Giáo án Luyện từ và câu: Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Giáo án Luyện từ và câu: Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT 1).

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết ( hoặc nói ) được câu có hình ảnh so sánh (BT 3).

- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT 4).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.

3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.


- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.


- Học sinh hát.


- 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu: 

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.

*Cách tiến hành: 

*Việc 1: Mở rộng vốn từ

Bài tập 1: Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Cho học sinh làm bài theo nhóm.

- Gắn kết quả, chữa bài.

- Giáo viên, học sinh nhận xét ,bổ sung.

+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?

+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?

- Yêu cầu học sinh ghi vào vở.

+ Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?





Bài tập 2: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở.


- Giáo viên nhận xét, chữa bài.




*Giáo viên củng cố hiểu biết  tên các dân tộc thiểu số, gắn với đời sống của dân tộc ít người ở các miền đất nước.

*Việc 2: Luyện tập về so sánh

Bài tập 3:

Làm việc nhóm 4 -> Làm việc cả lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Học sinh cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh?

+ Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng?



- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 4: Làm việc cá nhân → Chia sẻ cặp đôi → Làm việc cả lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.

- Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.




- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Giáo viên củng cố về cách dùng hình ảnh so sánh và từ dùng để so sánh.




- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp.


- Thống nhất kết quả

+ Là các dân tộc ít người

+... thường sống ở miền núi,...



+ Các dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc: Tày, Nùng, Dao,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung: Vân Kiều, Khơ-mú,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền Nam: Khơ-me, hoa, Xtiêng,...




- Học sinh làm vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

- Học sinh chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ bậc thang, b/nhà rông

c/ nhà sàn, d/ Chăm







- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm

-  Học sinh quan sát tranh và và thực hiện các yêu cầu:

+ Tranh 1: Mặt trăng và quả bóng.


+  Mặt trăng tròn như quả bóng.


+ Học sinh nối tiếp chia sẻ các sự vật trong các tranh còn lại (...)




- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.

b/ như đổ mỡ

c/ như núi

3. HĐ ứng dụng (3 phút)


 4. HĐ sáng tạo (1 phút)


- Thi hát các bài hát, đọc các bài ca dao,… viết về các dân tộc.

- Sưu tầm, tìm các câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam có sử dụng phép so sánh.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên