Trắc nghiệm Luyện tập trang 12, 13, 14 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 9 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 12, 13, 14 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.
Trắc nghiệm Luyện tập trang 12, 13, 14 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Câu 1. Hiện tượng tự nhiên nào là dải ánh sáng bảy màu, hình vòng cung ở trên bầu trời?
A. Mưa.
B. Hạn hán.
C. Sấm sét.
D. Cầu vồng.
Câu 2. Đáp án nào đã chuyển câu: "Cánh diều bay cao.” thành câu khiến?
A. Cánh diều hãy bay cao lên đi!
B. Cánh diều bay cao quá!
C. Cánh diều này bay cao lắm!
D. A! Cánh diều bay cao quá đi!
Câu 3. Đâu là câu cảm cho tình huống sau: "Có tin bão sắp về quê em.”
A. Cuối tuần này, có một cơn bão lớn đổ bộ về quê em.
B. Cơn bão sắp về đến đất liền rồi đấy. Tớ sợ lắm!
C. Bão sắp về đến quê rồi đấy! Hãy cẩn thật nhất
D. Ôi, cơn bão sắp về đến quê em rồi ư?
Câu 4. Câu: "Cậu chạy nhanh lên! Sắp mưa rồi đấy!” mắc phải lỗi sai nào?
A. Dùng thừa một dấu chấm than.
C. Dùng thiếu dấu chấm.
B. Dùng thiếu dấu phẩy.
D. Không mắc phải lỗi sai nào.
Câu 5. Có thể bỏ từ ngữ nào dưới đây để câu hỏi: "Hôm nay, trời rét quá nhỉ?” trở thành câu cảm?
A. quá
B. trời
C. nhỉ
D. hôm nay
Câu 6. Câu văn nào chứa từ ngữ chỉ đặc điểm của hiện tượng tự nhiên?
A. Cơn gió mùa đông như chiếc roi quất vào da thịt.
B. Vì bão đến, cây cối trong vườn đổ nghiêng ngả.
C. Vào mùa hè, những cơn mưa rào tuôn rơi xối xả.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7. Dòng nào nêu nhận xét đúng về các từ ngữ ở nhóm (1) và nhóm (2)?
(1) Mưa phùn, mưa rào.
(2) Kéo dài, nhỏ, nhanh tạnh, to.
A. Cả (1) và (2) đều là từ chỉ đặc điểm của hiện tượng tự nhiên.
B. (1) Là tên hiện tượng tự nhiên, (2) là đặc điểm của hiện tượng tự nhiên.
C. (1) Là từ chỉ hiện tượng tự nhiên, (2) là hoạt động của hiện tượng tự nhiên.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 8. Gió mùa thu trong đoạn văn sau có đặc điểm như thế nào?
Gió mùa thu mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa đào khẽ luồn qua fần lá làm cho mọi vật như bừng tỉnh giấc. Chúng khẽ lay động những bông hoa còn chớm sắc hồng và đem đến bụi màu như có ai đó rắc bột lên các cánh hoa.
(Theo Linh Giang)
A. Khẽ luồn qua tán lá làm cho mọi vật như bừng tỉnh giấc.
B. Khẽ lay động những bông hoa còn chớm sắc hồng.
C. Mềm mại và uyển chuyển như một dải lụa đào.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 9. Có mấy từ ngữ chỉ đặc điểm của hiện tượng tự nhiên trong đoạn sau?
Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, sấm kêu đì đùng. Gió thổi mạnh khiến vườn chuối, vườn ngô tả tơi. Nước lũ dâng cao đến mức báo động. Lúc này, tình hình rất nguy cấp.
(Trích "Cơn bão quê em" - Giang Anh)
A. Bảy từ.
B. Sáu từ.
C. Năm từ.
D. Bốn từ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Cóc kiện Trời trang 15, 16, 17
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Nói và nghe: Kể chuyện Cóc kiện Trời trang 17
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Những cái tên đáng yêu trang 19, 20
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.