Giáo án Vật Lí lớp 8 Chương 2: Nhiệt học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Vật Lí dễ dàng biên soạn Giáo án Vật Lí lớp 8, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Vật Lí 8 Chương 2: Nhiệt học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Vật Lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Vật Lí 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Vật Lí lớp 8 Chương 2: Nhiệt học mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

I/ MỤC TIÊU       

1. Kiến thức

- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

2. Kỹ năng

- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.

Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

II/ CHUẨN BỊ

* Cho GV

- 2 bình chia độ đường kính 20mm

 + 1 bình đựng 50cm3 rượu   +  1 bình đựng 50 cm3 nước

-  ảnh chụp kính hiển vi điện tử.

* Mỗi nhóm HS

- 2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3

 + 1 bình đựng 50 cm3 ngô   +  1 bình đựng 50 cm3 cát khô và mịn.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                               (45 phút)

1/ Ổn định tổ chức                    SS - TT - VS              (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ (Linh động trong quá trình học)

3/ Bài mới                                                     (40 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV làm thí nghiệm đổ nhẹ 50cm3 rượu (có nồng độ không quá cao) theo thành bình vào bình chia độ đựng 50cm3 nước để thấy thể tích hỗn hợp rượu và nước là 100cm3, sau đó lắc mạnh hoặc dùng que khuấy cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau.

GV: Gọi 2,3 HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp

GV ghi kết quả thể tích hỗn hợp trên bảng.

GV: Gọi HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước

GV đặt vấn đề: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó đã biến đi đâu? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HĐ1  (15 phút)

Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

-         Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng có thực chúng liền một khối không? Ta tìm hiểu phần I.

-         Yêu cầu HS đọc phần thông tin

-         Thông báo nguyên tử, phân tử

-         Treo tranh phóng to hình 19.2, giới thiệu kính hiển vi hiện đại cho HS biết kính này có thể phóng to lên hàng triệu lần.

-         Tiếp tục treo tranh hình 19.3 giới thiệu cho HS biết hình ảnh của các nguyên tử Silic.

-         Qua ảnh 19.3 ta thấy vật chất được cấu tạo như thế nào?

-         Chính vì các hạt rất nhỏ nên mắt thường không nhìn thấy được.

-         Thông báo những hạt này gọi là nguyên tử – phân tử

Hoạt động theo lớp

Đọc phần thông tin

Theo dõi sự trình bày của GV.

Quan sát

Quan sát

Cá nhân làm việc

Vật chất cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhỏ bé

I. Các chất có cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

Kết luận: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhỏ hơn (gọi là nguyên tử, phân tử)

HĐ2  (15 phút)

Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử

Để tìm hiểu giữa các phân tử này có khoảng cách hay không ta nghiên cứu phần II.

- Thông báo thí nghiệm trên rượu với nước là thí nghiệm mô hình.

- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như C1.

- Yêu cầu các nhóm HS tập trung thảo luận cách thực hiện thí nghiệm.

- Kiểm tra theo từng bước

- Sau đó các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm.

- Ghi kết quả hỗn hợp ngô và cát.

- Tại sao thể tích hỗn hợp không đủ 100cm3?

- Ta có thể coi mỗi hạt cát, mỗi hạt ngô là mỗi nguyên tử của 2 chất khác nhau.

- Dựa vào giải thích C1 cho biết tại sao hỗn hợp rượu và nước mất đi 5cm3.

- Lưu ý: Nhấn mạnh cho HS giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách, khoảng cách này rất nhỏ chỉ khi dùng kính hiển vi hiện đại mới thấy rõ.

Nêu các bước tiến hành thí nghiệm

HS tiến hành thí nghiệm

Thảo luận nhóm trả lời

Vì cát đã xen kẽ vào những hạt ngô

2 chất khác nhau

Nhóm thảo luận trả lời

HS rút ra kết luận ghi vào vở

II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1.Thí nghiệm:

          Mô hình

2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Các chất được cấu tạo từ

A. tế bào         

B. các nguyên tử, phân tử         

C. hợp chất         

D. các mô

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

⇒ Đáp án B

Bài 2: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ⇒ Đáp án D

Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài ⇒ Đáp án D

Bài 4: Chọn phát biểu đúng?

A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.

C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.

D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

Bài 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu ⇒ Đáp án A

Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Vì sao nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Nước biển có vị mặn vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau, giữa chúng có khoảng cách ⇒ Đáp án C

Bài 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Các hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé, mắt thường ta không thể nhìn thấy được.

⇒ Đáp án A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời C3, C4, C5 sau đó tổ chức thảo luận cả lớp để đưa ra câu trả lời đúng.

Làm việc cá nhân → nhóm – lớp, để trả lời C3, C4, C5.

C3: Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.

C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

C5: Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Còn tại sao các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì sẽ học ở bài sau.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Sưu tầm một số loại kính hiển vi

Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi

Giáo án Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? mới nhất

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

Học thuộc phần ghi nhớ

Học bài và làm bài tập  19 - các chất được cấu tạo ntn? (SBT) từ 19.1 đến 19.7 SBT

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Giáo án Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

-         Biết: giải thích chuyển động Brao; sự chuyển động không ngừng giữa các nguyên tử, phân tử

-         Hiểu sự chuyển động của phân tử, nguyên tử có liên quan đến  nhiệt độ của vật.

-         Vận dụng: giải thích các hiện tượng khuếch tán.

2. kỹ năng

-         Kỹ năng: rèn kỹ năng tư duy, so sánh, giải thích hiện tượng.

3.Thái độ hứng thú khi học môn vật lí, hợp tác khi hoạt động nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

II- CHUẨN BỊ: - Làm trước các thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunphát ( nếu có điều kiện) : 1 ống  nghiệm làm trước 3 ngày,1 ống nghiệm làm trước 1 ngày và 1 ống làm trước khi lên lớp.     -Tranh vẽ hiện tượng khuếch tán

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức                    SS - TT - VS              (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ                                                        (3 phút)

   HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Thí nghiệm nào chứng tỏ giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

HS2: - Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?

- Chữa bài tập  19.5 SBT

3/ Bài mới (35 phút)

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV thông báo: năm 1827 Bơ rao - nhà thực vật học người Anh (treo hình 2.2), khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm này là không đúng vì có bị giã nhỏ hoặc “luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn động không ngừng. Vậy chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích ntn? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: giải thích chuyển động Brao; sự chuyển động không ngừng giữa các nguyên tử, phân tử

Hiểu sự chuyển động của phân tử, nguyên tử có liên quan đến  nhiệt độ của vật.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HĐ1: (5 phút)

Thí nghiệm Brao

- Mô tả thí nghiệm kết hợp H20.2

-  Cho HS phát biểu lại nội dung chính của TN

-  Gọi HS lên bảng trả lời

- Đọc phần mở bài SGK

- Quan sát tranh và theo dõi phần mô tả của GV

- Phát biểu lại nội dung TN

I- Thí nghiệm Brao:

- Năm 1827 nhà bác học người Anh (Brao) phát hiện thấy các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.

HĐ2: (10 phút)

Tìm hiểu về chuyển động của phân tử

- Yêu cầu HS giải thích bằng cách trả lời C1,C2,C3 theo nhóm.

-  Nếu HS không trả lời được C3 thì cho HS đọc phần giải thích (SGK)

- Thảo luận nhóm và trả lời C1,C2,C3

- C1: hạt phấn hoa

- C2: phân tử nước

- C3:( SGK)

II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng:

- C3:các phân tử nước làm cho các hạt phấn hoa chuyển động vì các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng sẽ va chạm vào các hạt phần hoa từ nhiều phía làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

HĐ3: (10 phút)

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ.

- Cho HS biết khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa sẽ chuyển động nhanh→ điều đó chứng tỏ điều gì?

- Từ đó rút ra kết luận gì?

- HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV

- Nêu kết luận

III-Chuyển động phân tử và nhiệt độ:

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. chuyển động không ngừng.

B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng ⇒ Đáp án B

Bài 2: Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D. Hiện tượng cầu vồng.

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán ⇒ Đáp án A

Bài 3: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3hỗn hợp?

A. 450 cm3         

B. > 450 cm3         

C. 425 cm3         

D. < 450 cm3

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450 cm3 ⇒ Đáp án D

Bài 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Cát được trộn lẫn với ngô là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử ⇒ Đáp án C

Bài 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. xảy ra nhanh hơn

B. xảy ra chậm hơn

C. không thay đổi

D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Khi nhiệt độ giảm đi, các nguyên tử chuyển động chậm lại dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

⇒ Đáp án D

Bài 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A và B đều đúng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh ⇒ hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn ⇒ Đáp án A

Bài 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng của vật

B. Nhiệt độ của vật

C. Thể tích của vật

D. Trọng lượng riêng của vật

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật

⇒ Đáp án B

Bài 9: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?

A. Chất khí         

B. Chất lỏng         

C. Chất rắn         

D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất rắn, chất lỏng, chất khí ⇒ Đáp án D

Bài 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.

A. phân ly         

B. chuyển động         

C. dao động         

D. khuếch tán

Hiện tượng khuếch tán là sự tự hoà lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt ⇒ Đáp án D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Mô tả thí nghiệm như câu C4 kèm theo các ống nghiệm đã chuẩn bị trước và tranh vẽ hiện tượng khuếch tán

- Thông báo hiện tượng khuếch tán.

- Hướng dẫn HS trả lời C4, C5, C6, C7.

- Cho HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV hoàn chỉnh các câu trả lời

- Theo dõi giới thiệu của GV

- Quan sát các ống nghiệm và hình vẽ

- Cá nhân trả lời các câu hỏi

- Nhận xét các câu trả lời

C4: Các phân tử nước và đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunphát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống phía dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunphát.

C5: Do các phân tử khí chuyển động không ngừng về mọi phía.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (2 phút)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Còn thời gian có thể làm TN câu C7 cho HS quan sát.

Hs làm BT mở rộng

C6: Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

C7: Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.  

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

- Học thuộc ghi nhớ

- Đọc “Có thể em chưa biết”

- Làm bài tập 20.1-->20.6

Chuẩn bị bài Nhiệt năng

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên