Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Cánh diều Bài 15: Các giác quan
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Cánh diều Bài 15: Các giác quan
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh diều phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được tên, chức năng của các giác quan.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Quan sát và trải nghiệm thực tế để phát hiện ra chức năng của năm giác quan và tầm quan trọng của các giác quan.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.
- Thực hiện được các việc cần làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.
II. Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK.
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
- Bộ tranh về các giác quan.
III. Hoạt động dạy học
TIẾT 1, 2
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- GV giới thiệu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những bộ phận của cơ thể giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
1. Năm giác quan của cơ thể
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các giác quan
* Mục tiêu
- Xác định các bộ phận cơ thể (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) và các chức năng của chúng.
- Tìm hiểu về những thông tin mà các giác quan cung cấp cho chúng ta.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Các bạn trong hình có thể nhìn, nghe được gì?
+ Các bạn đó đã nhìn và nghe bằng bộ phận nào của cơ thể?
+ Bả, mẹ và các bạn trong hình đang làm gì?
+ Những bộ phận nào của cơ thể giúp nhận biết được vỏ mít xù xì,mùi thơm, vị ngọt của múi mít?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Tiếp theo, HS trả lời câu hỏi: Em nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ các vật xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
- Kết thúc hoạt động này, GV chốt lại nội dung chính: Cơ thể chúng ta có 5 giác quan là: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ,
- Tuỳ vào trình độ của HS mà GV có thể giới thiệu mở rộng cho HS: tên khoa học chính xác của năm giác quan là: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác tương ứng với nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Làm bài tập
* Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về chức năng của các giác quan và các bộ phận thực hiện các giác quan.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS quan sát hình và đọc thông tin trong các khung trong hình trang 102 (SGK) để làm bài tập: “Hãy nói tên các bộ phận của cơ thể phù hợp với những thông tin trong hình dưới đây”.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Gợi ý đáp án:
- Chúng ta nghe được các âm thanh khác nhau bằng tai.
- Chúng ta nhìn được hình dạng, màu sắc của vật bằng mắt.
- Chúng ta nhận biết được các vị đắng, cay, chua, ngọt, mặn bằng lưỡi. Chúng ta ngửi được các mùi khác nhau bằng mũi.
- Chúng ta cảm nhận được nóng, lạnh, trơn, nhãn, xù xì của vật bằng da. Kết thúc hoạt động này, GV dành thời gian cho HS đọc lại kiến thức chủ yếu trang 102 (SGK) để khắc sâu vai trò của năm giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nếu... thì ”
* Mục tiêu
- Gắn kết các bộ phận cơ thể thực hiện chức năng của các giác quan tương ứng.
* Cách tiến hành
Bước 1: HS chơi theo nhóm lớn (8 – 9 HS).
- Mỗi nhóm cần 1 quả bóng và đứng thành vòng tròn.
Cách chơi như sau:
- HS 1 cầm bóng sẽ vừa ném bóng cho bạn khác vừa phải nói câu đầu có chữ “Nếu... ”, Ví dụ: “Nếu là mùi ”.
- HS 2 bắt được bóng phải nói ngay: “... thì tôi sẽ ngửi được các mùi khác nhau ”. Tiếp theo, HS 2 vừa ném bóng cho HS 3 vừa nói một câu có chữ “Nếu... ". Ví dụ: “Nếu là tại ".
- HS 3 bắt được bỏng nói ngay: “... thì tôi sẽ nghe được các âm thanh khác nhau ”. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy sau khi HS đã nói đủ tên mắt, tai, da, mũi, lưỡi.
Lưu ý: Ai không bắt được bỏng là bị thua, ai bắt được bóng nhưng nói câu “thì... ”chậm, tất cả cùng đêm 1, 2, 3 mà không trả lời được cũng bị thua
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Sau trò chơi, HS thua ở các nhóm lên mua hoặc hát một bài.
- Cả lớp thảo luận câu hỏi: Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? (Trò chơi giúp em nói nhanh được tên các bộ phận cơ thể thực hiện chức năng của các giác quan tương ứng với nó.)
Hoạt động 4: Xử lí tình huống khi gặp người có khó khăn về nhìn hoặc nghe
* Mục tiêu
Thể hiện được sự cảm thông và có ý thức giúp đỡ những người có khó khăn vềnhìn hoặc nghe.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Em có thể hỗ trợ người thân, bạn bè hoặc những người tình cờ gặp trên đường gặp khó khăn về nhìn (nhìn không rõ hoặc không nhìn thấy gì) hoặc nghe (nghe không rõ hoặc không nghe được như thế nào?
- Mỗi nhóm chọn một trong những tình huống trên để thảo luận. Ví dụ: Nhóm 1: Có ông hoặc bà, tai nghe không rõ.
- Nhóm 2: Tinh cờ khi chuẩn bị sang đường, em gặp một người không nhìn thấy gì (hình trang 103 SGK).
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận tình huống của nhóm mình đã nhận và có thể phân công nhau đóng vai thể hiện cách các em hỗ trợ những người có khó khăn về nhìn hoặc nghe.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận hoặc đóng vai trước lớp. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc lời con ong trang 103 (SGK). Tuỳ vào trình độ của HS, GV có thể mở rộng những người khiếm thính là những người có khó khăn về nghe, những người khiếm thị là những người có khó khăn về nhìn.
ĐÁNH GIÁ
- Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1, 2, 3, 4, 5 của Bài 15 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của hai tiết học này.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 17: Vận động và nghỉ ngơi
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 18: Thực hành: Rửa tay, chải răng, rửa mặt
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và sức khỏe
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tự nhiên và xã hội lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3