Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm học 2023-2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng gọi là:

A. Sơ đồ.

B. Biểu đồ.

C. Lược đồ.

D. Bảng biểu.

Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Xuống đồng của các dân tộc Nùng, Tày,...còn được gọi là:

A. Lễ hội Lồng Tồng.

B. Lễ hội Gầu Tào.

C. Lễ hội mùa Xuân.

D. Lễ hội hoa Mơ.

Câu 3 (0,5 điểm). Biện pháp không được sử dụng để bảo vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

B. Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng.

C. Tổ chức khai thác rừng làm nơi định canh, định cư cho người dân.

D. Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình:

A. Chủ yếu là núi cao, sườn dốc đứng.

B. Bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên.

C. Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi, đồi, cao nguyên, trung du...

D. Bao gồm các dãy núi cao, xen kẽ là các đồng bằng lớn.

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về tự nhiên ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?

A. Tên địa phương, địa hình, sông hồ, khí hậu, các yếu tố tự nhiên khác.

B.  Tên địa phương, đặc điểm địa mạo, nguồn nước, khí hậu.

C. Tên địa phương, địa hình, thời tiết, các yếu tố tự nhiên khác.

D. Tên địa phương, đặc điểm địa mạo, sông hồ, thời tiết.

Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,…

B. Người dân có cùng một ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.

C. Người dân cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa.

D. Ở vùng núi cao dân cư thưa thớt hơn các vùng thấp và đô thị.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tày.

B. Thái.

C. Mông.

D. Nùng.

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những đặc điểm của chợ phiên vùng cao?

A. Mua bán, trao đổi hàng hóa.

B. Gặp gỡ bạn bè, giao duyên.

C. Là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục...

D. Chợ mở mỗi ngày để người dân thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa.

Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về văn hóa của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Nét đặc trưng về ẩm thực, kiến trúc nhà ở, lễ hội, trang phục, phong tục, tập quán.

B. Nét đặc trưng về ẩm thực, đặc trưng về tính cách con người, lễ hội, trang phục, phong tục, tập quán.

C. Nét đặc trưng về nhà ở, lễ hội, di sản nghệ thuật, nếp sống.

D. Nét đặc trưng về ẩm thực, ngoại hình con người, trang phục, món ăn.  

Câu 10 (0,5 điểm). Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước...người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã tận dụng để:

A. Nuôi trồng hải sản.

B. Xây dựng nhiệt điện.

C. Xây dựng thủy điện.

D. Khai thác cát.

Câu 11 (0,5 điểm). Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng thuộc:

A. Thành phố Việt Trì.

B. Huyện Lâm Thao.

C. Thị xã Phú Thọ.

D. Huyện Phù Ninh.

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Thi cấy trong lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày.

B. Thi cấy trong lễ hội Tịch Điền của dân tộc Kinh.

C. Thi cấy trong lễ hội mùa Xuân của dân tộc Nùng.

D. Thi cấy trong lễ hội Lúa mới của dân tộc Dao.

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là một phần trong nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương?

A. Đóng ấn.

B. Rước kiệu.

C. Đọc văn tế.

D. Dâng hương.

Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa hát truyền thống của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:

A. Múa rối.

B. Múa ô

C. Múa Khmer.

D. Múa xòe.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu hiểu biết về một số cách khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày các hoạt động được tổ chức ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Bài 1 (6,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với các quốc gia nào?

A. Lào và Cam-pu-chia.

B. Trung Quốc và Cam-pu-chia.

C. Trung Quốc và Lào.

D. Lào và Thái Lan.

Câu hỏi 2. Đặc điểm của khu vực trung du Bắc Bộ là địa hình

A. núi với đỉnh nhọn, sườn thoải.

B. núi với đỉnh tròn, sườn thoải.

C. đồi với đỉnh nhọn, sườn thoải.

D. đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.

Câu hỏi 3. Phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.

B. Không đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.

C. Mật độ dân số ở mức rất cao.

D. Khu vực miền núi có mật độ dân số cao hơn khu vực trung du.

Câu hỏi 4. Hát Then là loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của những dân tộc nào?

A. Tày, Nùng, Lô Lô.

B. Tày, Mông, Nùng.

C. Tày, Nùng, Thái.

D. Tày, Thái, Dao.

Câu hỏi 5. Hiện nay, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

A. Mồng Năm tháng Năm âm lịch.

B. Mồng Hai tháng Chín âm lịch.

C. Mồng Mười tháng Ba âm lịch.

D. Rằm tháng Tám âm lịch.

Câu hỏi 6. Dân tộc chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là

A. dân tộc Kinh.

B. dân tộc Mông.

C. dân tộc Thái.

D. dân tộc Chăm.

Câu hỏi 7. Làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường có

A. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

B. lũy tre, cổng làng, cây đa, giếng nước,…

C. nhà cao tầng, các trung tâm thương mại lớn.

D. nhà tường trình được đắp bằng đất.

Câu hỏi 8. Một trong những lễ hội truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Gầu Tào.

C. lễ hội cồng chiêng.

D. lễ hội Đền Hùng.

Câu hỏi 9. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bắt đầu xây dựng vào thời nào?

A. Thời Lý.

B. Thời Trần.

C. Thời Lê.

D. Thời Nguyễn.

Câu hỏi 10. Công trình nào ở khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?

A. Cổng Văn Miếu.

B. Khuê Văn Các.

C. Nhà bia Tiến sĩ.

D. Khu Đại Thành.

Câu hỏi 11. Sự kiện nào dưới đây gắn với lịch sử Thăng Long - Hà Nội?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

B. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

C. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (1945).

D. Vua Bảo Đại tuyên bố Thoái vị (1945).

Câu hỏi 12. Một trong những làng nghề thủ công truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ là

A. làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

B. làng tranh dân gian Sình (Huế).

C. làng muối An Hòa (Nghệ An).

D. làng bún Phương Giai (Hà Tĩnh).

Bài 2 (1,0 điểm). Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

STT

Nội dung

Đúng (Đ)

Sai (S)

1

a) Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

 

 

2

b) Lý Thánh Tông đổi tên Đại La thành Thăng Long.

 

 

3

c) Ý nghĩa của tên gọi Thăng Long thời Lý là “rồng bay lên”

 

 

4

d) Năm 2010, Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.

 

 

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Bài 1 (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm, ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất (theo mẫu sau):

Yếu tố tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình

?

?

Khí hậu

?

?

Sông ngòi

?

?

Bài 2 (1,0 điểm): Đề xuất 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Đặc điểm địa hình của vùng Duyên hải miền Trung là gì?

A. Đồi núi ở phía tây và đồng bằng nhỏ ở phía đông

B. Đồng bằng rộng lớn và núi cao ở phía tây

C. Đồng bằng liên tục và núi đá vôi ở phía đông

D. Đồng bằng rừng và đồi đá ở phía đông

Câu 2 (0,5 điểm). Vùng Duyên hải miền Trung có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nào?

A. Kinh tế nông nghiệp

B. Kinh tế công nghiệp

C. Kinh tế biển

D. Kinh tế nội địa

Câu 3 (0,5 điểm). Bãi biển nào không nằm trong vùng Duyên hải miền Trung?

A. Cảnh Dương

B. Mỹ Khê

C. Nha Trang

D. Cô Tô

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Duyên hải miền Trung có điều kiện thuận lợi nào cho du lịch biển?

A. Rừng rậm phong phú

B. Cảng biển hiện đại

C. Bãi biển và vịnh biển đẹp

D. Sản xuất muối lớn

Câu 5 (0,5 điểm). Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ninh

B. Quảng Nam

C. Quảng Bình

D. Quảng Trị

Câu 6 (0,5 điểm). Sông Sê San được hợp lưu bởi sông nào?

A. Sông Krông Pô Kô và Đắk Bla

B. Sông Sê-rê-pốk và Đắk Bla

C. Sông Krông Ana và Krông Nô

D. Sông Krông Pô Kô và Krông Nô

Câu 7 (0,5 điểm). Lễ hội nào thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và bảo tồn nét văn hoá truyền thống của dân tộc?

A. Lễ hội Lam Kinh

B. Lễ hội Cầu Ngư

C. Lễ hội Ka-tê

D. Lễ hội Vía Bà

Câu 8 (0,5 điểm). Cố đô Huế là kinh đô của nhà Nguyễn được xây dựng từ thế kỉ nào đến thế kỉ nào

A. Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX

B. Thế kỉ XIX đến thế kỉ XX

C. Thế kỉ XX đến thế kỉ XXI

D. Thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII

Câu 9 (0,5 điểm). Trang trại bò sữa phát triển ở các tỉnh nào của Tây Nguyên?

A. Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk

B. Hà Giang, Lai Châu, Sơn La

C. Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình

D. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

Câu 10 (0,5 điểm). Mục đích chính của việc giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh là gì?

A. Thu hút khách du lịch

B. Bảo vệ môi trường

C. Đảm bảo an ninh

D. Tôn vinh di sản văn hoá

Câu 11 (0,5 điểm). Phố cổ Hội An thuộc thành phố nào?

A. Huế

B. Hội An

C. Đà Nẵng

D. Quảng Nam

Câu 12 (0,5 điểm).  Những lớp ngói âm dương của nhà cổ Phùng Hưng được tính toán theo nguyên tắc nào?

A. Ngũ hành

B. Ngũ phúc

C. Ngũ đại

D. Ngũ mệnh

Câu 13 (0,5 điểm). Vùng Tây Nguyên có bao nhiêu mùa chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14 (0,5 điểm). Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là gì?

A. Đất xám

B. Đất đỏ badan

C. Đất cát

D. Đất sét

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những thuận lợi và khó khăn của vùng Duyên hải miền Trung.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy cho biết vai trò của rừng đối với người dân Tây Nguyên.  

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu gì?

A. Thổ cẩm.

B. Lụa tơ tằm.

C. Vải bông.

D. Vải sợi tổng hợp.

Câu 2. Người anh hùng nào của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

A. Nông Văn Dền.

B. N’Trang Lơng.

C. Đinh Núp.

D. La Văn Cầu.

Câu 3. Những dân tộc nào là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Kinh, Thái, Tày, Mường, Thổ,…

B. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng,…

C. Chăm, Thái, Mông, Dao, Kinh,…

D. Hoa, Lô Lô, Hà Nhì, Kinh, Nùng,…

Câu 4. Đồng bào Tây Nguyên không sử dụng cồng chiêng trong nghi lễ truyền thống nào sau đây?

A. Lễ mừng lúa mới.

B. Lễ cúng sức khỏe voi.

C. Lễ hội té nước.

D. Lễ Trưởng thành.

Câu 5. Tại vùng Nam Bộ, các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nam Bộ.

C. Đồng Tháp Mười.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Phân bố dân cư ở vùng Nam Bộ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chỉ tập trung đông ở Đông Nam Bộ.

B. Tập trung đông ở dải đất ven sông Đồng Nai.

C. Phân bố đều khắp ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

D. Tập trung đông ở các đô thị, dải đất ven sông Tiền, sông Hậu.

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho Nam Bộ trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta?

A. Nhiều vùng đất ngập nước.                   

B. Vùng trồng lúa gạo nhiều nhất cả nước.

C. Người dân giàu kinh nghiệm và năng động.

D. Vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 8. Địa danh nào sau đây không thuộc vùng Nam Bộ?

A. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

B. Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).

C. Chợ Y Tý Bát Xát (Lào Cai).

D. Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long).

Câu 9. Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là

A. áo chui đầu, váy tấm.

B. áo bà ba và khăn rằn.

C. áo tứ thân và nón quai thao.

D. áo mớ ba, mớ bảy.

Câu 10. Người anh hùng nào của đất Nam Bộ đã được nhân dân suy tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”?

A. Nguyễn Quyền.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Đình Chiểu.

D. Trương Định.

Câu 11. Trước năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh có những tên gọi khác như:

A. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Sài Gòn.

C. Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn, Kẻ Chợ.

D. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Tân Bình.

Câu 12. Ngày 5-6-1911, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời địa danh nào dưới đây để đến cảng Mác-xây (Pháp)?

A. Bến Nghé

B. Sông Nhà Bè.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Huyện Nhà Bè.

Câu 13. Nhân vật lịch sử nào dưới đây gắn liền với sự thành lập phủ Gia Định?

A. Đào Duy Từ.

B. Nguyễn Hữu Cảnh

C. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

D. Chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Câu 14. Vì sao địa đạo Củ Chi rất khó bị quân địch phát hiện?

A. Xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép và bảo vệ chặt chẽ.

B. Địa đạo có cấu tạo phức tạp, kiên cố, trang bị nhiều vũ khí tối tân.

C. Được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

D. Quân dân Nam Bộ thường xuyên được thay đổi địa điểm bố trí địa đạo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục khó khăn.

Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi. Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên