Giáo án Văn 10 bài Lập luận trong văn nghị luận

Giáo án Văn 10 bài Lập luận trong văn nghị luận

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận.

- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận

2. Kĩ năng

- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập.

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,…

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra trong quá trình dạy học.

3. Bài mới

● Hoạt động 1, khởi động

- Cho luận điểm: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng, em sẽ triển khai như thế nào để viết thành một đoạn văn?

- HS trả lời. Gv chốt ý

- GV dẫn dắt: Bài văn nghị luận cũng là một dạng bài quan trọng trong phân môn làm văn lớp 10. Khi viết một bài văn nghị luận chúng ta cần xác luận điểm của vấn đề, luận cứ ấy ra sao? Đó là những nội dung của bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.

● Hoạt động 2, hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

2. 1 : Tìm hiểu về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.

GV: Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi.

* Mục đích của lập luận nằm ở câu văn nào?

HS: Đọc suy nghĩ và trả lời

- Để đạt được mục đích tác giả đã dùng những lý lẽ nào?

HS: Suy nghĩ và trả lời.

-(Từ sự phân tích trên) Em hãy cho biết lập luận là gì?

I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.

- Lập luận: Thuyết phục giặc Minh từ bỏ ý chí xâm lược: “Nay các ông không hiểu thời thế, lại dối trá” tức là “kẻ thất phu hèn kém” thì làm sao “cùng nói việc binh được”.

- Lí lẽ:

+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế

+ Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.

+ Mất thời không thế… trở bàn tay mà thôi.

- Khái niệm: Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đi đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) cần đạt tới.

2. 2: Cách xây dựng lập luận

- Muốn xây dựng lập luận, người viết phải tiến hành theo những bước nào?

- Luận điểm là gì?

HS đọc bài trả lời câu hỏi.

Câu 1: Bài văn "Chữ ta" bàn về vấn đề gì?

Câu 2: Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Đó là những luận điểm nào?

HS: Suy nghĩ trả lời.

- Luận cứ là gì?

Chia lớp thành 4 nhóm.

Thời gian thảo luận là: 5 phút.

Yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy chỉ ra những luận cứ ở đoạn văn trích "Lại dụ Vương Thông" - Nguyễn Trãi (SGK - 109).

+ Nhóm 3, 4: Hãy chỉ ra những luận cứ, luận chứng ở bài văn " Chữ ta"- Hữu Thọ (SGK - 110).

HS: Cử nhóm trưởng, thư ký phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các nhóm lần lượt thảo luận, bổ sung thống nhất ý kiến

- Từ 2 văn bản trên hãy cho biết đâu là luận cứ lý lẽ, đâu là luận cứ thực tế?

Gọi HS đọc phần 3 (SGK - 110) và trả lời câu hỏi sau:

- Em hiểu phương pháp lập luận là gì?

- Trong hai văn bản: Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp nào?

- Văn bản "Chữ ta" tác giả Hữu Thọ lập luận theo phương pháp nào?

HS: Suy nghĩ trả lời.

- Ngoài những phương pháp lập luận trên còn gặp nhiều phương pháp lập luận nào ở THCS?

GV gợi ý: Có nhiều phương pháp lập luận, sau đây là ba phương pháp cơ bản:

- Phương pháp diễn dịch: Là cách lập luận đi từ cụ thể đến khái quát.

- Phương pháp quy nạp: Là cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể.

- Phương pháp nêu phản đề: là cách đưa ra một ý kiến ngược lại hoàn toàn với vấn đề đang được bàn bạc rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đang bàn bạc.

II. Cách xây dựng lập luận:

1.Xác định luận điểm:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

- Bài văn "Chữ ta" tác giả phê phán sự lạm dụng tiếng nước ngoài ở nước ta.

- Bài văn có 2 luận điểm:

+ Bảng hiệu, quảng cáo tiếng Anh ở nước ta đang lấn lướt tiếng Việt.

+ Báo chí ở nước ta đưa tiếng nước ngoài vào nhiều chiếm mất trang, mất thông tin, gây thiệt thòi cho người đọc.

2. Tìm luận cứ:

- Luận cứ là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm.

- Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi là:

Luận cứ:

+ Được thời, có thế → biến mất thành còn; nhỏ thành lớn.

+ Mất thời, không thế → mạnh thành yếu; yếu thành nguy như trở bàn tay.

- Luận cứ cho luận điểm ở bài văn "Chữ ta":

+ Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Xơ Un.

+ Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam.

+ Cách sử dụng chữ nước ngoài trong báo chí ở nước ta và Hàn Quốc.

→ Đều là luận cứ thực tế "mắt thấy tai nghe" của tác giả.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận:

Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục.

- Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả.

- Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

+ Quảng cáo ở Hàn Quốc >< quảng cáo ở ta

+ Báo chí ở Hàn Quốc >< báo chí ở ta

- Phương pháp phản đề

- Phương pháp loại suy...

● Hoạt động 3, luyện tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Chia lớp thành 4 nhóm

Thời gian thảo luận: 5 phút

+ Nhóm 1, 2: bài tập 1 (SGK-111)

+ Nhóm 3, 4: bài tập 2 (a)(SGK-111)

HS: Cử nhóm trưởng, thư ký phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các nhóm lần lượt thảo luận, bổ sung thống nhất ý kiến.

1) Bài tập 1 (SGK - 111)

a. Luận điểm: “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng”.

b. Luận cứ:

+ Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực… đề cao con người”.

+ Bằng chứng thực tế: Qua các tác phẩm thời Lý để cao.... Sáng tác Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du.

c. Phương pháp lập luận: Theo phương pháp quy nạp.

2) Bài tập 2a: (SGK - 111) Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm.

● Hoạt động 4, vận dụng mở rộng (HS thực hiện ở nhà)

- Làm bài tập 3 SGK

- Xuất phát từ luận điểm: Trẻ em cũng phải được đối xử bình đẳng như mọi người trong xã hội, viết đoạn văn diễn dịch bàn về quyền của trẻ em.

4. Củng cố

- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

5. Dặn dò

- Chuẩn bị tiết trả bài viết số 6

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên