Phát biểu nào dưới đây về phiên mã ngược là đúng? Phát biểu nào sai

Giải SBT Sinh học 12 Chương 1: Di truyền phân tử - Kết nối tri thức

Câu 23 trang 11 sách bài tập Sinh học 12: Phát biểu nào dưới đây về phiên mã ngược là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng).

Quảng cáo

 

Nhận định

Đúng

Sai

A

Phiên mã ngược chỉ xảy ra ở virus.

 

 

B

Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là mRNA.

 

 

C

Phiên mã ngược góp phần duy trì sự toàn vẹn hệ gene của sinh vật nhân thực từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

 

D

Nhờ có khả năng phiên mã ngược nên một số loại virus có khả năng chèn hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào.

 

 

Lời giải:

Đáp án đúng là:

A. Sai. Phiên mã ngược thường gặp ở một số virus có vật chất di truyền là RNA và có enzyme phiên mã ngược. Ngoài ra, trong tế bào giao tử của cơ thể nhân thực cũng có quá trình phiên mã ngược để phục hồi đoạn đầu mút của NST.

B. Sai. Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là RNA.

C. Đúng. Phiên mã ngược ở sinh vật nhân thực giúp phục hồi đoạn đầu mút của NST bị ngắn đi trong quá trình nhân đôi DNA → Phiên mã ngược góp phần duy trì sự toàn vẹn hệ gene của sinh vật nhân thực từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Đúng. Sau khi vào tế bào chủ, những virus này sử dụng enzyme phiên mã ngược để tổng hợp nên DNA từ mạch khuôn là RNA và DNA của virus có thể được tích hợp vào hệ gene của tế bào chủ.

 

Quảng cáo

Lời giải SBT Sinh 12 Chương 1: Di truyền phân tử hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác