Soạn bài Mây và sóng

Soạn bài Mây và sóng

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… bầu trời xanh thẳm): Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé

- Phần 2 (còn lại): câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé

Soạn bài

Câu 1 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Giữa hai phần của bài thơ :

Quảng cáo

- Giống : kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê của mây và sóng, lời từ chối của em bé và trò chơi của em bé với mẹ

- Khác:

   + Đối tượng : mây – sóng.

   + Trò chơi : con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

   + Không gian : trên trời – dưới biển.

→ Tác dụng : Tạo sự trùng điệp, tiếp nối, không gian trở nên rộng lớn hơn, tình cảm của em bé dành cho mẹ từ đó mà bao la hơn bao giờ hết

b. Nếu như không có phần thứ hai thì bài thơ trở nên mất đi nhịp điệu, sự hô ứng cũng như thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Quảng cáo

Câu 2 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Dòng thơ “Con hỏi : ...” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.

- Em bé chưa từ chối ngay vì em bé còn tò mò, còn ham chơi, còn băn khoăn. Nhưng khi biết được cuộc chơi của mình không có mẹ, em bé liền từ chối ngay.

Câu 3 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” : đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, vui đùa với thiên nhiên rực rỡ sắc màu, đó là những trò chơi vô cùng thú vị

- Cuộc vui chơi của em bé với mẹ: Mẹ trở thành trăng, thành bến bờ kì lạ, trở thành người bạn thiên nhiên của em bé. Cuộc vui cũng diễn ra từ sáng cho đến chiều muộn, trong sự quấn quýt và tình yêu thương của mẹ.

→ Qua đó cho thấy tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, gắn bó: Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời... Đó là những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, với thế giới cổ tích. Những hình ảnh đó còn ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ, sự cám dỗ xung quanh cuộc sống.

Câu 5 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi...ở chốn nào”: Câu thơ cho thấy sự rộng lớn bao la của tình mẹ. Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.

Câu 6 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm :

- Tình mẫu tử thiêng liêng có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời. Nó là điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống

- Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này. Chính con người tạo ra thiên đường trên mặt đất, tự mình làm ra hạnh phúc của chính mình

- Sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh cho sự sáng tạo.

Quảng cáo

Bài giảng: Mây và sóng - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm bài soạn Mây và sóng ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên