200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Hóa sinh có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Hóa sinh đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Quảng cáo

Câu 1: Trong các glucid sau, các chất thể hiện tính khử là:

A. Glucose, fructose, tinh bột.

B. Glucose, fructose, saccarose.

C. Glucose, fructose, lactose.

D. Fructose, tinh bột, saccarose.

Câu 2: Tên khoa học đầy đủ của Maltose là:

A. 1-2 β D Glucosido β D Glucose

B. 1-2 α D Glucosido β D Glucose.

C. 1-4 α D Glucosido β D Glucose.

D. 1-4 β D Glucosido β D Glucose.

Quảng cáo

Câu 3: Các chất nào sau đây là Polysaccarid tạp:

A. Heparin, acid hyaluronic, cellulose

B. Acid hyaluronic, glycogen, cellulose.

C. Tinh bột, condroitin sunfat, heparin.

D. Condroitin sunfat, heparin, acid hyaluronic.

Câu 4: Các nhóm chất sau đây, nhóm nào có cấu tạo phân nhánh:

A. Amylopectin, Glycogen

B. Cellulose, Amylose

C. Amylopectin, Cellulose

D. Dextrin, Cellulose

Câu 5: Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với Iod cho màu đỏ nâu:

Quảng cáo

A. Amylose

B. Glycogen

C. Cellulose.

D. Amylodextrin

Câu 6: Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với Iod cho màu xanh:

A. Tinh bột

B. Maltodextrin

C. Glycogen

D. Amylodextrin

Câu 7: Nhóm chất nào là Mucopolysaccarid

A. Acid hyaluronic, Cellulose và Condroitin Sulfat.

B. Acid hyaluronic, Condroitin Sulfat và Heparin.

C. Acid hyaluronic, Cellulose và Dextran.

D. Cellulose, Condroitin Sulfat và Heparin.

Quảng cáo

Câu 8: Công thức bên là cấu tạo của:

200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

A. Saccarose.

B. Lactose.

C. Maltose.

D. Galactose.

Câu 9: Chất nào không có tính khử:

A. Saccarose

B. Lactose

C. Mantose

D. Galactose

Câu 10: Phản ứng Molish dùng để nhận định:

A. Các chất có nhóm aldehyd

B. Các chất là Protid

C. Các chất có nhóm ceton.

D. Các chất là Glucid.

Câu 11: Glucose và Fructose khi bị khử (+2H) sẽ cho chất gọi là:

A. Ribitol.

B. Sorbitol.

C. Alcol etylic.

D. Mannitol.

Câu 12: Phản ứng Feling dùng để nhận định:

A. Saccarose

B. Lactose

C. Amylose

D. Amylopectin

Câu 13: Các nhóm chất nào sau đây có cấu tạo mạch thẳng không phân nhánh:

A. Amylose, Glycogen, Cellulose

B. Amylopectin, Glycogen, Cellulose.

C. Amylose, Cellulose

D. Dextrin, Glycogen, Amylopectin.

Câu 14: Các nhóm chất nào sau đây có cấu tạo mạch phân nhánh:

A. Amylopectin, Cellulose

B. Amylopectin, Glycogen

C. Amylose, Cellulose.

D. Dextrin, Cellulose

Câu 15: Các chất nào sau đây thuộc nhóm Polysaccarid:

A. Maltose, Cellulose, Amylose, acid hyaluronic.

B. Saccarose, Cellulose, Heparin, Glycogen.

C. Fructose, Amylopectin, acid hyaluronic, Heparin.

D. Cellulose, Glycogen, Condroitin Sulfat, Heparin

Câu 16: Các chất nào sau đây thuộc nhóm Polysaccarid thuần:

A. Glycogen, Amylose, Amylopectin

B. Saccarose, Heparin, Glycogen.

C. Cellulose, Amylose, acid hyaluronic.

D. Fructose, Amylopectin, Heparin.

Câu 17: Saccarose được tạo thành bởi:

A. 2 đơn vị b Galactose.

B. 2 đơn vị a Glucose.

C. 1a Fructose và 1b Glucose.

D. 1b Fructose và 1a Glucose.

Câu 18: Một đơn đường có 6C, trong công thức có nhóm aldehyd thì được gọi tên là:

A. Aldohexose.

B. Cetopentose.

C. Cetohexose.

D. Aldopentose.

Câu 19: Một đơn đường có 5C, trong công thức có nhóm ceton thì được gọi tên là:

A. Cetohexose.

B. Cetopentose.

C. Aldohexose.

D. Aldopentose

Câu 20: Cellulose có các tính chất sau:

A. Tan trong nước, tác dụng với Iod cho màu đỏ nâu.

B. Không tan trong nước, cho với Iod màu xanh tím.

C. Không tan trong nước, bị thủy phân bởi Amylase.

D. Tan trong dung dịch Schweitzer, bị thủy phân bởi Cellulase.

Câu 21: Tinh bột có các tính chất sau:

A. Tan trong nước lạnh, cho với Iod màu xanh tím, không có tính khử.

B. Không tan trong nước lạnh, cho với Iod màu đỏ nâu, không có tính khử.

C. Tan trong nước nóng tạo dung dịch keo, cho với Iod màu đỏ nâu.

D. Tan trong nước nóng tạo dung dịch keo, không có tính khử.

Câu 22: Trong cấu tạo của Heparin có:

A. H3PO4

B. N Acetyl Galactosamin.

C. H2SO4

D. Acid Gluconic.

Câu 23: Công thức ở bên là cấu tạo của:

200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

A.α Fructofuranose.

B.β Ribofuranose.

C.β Deoxyribopyranose.

D.β Deoxyribofuranose.

Câu 24: Cấu tạo của D Ribose:

A. 200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

B. 200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

C. 200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

D. 200+ Trắc nghiệm Hóa sinh (có đáp án)

Câu 25: Trong cấu tạo của acid hyaluronic có:

A. H3PO4

B. N Acetyl Glucosamin.

C. H2SO4

D. Acid Gluconic.

Câu 26: Cho 2 phản ứng:

Glycogen ________ Glucose 1è ________ Glucose 6 p. Tập hợp các Enzym nào dưới đây xúc tác cho 2 phản ứng nói trên:

A. Phosphorylase, Phosphoglucomutase.

B. Glucokinase, G 6 p Isomerase

C. Phosphorylase, G 6 p Isomerase.

D. Hexokinase, G 6 p Isomerase

Câu 27: Enzym nào tạo liên kết 1-4 Glucosid trong Glycogen:

A. Glycogen Synthetase

B. Enzym tạo nhánh

C. Amylo 1-6 Glucosidase.

D. Phosphorylase.

Câu 28: Tập hợp các coenzym nào dưới đây tham gia vào quá trình khử Carboxyl oxy hóa:

A. TPP, NAD, Pyridoxal

B. NAD, FAD, Biotin.

C. Acid Lipoic, Biotin, CoASH.

D. NAD, TPP, CoASH.

Câu 29: Quá trình sinh tổng hợp acid béo cần sự tham gia của:

A. NADPHH+

B. NADHH+

C. NAD+

D. FADH2

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác