ

- Kết hợp vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. Mở đầu

Giáo viên trình chiếu các sản phẩm có chứa hợp chất cacbohiđrat

+ Glucozơ, fructozơ: quả nho chín, mật ong,…

+ Saccarozơ: cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,...

+ Tinh bột: gạo, khoai, ngô,...

+ Xenlulozơ: sợi bông, gỗ, sợi đay,...

Thông qua sản phẩm được trình chiếu, giáo viên cùng học sinh xây dựng khái niệm, phân loại hợp chất cacbohidrat

- HS quan sát

- Phát biểu khái niệm và phân loại các hợp chất cacbohidrat

MỞ ĐẦU

* KHÁI NIỆM: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

Thí dụ:

Tinh bột: (C6H10O5)n hay [C6(H2O)5]n hay C6n(H2O)5n

Glucozơ: C6H12O6 hay C6(H2O)6

* PHÂN LOẠI

Giáo án Hóa học 12 Bài 5: Glucozơ mới nhất Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn chức giản nhất, không thể thuỷ phân được.

Thí dụ: Glucozơ, fructozơ.

Giáo án Hóa học 12 Bài 5: Glucozơ mới nhất Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit

Thí dụ: Saccarozơ, mantozơ.

Giáo án Hóa học 12 Bài 5: Glucozơ mới nhất Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thuỷ phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

Thí dụ: Tinh bột, xenlulozơ

Hoạt động 2: I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Giáo án Hóa học 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hoá học của saccarozơ (thuỷ phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Viết các pthh minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất tính theo hiệu suất.

3. Thái độ

- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.

- Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.

- Nhận thức được tầm quan trọng của đường saccarozơ trong thực tiễn

4. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của saccarozơ

- Tính chất hoá học cơ bản của saccarozơ

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực giao tiếp

3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học

4. Năng lực thực hành hóa học

5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng, cặp gỗ, bật lửa, đèn cồn.

- Hoá chất: dd NaOH 10%, CuSO4 5%, dd AgNO3/ NH3, H2O, saccarozơ.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về glucozơ và chuẩn bị bài mới

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm

- Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, phương pháp trực quan.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

Nêu cấu tạo phân tử dạng mạch hở và tính chất hoá học của glucozơ? Viết các phương trình phản ứng minh họa

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. I – SACCAROZƠ

1. Tính chất vật lí

GV giới thiệu: saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt

- GV chiếu các hình ảnh cho HS quan sát

- GV gt về cây thốt nốt và đường thốt nốt.

GVBS: Saccarozơ có nhiều dạng sản phẩm như đường phèn, đường kính, đường cát...

GV cho Hs quan sát mẫu đường trắng, sau đó:

- Hoà tan vào nước ở nhiệt độ thường.

- Đun nóng cốc nước đường.

? Nhận xét:

- Trạng thái.

- Màu sắc.

- Khả năng hoà tan.

Liên hệ thực tế: hiện tượng xảy ra khi đun chảy đường?

HS lắng nghe, quan sát

HS quan sát và nhận xét, trả lời câu hỏi

Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

I – SACCAROZƠ

(C12H22O11: Đường mía)

Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.

1. Tính chất vật lí

- Chất rắn, kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 1850C.

- Tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.

Hoạt động 2: 2. Cấu tạo phân tử

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên