Giáo án Lịch Sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và II

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và II

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện đến thời đại Văn Lang – Âu Lạc.

- Nắm chắc hơn những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của các thời kì khác nhau.

- Nắm những nét chính về kinh tế, văn hoá thời Văn Lang - Âu Lạc.

2. Thái độ

- Giáo dục HS tình cảm đối với đất nước, văn hoá dân tộc.

3. Kĩ năng

- Kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện.

4. Định hướng phát triển năng lực

II. Phương pháp

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

Bản đồ nước Văn Lang- Âu Lạc, bảng phụ

2. Chuẩn bị của học sinh

Chuẩn bị bài.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ ( Lồng ghép trong quá trình học bài)

3. Bài mới

Giới thiệu bài mới (1p) : Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức cơ bản về thời cổ đại trên đất nước ta trong các bài ở chương I và II. Để khắc sâu, nhớ kĩ những sự kiện, nội dung chính lịch sử dân tộc trong thời kì này, hôm nay chúng ta sẽ khái quát qua bài 16.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*HĐ 1: (12p) Cá nhân.

GV: Căn cứ vào những bài học đã học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta?

HS quan sát hình 24 SGK trả lời.

GV: Em hãy xác định vùng những người Việt cổ cư trú?

HS: Hang Thảm Hai, Thẩm Khuyên – Lạng Sơn, Núi Đọ – Thanh Hoá, hang Kéo Lèng – Lạng Sơn.

GV sơ kết

HS lập sơ đồ : Dấu vết của người tối cổ ở Việt Nam.

1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta.

- Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước Việt Nam

Thời gian Địa điểm Dấu tích

40-30 vạn năm

-Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( LS),Núi Đọ,Quan Yên(TH) Xuân Lộc(ĐN)

- Răng người tối cổ

- Nhiều công cụ đá.

*HĐ2: (14p)Nhóm – Cá nhân

Nhóm 1: Giai đoạn người tối cổ.

Nhóm 2: Gđ đầu người tinh khôn.

Nhóm 3: Gđ phát triển người tinh khôn.

GV: Căn cứ vào đâu em xác định những tư liệu này?

HS: Căn cứ vào công cụ sản xuất

GV hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ VN.

2. Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?

Giai đoạn Địa điểm Thời gian Công cụ sản xuất

Người tối cổ

Sơn Vi

Hàng chục vạn năm

Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ

Người tinh khôn giai đoạn đầu

Hòa Bình, Bắc Sơn.

40-30 vạn năm.

Đồ đá giũa, mới công cụ đá được mài tinh xảo

Người tinh khôn giai đoạn phát triển

Phùng Nguyên

4000-3500 năm

Thời đại kim khí công cụ sản xuất bằng đồng than sắt.

*HĐ3: (12p) Cá nhân.

GV: Điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?

GV mời HS kể về truyền thuyết “Âu Cơ và Lạc Long Quân.”

GV giải thích từ “đồng bào”

GV: Thời gian hình thành nhà nước?

HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày.

GV: Những lí do nào dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?

HS: Con người phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm…

GV: Ngành kinh tế chính? Công cụ sản xuất chủ yếu?

HS: Kinh tế nông nghiệp.

3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?

HS tự ghi chép

*HĐ 4: (10p) Cả lớp ( cá nhân)

GV: Những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì?

HS: Dựa vào kiến thức đã học trả lời.

GV giải thích về trống đồng và thành cổ Loa- hiện vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

*Trống đồng Đông sơn: Là sản phẩm tiêu biểu nhất về trình độ phát triển cao của thuật đúc đồng thời Văn Lang- Âu Lạc, là nhạc cụ quan trọng nhất trong các ngày lễ hội, đồng thời là vật thể hiện những hoạt động tinh thần chủ yếu của người dân Văn Lang- Âu Lạc qua các hình hoa văn.

*Thành Cổ Loa: Là một công trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện rõ tài năng về các mặt: xây dựng, quân sự……của người Âu Lạc.

(Giáo dục môi trường)

4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?

- Trống đồng, Thành Cổ Loa

- Một số phong tục tập quán tiêu biểu

4. Tổng kết: (3p)

GV sơ kết bài: Tóm lại: Thời Văn Lang- Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:

- Tổ Quốc.

- Thuật luyện kim.

- Nông nghiệp lúa nước.

- Phong tục, tập quán riêng.

- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

5. Hướng dẫn học tập: (2p)

+ Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK

+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

Chuẩn bị: Kiểm tra học kì I

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên