Giáo án Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1, Kiến thức: Học sinh cần phải:

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

2, Kỹ năng:

- Quan sát , phân tích tranh

- So sánh, tổng hợp

- Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn sản xuất - tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

3, Thái độ:

- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng thoát hơi nước của lá cây

- Có ý thức tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh góp phần cải tạo môi trường sống

4, Năng lực:

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực chuyên biệt.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

5, Phương pháp:

-Quan sát tranh kết hợp đàm thoại gợi mở, đàm thoại tái hiện

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

-Tranh hình 3.1, , 3.3, 3.4 (SGK)

Học sinh:

- Học bài cũ (bài 2) và đọc trước bài 3

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu 1: Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn hàng chục mét?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Một trong 3 động lực giúp dòng nước trong  mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực là: lực hút do thoát hơi nước ở lá .Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua bài này.

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1:

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC (10p)

B1: GV:Cho HS nghiên cứu SGK mục I, yêu cầu HS trả lời  câu hỏi:

? So sánh tỉ lệ giữa lượng nước cây sử dụng để trao đổi tạo chất hữu cơ và lượng nước cây hấp thu được?

B2: GV nêu vấn đề: Lượng nước cây thoát vào không khí là rất lớn,vậy sự thoát hơi nước của cây có vai trò gì?

? Vai trò của thoát hơi nước đối với vận chuyển các chất trong cây?( Bài cũ)

B3: GV: Nêu vấn đề: ngô thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng hợp được 1kg chất khô. Vậy sự thoát hơi nước liên quan với quá trình tổng hợp chất hữu cơ của thực vật như thế nào?

B4: GV:Treo, giới thiệu tranh H3.2 (SGK),cho HS quan sát  và dẫn dắt bằng các câu hỏi:

? Nhận xét về con đường khuếch tán của CO2 từ môi trường vào lá và khuếch tán hơi nước từ lá ra ngoài?Từ đây rút ra vai trò của thoát hơi nước?

? Tại sao những ngày nhiệt độ môi trường cao cây thoát hơi nước mạnh, phản ứng này có lợi gì cho cây?

HS: Nghiên cứu SGK mục I để trả lời

- HS:  Nhớ lại bài học trước để trả lời

- HS: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi

- HS: Quan sát tranh,nghiên cứu SGK để trả lời

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất

- Nhờ có thoát hơi nước , khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

Năng lực quan sát tranh.

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.

Hoạt động 2:

II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ (8p)

B1: Gv hướng dẫn Nghiên cứu SGK và cho biết thí nghiệm nào chứng tỏ lá là cơ quan thoát hơi nước?

B2: GV: Cho HS xem bảng3: kết quả thực nghiệm của Garô,đặt câu hỏi:

? Số lượng khí khổng ở mặt lá cây có  vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây như thế nào?

? Lá cây đoạn và lá cây thường xuân đều không có lỗ khí ở mặt trên lá nhưng lá cây đoạn thì có thoát hơi nước còn lá cây thường xuân thì không?

? Vậy những cấu trúc nào của lá tham gia vào quá trình thoát hơi nước

? So sánh lượng hơi nước thoát ra ở mặt trên và mặt dưới của lá? Vì sao? Từ đó có thể rút ra kết luận gì?

B3: GV: Treo, giới thiệu tranh H3.4 (SGK). Cho HS quan sát,đặt câu hỏi:

? Mô tả cấu tạo tế bào khí khổng?

? Nghiên cứu SGK và giải thích cơ chế đóng mở khí khổng?

? Tại sao khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn?

? Lá non và lá già,loại lá nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?Vì sao?

Nghiên cứu hình 3.2(SGK) để trả lời

- HS: Nghiên cứu Bảng3 (SGK) để trả lời

- HS: Quan sát tranhH3.4 để trả lời

- HS: Nghiên cứu Sgk phần 2 để trả lời

- HS: Nghiên cứu SGK để trả lời

1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

- Các tế bào khí khổng và lớp cutin bao phủ toàn bộ bề mặt của lá (trừ khí khổng) là những cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá

- Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng

2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin

a. Thoát hơi nước qua khí khổng

* Cấu tạo tế bào khí khổng

(H 3.4 SGK)

* Cơ chế đóng mở khí khổng

- Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo  → khí khổng mở → thoát hơi nước mạnh

- Khi mất nước,thành mỏng hết căng,thành dày duỗi thẳng → khí khổng khép lại → thoát hơi nước yếu

b. Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá

- Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại

Hoạt động 3:

III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC (10p)

B1: GV:Cho HS nghiên cứu phầIII (SGK), đặt câu hỏi:

? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thoát hơi nước?

B2: Qua nghiên cứu thấy cây cải bắp thoát hơi nước khá mạnh; cây lúa thời kì làm đòng thoát hơi nước mạnh nhất...

? Vậy sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng những yếu tố nào?

- HS: Nghiên cứu SGK phần III để trả lời

- HS: Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời

- Nước,ánh sáng,nhiệt độ,gió,các ion khoáng... điều tiết hàm lượng nước trong tế bào khí khổng,làm tăng hay giảm độ mở khí khổng  → ảnh hưởng đến thoát hơi nước

- Sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng của:đặc điểm sinh học của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

Năng lực quan sát tranh.

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế

Hoạt động 4:

IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG (5p)

B1: GV ? Nêu khái niệm sự cân bằng nước của cây trồng?

B2: GV? Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí như thế nào?

B3: GV ? Bằng cách nào có thể chẩn đoán nhu cầu về nước của cây?

HS: Nghiên cứu SGK phần IV để trả lời

HS: Dựa vào các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước vận dụng để trả lời

1. Sự cân bằng nước của cây

(SGK)

2. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

(SGK)

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

+ Những cấu trúc nào tham gia quá trình thoát hơi nước? Cấu trúc nào đóng vai trò chủ yếu?

+ Vì sao khi trồng cây người ta thường ngắt bớt lá?

D. Mở rộng (4p)

1. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?

* Đáp án: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là : Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng..

2. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

* Đáp án: Bởi vì, vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt và tỏa ra xung quanh làm cho nhiệt độ môi trường tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Đọc trước bài 4

- Rút kinh nghiệm bài học

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên