Lý thuyết, các dạng bài tập Nhiễm sắc thể lớp 9 có lời giải



Lý thuyết, các dạng bài tập Nhiễm sắc thể lớp 9 có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Nhiễm sắc thể Sinh học lớp 9, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Nhiễm sắc thể chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 9 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 9.

Cấu tạo của nhiễm sắc thể hay, chi tiết

   1. Đặc điểm

   a. Cấu tạo hóa học

   - NST là cấu trúc trong nhân tế bào bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính.

   - Thành phần chính của NST là ADN và prôtêin.

   b. Đặc trưng

   - Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước. Trong 1 cặp NST tương đồng một NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

   - Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST 2n. Bộ NST của các giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng gọi là bộ n.

   - Tế bào mỗi loài sinh vật đều có 1 bộ NST đặc trưng về hình thái và số lượng và không thể hiện trình độ tiến hoá của loài.

   Ví dụ: Người 2n = 46; tinh tinh 2n = 48; ruồi giấm 2n = 8; gà 2n = 78; ngô 2n = 20; lúa nước 2n = 24; …

   - Tuỳ theo mức độ duỗi hoặc đóng xoắn mà chiều dài của NST ở các thời điểm cũng khác nhau. Tại kì giữa, NST đóng xoắn cực đại cho NST có hình dạng đặc trưng nhất.

   - Tại kì giữa của quá trình phân bào: NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động.

   2. Chức năng

   - NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN do đó có vai trò bảo quản thông tin di truyền đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST là gì

   I. Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST

   1. Định nghĩa

   - Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST là những biến đổi trong cấu trúc của một hoặc một vài NST trong bộ NST.

   - Các dạng đột biến chính: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

Chuyên đề Sinh học lớp 9

   2. Nguyên nhân và tính chất

   - Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài đến NST. Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân vật lý, hoá học hoặc sinh học có trong môi trường tác động đến NST làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

   - Hầu hết các đột biến là có hại. Tuy nhiên, trong thực tế, người ta cũng bắt gặp một số dạng đột biến cáu trúc có lợi.

   Ví dụ: mất 1 đoạn nhỏ của NST 21 ở người gây ra bệnh ung thư máu. Lặp đoạn NST mang gen quy định enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 giống lúa mạch làm nâng cao hoạt tính của enzim này.

   II. Đột biến số lượng NST

   1. Thể dị bội

   - Thể dị bội là những cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

   a. Sự phát sinh

   - Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST.

   - Do thoi vô sắc không hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.

   - Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

   Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường hợp thể ba hoàn toàn khác nhau.

   b. Hậu quả, ý nghĩa:

   - Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST à làm mất cân bằng toàn hệ gen à cơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

   - Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

   - Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.

   - Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.

   Ví dụ một số bệnh do lệch bội ở người:

   Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n + 1) = 47NST.

   Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n+1) = 47NST.

   Siêu nữ (XXX), (2n + 1) = 47NST.

   Tocnơ (thể một cặp giới tính XO), (2n - 1) = 45NST.

   2. Thể đa bội

   - Thể đa bội là cơ thể mà trế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

   - Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

   Sự hình thành thể đa bội.

   - Dưới tác động của tác nhân vật lí và hoá học vào tế bào đang trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.

Trắc nghiệm Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST có đáp án

Câu 1: Đột biến Nhiễm sắc thể NST là loại biến dị:

   A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào

   B. Làm thay đổi cấu trúc NST

   C. Làm thay đổi số lượng của NST

   D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:

   A. Đột biến gen

   B. Đột biến cấu trúc NST

   C. Đột biến số lượng NST

   D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:

   A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

   B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

   C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn

   D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 4: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:

   A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào

   B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh

   C. Hiện tượng tự nhân đôI của NST

   D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào

Câu 5: Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

   A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh

   B. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh

   C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh

   D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào

Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

   A. Phá vỡ cấu trúc NST

   B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

   C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

   D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:

   A. Mất đoạn đầu trên NST số 21

   B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23

   C. Đảo đoạn trên NST giới tính X

   D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23

Câu 8: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:

   A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.

   B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.

   C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.

   D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.

Câu 9: Đột biến số lượng NST bao gồm:

   A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST

   B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

   C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST

   D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Câu 10: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:

   A. Đột biến đa bội thể

   B. Đột biến dị bội thể

   C. Đột biến cấu trúc NST

   D. Đột biến mất đoạn NST

Câu 11: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

   A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

   B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

   C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính

   D. Chỉ xảy ra ở NST thường

Câu 12: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:

   A. 16

   B. 21

   C. 28

   D.35

Câu 13: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

   A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

   B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

   C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

   D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 14: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

   A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc

   B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

   C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

   D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

Câu 15: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?

   A. 2n + 1

   B. 2n – 1

   C. 2n + 2

   D. 2n – 2

Câu 16: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

   A. 47 chiếc NST

   B. 47 cặp NST

   C. 45 chiếc NST

   D. 45 cặp NST

Câu 17: Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là:

   A. 3n

   B. 2n

   C. 2n + 1

   D. 2n – 1

Câu 18: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:

   A. Không còn chứa bất kì NST nào

   B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường

   C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính

   D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó

Câu 19: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng:

   A. Có 3 NST ở cặp số 12

   B. Có 1 NST ở cặp số 12

   C. Có 3 NST ở cặp số 21

   D. Có 3 NST ở cặp giới tính

Câu 20: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

   A. Ruồi giấm

   B. Đậu Hà Lan

   C. Người

   D. Cả 3 loài nêu trên

Câu 21: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:

   A. Chỉ có NST giới tính

   B. Chỉ có ở các NST thường

   C. Cả ở NST thường và NST giới tính

   D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Câu 22: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

   A. Lúa nước

   B. Cà độc dược

   C. Cà chua

   D. Cả 3 loài nêu trên

Câu 23: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

   A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

   B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

   C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

   D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

Câu 24: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là:

   A. 14

   B. 21

   C. 28

   D. 35

Câu 25: Thể đa bội không tìm thấy ở:

   A. Đậu Hà Lan

   B. Cà độc dược

   C. Rau muống

   D. Người

Câu 26: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST

   B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST

   C. Thể 3n của Ngô có 30 NST

   D. Thể 4n của Ngô có 38 NST

Câu 27: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡngcủa củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể:

   A. 3 nhiễm

   B. Tam bội(3n)

   C. Tứ bội (4n)

   D. Dị bội (2n -1)

Câu 28: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là:

   A. Axit phôtphoric

   B. Axit sunfuaric

   C. Cônsixin

   D.Cả 3 loại hoá chất trên

Câu 29: Đặc điểm của thực vật đa bội là:

   A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội

   B. Tốc độ phát triển chậm

   C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu

   D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất

Câu 30: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?

1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.

2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.

3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

Số phương án đúng là:

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Đáp án và hướng dẫn giải

1. D 7. A 13. D 19. C 25. D
2. B 8. B 14. D 20. D 26. C
3. C 9. D 15. A 21. C 27. B
4. B 10. A 16. A 22. D 28. C
5. C 11. B 17. B 23. A 29. A
6. C 12. A 18. D 24. B 30. C

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên