200+ Trắc nghiệm Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (có đáp án)
Câu 1: Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện khi nào?
A. Đạt độ tuổi nhất định
B. Người đó thực hiện quyền của mình
C. Sinh ra
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Tài sản theo pháp luật dân sự bao gồm:
A. Vật
B. Tiền và giấy tờ có giá
C. Các quyền tài sản
D. A, B, C đúng
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng về đăng ký quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự 2005:
A. Chủ sở hữu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu
B. Chủ sở hữu động sản phải đăng ký quyền sở hữu
C. Chủ sở hữu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
D. Chủ sở hữu động sản luôn không phải đăng ký quyền sở hữu
Câu 4: Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản trong mua bán bất động sản:
A. Thời điểm bên mua thanh toán tiền mua bất động sản
B. Thời điểm bên bán chuyển giao bất động sản
C. Thời điểm thay đổi đăng ký quyền sở hữu bất động sản
D. Thời điểmm bên mua sử dụng bất động sản
Câu 5: Tài sản nào sau đây là bất động sản:
A. Xoài trên cây
B. Ti vi
C. Tủ gỗ
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Tài sản nào sau đây là động sản:
A. Nhà chung cư
B. Nhà bè
C. Qủa trên cây
D. Tất cả đều sai
Câu 7: Quyền nào sau đây là quyền tài sản:
A. Quyền sở hữu trí tuệ
B. Quyền bầu cử
C. Quyền được thông tin của người tiêu dùng
D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 8: Tài sản nào sau đây không phải là bất động sản:
A. Máy điều hòa nhiệt độ đang sử dụng trong một căn phòng
B. Những trái xoài chín trên cây
C. Cửa sổ của căn nhà
D. Quạt để bàn
Câu 9: Khi chia thừa kế theo pháp luật những người cùng hàng thừa kế được hưởng một phần tài sản:
A. Bằng nhau
B. Tùy theo khả năng kinh tế của họ
C. Tùy theo độ tuổi của họ
D. Tùy thuộc vào quan hệ của họ với người để lại di sản là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng
Câu 10: Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế:
A. 5 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
B. 10 năm kể từ ngày mở thừa kế
C. 5 năm kể từ ngày mở thừa kế
D. 10 năm kể từ thởi điểm mở thừa kế
Câu 11: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với động sản bao nhiêu năm kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu thì trở thành chủ sở hữu của động sản đó:
A. 15 năm
B. 20 năm
C. 10 năm
D. 30 năm
Câu 12: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với bất động sản bao nhiêu năm kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu thì trở thành chủ sở hữu của bất động sản đó:
A. 30 năm
B. 50 năm
C. 20 năm
D. 10 năm
Câu 13: Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết sau đó kết hôn với người khác, thì:
A. Không được hưởng di sản
B. Bị truất quyền hưởng di sản
C. Vẫn được hưởng di sản
D. Được hưởng di sản nếu có con chung
Câu 14: Minh mượn laptop của Hà (bạn của Minh) sử dụng nhưng sau đó mang đến tiệm cầm đồ để cầm cố và nói với chủ tiệm cầm đồ là laptop của mình. Quyền của chủ tiệm cầm đồ đối với laptop là:
A. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
B. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, ngay tình
C. Chiếm hữu hợp pháp
D. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình
Câu 15: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là bao nhiêu năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 16: Thời điểm mở thừa kế (đối với chết tự nhiên):
A. Ngày mà người có tài sản chết
B. Thời điểm di chúc được công bố
C. Thời điểm người có tài sản chết
D. Tất cả đều sai
Câu 17: Di sản gồm:
A. Tài sản của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
B. Tài sản của người chết
C. Tài sản của người có nghĩa vụ tài sản với người chết
D. Tất cả đều sai
Câu 18: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ tài sản của người thừa kế:
A. Thời điểm người để thừa kế chết
B. Thời điểm mở thừa kế
C. Thời điểm người thừa kế nhận được chia tài sản
D. A, B đúng
Câu 19: Chủ thể nào có thể trở thành người thừa kế:
A. Cá nhân, cơ quan, tổ chức
B. Cá nhân
C. Cơ quan
D. Tổ chức
Câu 20: Di sản được chia cho một tổ chức từ thiện mà tổ chức đó không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì phần di sản được chia cho tổ chức đó sẽ:
A. Chia cho người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó
B. Chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại
C. Chia đều cho những người sáng lập tổ chức đó
D. Di sản thuộc về nhà nước
Câu 21: Ông Nam và con trai là Thịnh gặp tai nạn giao thông. Ông Nam chết tại chỗ, Thịnh chết trên đường vào viện (sau ông Nam 20 phút), hai người có được hưởng di sản của nhau không?
A. Ông Nam được hưởng di sản của Thịnh
B. Ông Nam và Thịnh được hưởng di sản của nhau
C. Thịnh được hưởng di sản của ông Nam
D. Ông Nam và Thịnh không được hưởng di sản của nhau
Câu 22: Tài sản không có người thừa kế thuộc về:
A. Nhà nước
B. Người chăm sóc người chết lúc họ còn sống
C. Tổ chức từ thiện
D. Nơi người chết làm việc khi còn sống
Câu 23: Độ tuổi có thể lập di chúc là từ đủ:
A. 18 tuổi trở lên
B. 16 tuổi trở lên
C. 21 tuổi trở lên
D. 15 tuổi trở lên
Câu 24: Hình thức di chúc:
A. Văn bản
B. Miệng
C. Hành vi
D. A, B đúng
Câu 25: Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, người lập di chúc vẫn còn sống và sáng suốt thì:
A. Di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ
B. Di chúc miệng vẫn có hiệu lực
C. Di chúc miệng tạm dừng hiệu lực cho đến khi người lập di chúc chết
D. Tất cả đều sai
Câu 26: Ai được thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc:
A. Cha, mẹ, vợ, chồng
B. Con chưa thành niên
C. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
D. Tất cả đều đúng
Câu 27: Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc sẽ được hưởng ít nhất:
A. 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật
B. ¾ suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật
C. 2/3 suất của một người thừa kế theo di chúc
D. ¾ suất của một người thừa kế theo pháp luật
Câu 28: Chọn câu sai về “di tặng”:
A. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc
B. Người lập di chúc có thể để lại di tặng cho người đã được hưởng thừa kế trong di chúc
C. Người được di tặng luôn không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng
D. Người được di tặng có thể là tổ chức
Câu 29: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:
A. Không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp
B. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người để di chúc
C. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền nhận di sản
D. Tất cả đều đúng.
Câu 30: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng cho những phần di sản sau:
A. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
B. Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật
C. Phần di sản liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền
hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trường hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc
D. Tất cả đều đúng
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT