200 Đề thi Văn 11 năm 2024 (có đáp án)



Bộ 200 Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 11.

Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Ngữ Văn 11 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều

Đề cương ôn tập Văn 11

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 Cánh diều

Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 CD




Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 11 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 11

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn 11

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 11

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 11




Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 5: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:

...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”

Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị "Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ". Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm): Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?

Câu 4 (1,0 điểm): Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bức chân dung của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."?

Câu 4: Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc.

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?

   “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

   Con thuyền xuôi mái nước song song,

   Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

   Củi một cành khô lạc mấy dòng.

   Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

   Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

   Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

   Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.

   ( Trích – Tràng giang – Huy Cận)

....................................

....................................

....................................

Xem thử Đề Văn 11 GK2 Xem thử Đề Văn 11 CK2

Lưu trữ: Bộ Đề thi Ngữ Văn 11 cũ:

Xem thêm các đề thi các môn học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên