200+ Trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (có đáp án)
Câu 1: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện nào sau đây?
A. Tính mới
B. Trình độ sáng tạo
C. Khả năng áp dụng công nghiệp
D. Cả 3 điều kiện trên
Câu 2: Nhóm học thuyết nào sau đây giải thích cho việc cần thiết phải bảo hộ các sáng chế?
A. Thuyết phần thưởng, thuyết khuyến khích, thuyết hợp đồng.
B. Thuyết bảo hộ, thuyết luật tự nhiên, thuyết báo hiệu.
C. Thuyết bảo hộ, thuyết phần thưởng, thuyết khuyến khích.
D. Thuyết bảo hộ, thuyết phần thưởng, thuyết báo hiệu.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng
A. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho một người khác theo 1 hợp đồng thứ cấp.
B. Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác kể cả trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình.
C. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc dạng không độc quyền.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 4: Tính mới của sáng chế bị mất khi?
A. Đơn đăng ký sáng chế được nộp khi người trong nhóm nghiên cứu bộc lộ công khai trước đó 11 tháng 5 ngày
B. Sáng chế được tiết lộ công khai bằng lời nói tại Mỹ trước ngày nộp đơn đăng ký tại Việt Nam
C. Sáng chế được công khai dưới hình thức văn bản cho từng người trong nhóm nghiên cứu trước ngày nộp đơn đăng ký.
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 5: Đáp án nào sau đây là đúng
A. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo hộ hình thức thể hiện của đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không bảo hộ nội dung ý tưởng.
B. Quyền sáng chế chỉ tập trung bảo hộ nội dung ý tưởng của đối tượng bảo hộ, không bảo hộ hình thức thể hiện
C. Cả 2 đáp án trên đều sai
D. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Em A học sinh của Trường Trung học phổ thông X đã tham gia cuộc thi khoa học sáng tạo cấp tỉnh. Sản phẩm A đem tới là mô hình “cầu trượt tự động” dành cho trẻ em. Nhờ có sự kết hợp của ròng rọc và các thanh lăn phía trong ròng rọc để tạo bề mặt phẳng, người ngồi phía trên cao sẽ tự động được đưa xuống thấp. Cầu trượt thiết kế với góc 45 độ tạo độ dốc thoải, đảm bảo an toàn cho người chơi. Thầy X cho rằng ròng rọc luôn được dùng để vận chuyển đồ rất hữu ích trong ngành công nông nghiệp. Thầy X dành lời khen cho A đã biết vận dụng sáng tạo ròng rọc để trở thành mô hình trò chơi cho trẻ em. Phương án nào sau đây đúng?
A. Sáng tạo của A về mô hình trò chơi trẻ em thuộc các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.
B. Giải pháp của A không đảm bảo có trình độ sáng tạo, không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế.
C. Tất cả phương án trên sai.
D. Sáng tạo của A là một phát minh
Câu 7: Tháng 4/2015, anh Khánh Tú ở Hà Nội phát minh ra loại máy có khả năng cắt tỉa cây cảnh chạy bằng năng lượng mặt trời. Anh đã được cấp bằng sáng chế và phát minh này được bảo hộ tại Việt Nam. Tháng 10/2015, anh Minh ở Kon Tum nhận thấy công việc cắt tỉa cây cảnh mất nhiều thời gian nên đã nghĩ ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy để giúp công việc cắt tỉa cây trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau khi thành công chế tạo một chiếc máy có công dụng cắt tỉa cây cảnh, sử dụng năng lượng mặt trời, anh Minh nhận thấy phát minh của mình rất hữu ích nên đã làm thêm vài chiếc để tặng cho hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên, chiếc máy mà anh Minh phát minh giống với sáng chế của anh Tú (hiện đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) mặc dù trước đó anh Minh không hề tham khảo thông tin và biết về sáng chế của Khánh Tú.
A. Chỉ xâm phạm khi anh Minh bán sản phẩm máy cắt tỉa cây cảnh đó trên thị trường để thu lợi nhuận.
B. Không xâm phạm vì không biết gì về thông tin sáng chế của Khánh Tú
C. Chưa đủ căn cứ để xác định anh Minh có xâm phạm hay không
D. Có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của Khánh Tú
Câu 8: Anh A làm ở bộ phận nghiên cứu và phát triển của một công ty cổ phần D chuyên về mỹ phẩm cho phái nữ. Nhiều năm nay, anh vẫn cố gắng để nghiên cứu tìm ra phương pháp giúp cung cấp collagen cho cơ thể sao cho hiệu quả nhất, dễ hấp thụ nhất. Sau nhiều năm nghiên cứu, anh nhận thấy rằng, chỉ chiết xuất các collagen từ tự nhiên rồi đưa trực tiếp vào cơ thể là chưa đủ, bởi collagen là một phần tử lớn, cơ thể rất khó mà hấp thu, từ đó việc cung cấp collagen không hiệu quả. Anh nảy ra ý tưởng gắn collagen vào các vi khuẩn lợi cho sức khoẻ có ở trong sữa chua, làm ra loại sữa chua collagen theo công nghệ đặc biệt của anh. Anh nhờ một người bạn là B đồng nghiệp thiết kế quy trình thử nghiệm để tạo ra một mẫu thử nghiệm. Thử nghiệm thành công, A muốn đăng ký bảo hộ cho sáng chế sữa chua collagen của mình nhưng B không đồng ý. B cho rằng anh cũng có công đóng góp để tạo nên sản phẩm này. Hai bên đã xảy ra tranh chấp. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. A và B có thể coi là đồng sáng chế
B. Chỉ A là chủ sở hữu sáng chế về sữa chua collagen
C. A là không chủ sở hữu sáng chế bởi sữa chua collagen không được đối tượng được bảo hộ sáng chế
D. A không là chủ sở hữu sáng chế, sáng chế này thuộc về công ty cổ phần nơi làm việc của A.
Câu 9: Anh A và anh B cùng làm việc tại một công trường. Trong những ngày hè nóng bức, anh A đã nghĩ ra được một chiếc áo, trong đó có các miếng đá giữ lạnh, giúp cơ thể không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Điểm mấu chốt của sản phẩm này là anh có bọc bên ngoài những miếng đá bằng những miếng khăn ướt sáng màu. Anh A đã tạo ra được 1 chiếc cho mình và chia sẻ cho anh B cùng biết. Sau 1 vài tuần, thấy chiếc áo quá tiện lợi, anh B đã gợi ý cho anh A đi đăng ký bằng độc quyền sáng chế để được bảo hộ và tạo thêm lợi nhuận.
Vậy gợi ý của anh B có khả thi không?
A. Không được cấp bằng, vì thiếu tính mới
B. Không được cấp bằng, vì thiếu tính sáng tạo
C. Không được cấp bằng, vì thiếu khả năng áp dụng công nghiệp
D. Được cấp bằng.
Câu 10: Ngày 16/01/2017 anh A nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế đối với sản phẩm máy cắt tỉa đa năng, trong quá trình thụ lý đơn thì 09/07/2017 anh A rút đơn đăng ký vì cho rằng sáng chế trên có đưa vào sản xuất cũng gây khó khăn vì nguyên liệu đầu vào hạn chế. Ngày 25/12/2017 anh B cũng nghiên cứu và chế tạo thành công máy cắt tỉa đa năng (nghiên cứu độc lập với A). Ngày 10/01/2018 anh B nộp đơn đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ thì bị người có thẩm quyền của cục từ chối với lý do sáng chế trên không có tính mới vì anh A đã bộc lộ ngày 16/01/2017. Hãy chọn đáp án đúng
A. Việc từ chối của cục Sở hữu trí tuệ là sai và anh B hoàn toàn được cấp bằng độc quyền sáng chế
B. Việc từ chối của cục Sở hữu trí tuệ là đúng vì sản phẩm của anh B không có tính mới
C. Chưa đủ căn cứ để xác minh sản phẩm của anh B có tính mới hay không
D. Tất cả đáp án trên đều sai
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT