Trắc nghiệm Luyện tập trang 109, 110 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 109, 110 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.
Trắc nghiệm Luyện tập trang 109, 110 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Câu 1. Cây hoa phượng trong câu: "Cây phượng đỏ rực rỡ như cây đuốc khổng lồ, được so sánh với sự vật nào?
A. Ngọn lửa
B. Cây đuốc.
C. Mặt trời.
D. Cây phượng.
Câu 2. Đáp án nào dưới đây chỉ chứa các từ ngữ về bạn trong nhà?
A. Chó, trâu, ti vi, tủ lạnh, đồng hồ.
B. Gà trống gà mái, giếng nước, ao, hồ.
C. Đồng hồ, bàn học, sư tử, nồi cơm quạt điện.
D. Máy bay, ô tô, xe máy, tàu hỏa, xe cứu hỏa.
Câu 3. Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu ca dao sau?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
A. Ai, kiềng ba chân,
B. Lòng ta, kiềng ba chân.
C. Lòng ta vẫn vững.
D. Ngả nghiêng, kiềng ba chân
Câu 4. Những sự vật được so sánh với nhau trong câu: "Chú mèo kia có đôi mắt tròn như viên bị và bộ lông mượt như tơ." là:
A. Chú mèo - viên bi, đôi mắt - bộ lông.
B. Tròn - mượt, đôi mắt - bộ lông.
C. Đôi mắt - viên bị, bộ lông – tơ.
D. Bộ lông – tơ, chú mèo - mượt.
Câu 5. Đáp án viết tiếp câu: "Ông mặt trời đỏ rực như.............” để được hình ảnh nhân hóa phù hợp là:
A. Hòn lửa khổng lồ.
B. Lòng đỏ trứng gà.
C. Quả cầu lửa.
D. Cả A, B và C.
Câu 6. Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu ca dao thể hiện điều gì?
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
A. Công sinh thành, dưỡng dục con cái của cha lớn lao như núi Thái Sơn.
B. Bày tỏ lòng biết ơn, sự kính mến của con cái dành cho cha mẹ.
C. Tình thương mẹ dành cho con vô hạn như dòng nước trong nguồn.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 7. Câu văn nào dưới đây không chứa hình ảnh so sánh?
A. Chú chó Lu là người bảo vệ trung thành của gia đình em.
B. Các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, thỏ đều rất đáng yêu.
C. Chú mèo Mun có bộ lông mềm mượt như nhung.
D. Chó, mèo là những người bạn thân của em.
Câu 8. Đoạn văn sau có mấy hình ảnh so sánh?
Dòng sông uốn lượn, quanh co như dải lụa mềm mại. Nước sông trong xanh, lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Mùa này, sông hiền dịu như cô gái tuổi đôi mươi vậy.
A. 1 hình ảnh
B. 2 hình ảnh
C. 3 hình ảnh
D. 4 hình ảnh
Câu 9. Câu văn nào có chứa hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau?
A. Chú chó đang nằm phơi nắng ngoài sân.
B. Trô âu, bò, lợn, chó là những người bạn thân thiết.
C. Chú chó như người bảo vệ canh gác cho ngôi nhà.
D. Chú chó là người bạn trung thành của mỗi gia đình.
Câu 10. Các từ dưới đây đã sắp xếp để được câu văn có hình ảnh so sánh là:
. / khổng lồ / mặt / một / trong xanh / chiếc gương / như / biển
A. Chiếc gương trong xanh như mặt biển khổng lồ.
B. Chiếc gương xanh như mặt biển trong khổng lồ.
C. Mặt biển xanh như một chiếc gương trong khổng lồ.
D. Mặt biển trong xanh như một chiếc gương khổng lồ.
Câu 11. Dòng nào nêu đúng tác dụng của hình ảnh so sánh có trong câu sau?
Những tàu dừa như cánh tay của mẹ ôm ấp biển cả vào lòng.
A. Giúp ta dễ hình dung được hình dáng của tàu dừa.
B. Giúp ta dễ hình dung được sự rộng lớn của biển cả.
C. Giúp ta hình dung được sự ấm áp của người mẹ dành cho con.
D. Giúp ta hình dung được tình yêu bao la của người mẹ dành cho con.
Câu 12. Hình ảnh so sánh trong câu ca dao dưới đây có gì đặc biệt?
Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
(Ca dao)
A. Hình ảnh "con người có tổ, có tông” được so sánh với hai hình ảnh khác nhau.
B. Câu ca dao nhấn mạnh hình ảnh so sánh bằng cách dùng từ "như hai lần.
C. Câu ca dao trên có đến bốn từ so sánh.
D. Hình ảnh so sánh không có gì đặc biệt.
Câu 13. Đoạn văn đã nhắc đến mấy "người bạn trong nhà” của bạn nhỏ?
Đây là ngôi nhà thân yêu của em. Khi ở nhà, việc em thích làm nhất là xem ti
vi. Em ngồi trên chiếc ghế sô pha và xem phim hoạt hình yêu thích. Thi thoảng, chú mèo Mi-sa lại nhảy vào lòng em ngủ. Mỗi lần như vậy em đều thích thú, vuốt ve Mi- sa.
A. 1 người bạn
B. 2 người bạn
C. 3 người bạn
D. 4 người bạn
Câu 14. Dòng nào dưới đây đã chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu văn sau?
(1) Mặt trăng rất tròn.
(2) Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc mâm bạc.
A. (1) Chỉ nêu đặc điểm của mặt trăng, (2) có sử dụng hình ảnh so sánh.
B. (1) Và (2) đều miêu tả đặc điểm của mặt trăng là tròn vành vạnh.
C. (1) Giới thiệu về mặt trăng, (2) nêu đặc điểm của mặt trăng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Đọc: Những bậc đá chạm mây trang 112, 113
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Nói và nghe: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây trang 114
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Đọc: Đi tìm mặt trời trang 116, 117
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.