Top 100 Đề thi Lịch Sử 7 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử 7 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 7 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sử 7.

Đề thi Lịch Sử 7 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử Đề GK1 Sử 7 Xem thử Đề CK1 Sử 7 Xem thử Đề GK2 Sử 7 Xem thử Đề CK2 Sử 7

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử 7 Cánh diều mỗi bộ sách theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử 7 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử 7 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Lịch Sử 7 cả ba sách:

Xem thử Đề GK1 Sử 7 Xem thử Đề CK1 Sử 7 Xem thử Đề GK2 Sử 7 Xem thử Đề CK2 Sử 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ Giáo hội.

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 2: Tôn giáo nào sau đây do Giê-su sáng lập vào khoảng thế kỉ I?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Hồi giáo.

C. Phật giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 3: Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh theo hướng

A. tự cung, tự cấp.

B. tư bản chủ nghĩa.

C. trao đổi bằng hiện vật.

D. khép kín, tự cấp, tự túc.

Câu 4: Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Câu 5: Ai là người dẫn đầu đoàn thám hiểm hoàn thành chuyến đi đường biển vòng quanh thế giới từ năm 1519-1522?

A. Ma-gien-lăng.

B. Cô-lôm-bô.

C. Đi-a-xơ.

D. Va-xcô đơ Ga-ma.

Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã mang đến sự giàu có cho tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Quý tộc và thương nhân.

C. Thợ thủ công và nông nô.

D. Thợ thủ công và thương nhân.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ; việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi cướp bóc và chinh phục miền Đông Ân, biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”.

(Các Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập III, NXB Sự thật, 1975, tr.330)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên đề cập đến nguyên nhân dẫn tới của các cuộc phát kiến địa lí.

 

 

b) Thông tin “Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ” được đề cập trong tư liệu phản ánh về tác động từ cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ.

 

 

c) Các cuộc phát kiến địa lí đã dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

 

 

d) Bên cạnh những tác động tiêu cực, các cuộc phát kiến địa lí cũng đem lại những tác động tích cực đối với tiến trình lịch sử nhân loại.

 

 

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu.Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp gồm công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung. Sự phân công lao động trong công trường thủ công đã đạt đến mức tỉ mỉ, ở đó mỗi người thợ chỉ làm một thao tác trong một dây chuyền mà thôi. Ví dụ trong xưởng làm kim, sợi dây thép phải qua tay 72, thậm chí 92 người thợ, mới có thể trở thành những cái kim.”

(Nguyễn Gia Phu (cb), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 77)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên đề cập đến biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

 

 

b) Trong công trường thủ công, mỗi người thợ phải làm toàn bộ các công đoạn để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

 

 

c) Sự phân công lao động trong công trường thủ công sẽ góp phần tăng năng suất lao động.

 

 

c) Phường hội và công trường thủ công đều là những hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Tại sao nói: thành thị ra đời góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền?

b) So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại trên các phương diện sau: hoạt động kinh tế chủ yếu; thành phần cư dân chủ yếu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

A. Đôn-ki-hô-tê.

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Bữa tối cuối cùng.

D. Nàng Mô-na Li-sa.

Câu 2: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

A. Thời Tống - Nguyên.

B. Thời Minh - Thanh.

C. Thời Tần - Hán.

D. Thời Đường - Tống.

Câu 3. Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc thời phong kiến là

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Hồi giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 4. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li, là

A. nông nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Câu 5: Quốc gia phong kiến nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo?

A. Đại Việt.

B. Lan Xang.

C. Mô-giô-pa-hít.

D. A-ut-thay-a.

Câu 6. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nhân dân Chăm-pa thời phong kiến?

A. Kinh đô chùa Pa-gan.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đền Ăng-co Vát.

D. Hoàng thành Thăng Long.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc thông tin/ tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc đoạn thông tin sau đây:

Thông tin. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của Cô-péc-ních bị Giáo hội cấm lưu truyền. Ga-li-lê vì công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi. Ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay".

Nhận định

Đúng

Sai

a) Học thuyết của Cô-péc-ních được Giáo hội ủng hộ và khuyến khích phổ biến rộng rãi.

 

 

b) Cô-péc-ních và Ga-li-lê đều nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh và Trái Đất.

 

 

c) Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ; góp phần làm thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất và Vũ Trụ.

 

 

d) Từ câu chuyện của Cô-péc-ních và Ga-li-lê, có thể rút ra bài học về sự kiên trì đấu tranh cho chân lý khoa học, bất chấp khó khăn và áp lực xã hội.

 

 

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Nhà sư Trung Hoa tên là Pháp Hiển, tới Ấn Độ vào khoảng năm 400 và ghi lại: "Người dân sống rất hạnh phúc họ muốn đi đầu thì đi vì không bị lệ thuộc vào một lãnh chúa. Chỉ có những ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế. Nhà vua cai quản mà không cần chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác... Các quân lính và người hầu của nhà vua đều được trả công. Trên khắp đất nước, người dân không giết bất kì sinh vật sống nào, không uống rượu say... Tuy nhiên, trong xã hội có những người được gọi là chan-đa-la (chandalas) (không thể chạm vào), họ làm những công việc ô uế và sống tách biệt với phần đông dân số”.

(Theo: Michael Wood, India - Basic Books, Niu Oóc, 2007, trang 156)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên phản ánh về tình hình Ấn Độ dưới thời Gúp-ta.

 

 

b) Theo tư liệu: người dân Ấn Độ phải chịu thuế rất nặng với tất cả các loại đất đai mà họ canh tác.

 

 

c) Việc các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ để học tập, thỉnh kinh,… là một trong những biểu hiện cho thấy: ngay từ rất sớm đã có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

 

 

d) Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại dưới thời Gúp-ta, thể hiện rõ sự khác biệt về vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

b) Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy cho biết: từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ.

B. Xu-li-nha Vông-xa.

C. Pha Ngừm.

D. Giay-a-vác-man II.

Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.

B. chùa Thạt Luổng.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 3: Địa phương nào dưới đây là kinh đô của nước Đại Cồ Việt?

A. Cổ Loa (Hà Nội).

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Phong Châu (Phú Thọ).

D. Thuận Thành (Bắc Ninh).

Câu 4. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.

D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Câu 5. Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời

A. Lý.

B. Trần.

C. Hồ.

D. Lê sơ.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Muốn cho dân mạnh nước giàu

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

Mũ cao, áo rộng không cần,

Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”

A. Lê Văn Hưu.

B. Nguyễn Hiền.

C. Mạc Đĩnh Chi.

D. Chu Văn An.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc các tư liệu sau đây:

Tư liệu. Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), các con ông không đủ sức giữ vững chính quyền trung ương, một số hào trưởng địa phương nổi lên chiếm giữ các nơi. Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Trong hoàn cảnh nước nhà rối ren, ở Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh, đánh đâu thắng đó nên được suy tôn là Vạn Thắng Vương. Trong hai năm (966 - 967), ông đã sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với những biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

Nhận định

Đúng

Sai

a) Sau khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, năm 1968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu là “Vạn Thắng Vương”.

 

 

b) Bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, trong vòng 2 năm (966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước.

 

 

c) Cục diện “loạn 12 sứ quân” kéo dài hàng trăm năm đã khiến cho tiềm lực của nhà Ngô suy yếu và nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, lầm than.

 

 

d) Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã mở ra thời kì độc lập, thống nhất lâu dài; đồng thời, chấm dứt vĩnh viễn tình trạng chia cắt lãnh thổ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

 

Câu 8: Đọc các tư liệu sau đây:

Tư liệu. Năm 1268, vua Trần Thánh Tông nói với các tôn thất: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên ... ".

Nhận định

Đúng

Sai

a) Đoạn tư liệu cho thấy: vua Trần Thánh Tông luôn đề cao việc củng cố khối đoàn kết trong hoàng tộc.

 

 

b) Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ.

 

 

c) Tinh thần đoàn kết trong nội bộ hoàng tộc là nguồn sức mạnh lớn, duy nhất, giúp nhà Trần duy trì được sự ổn định và phát triển thịnh vượng của đất nước.

 

 

d) Tư tưởng “lo thì cùng lo, vui thì cùng vui” có thể vận dụng để xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đồng lòng giữa các lực lượng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội)? Theo em, sự kiện Lý Công Uẩn dời đô (1010) có ý nghĩa như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

(Lưu ý: Học sinh làm trắc nghiệm trực tiếp lên đề và tự luận trên giấy này)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là

A. Khuyến nông sứ.

B. Đồn điền sứ.

C. Hà đê sứ.

D. An phủ sứ.

Câu 2: Người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Nghệ Tông.

C. Trần Thuận Tông.

D. Trần Nhân Tông.

Câu 3: Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thái Tông.

C. Lê Thánh Tông.

D. Lê Nhân Tông.

Câu 4: Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 5: Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chămpa

A. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.

B. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

C. hình thành và bước đầu phát triển.

D. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

Câu 6: Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?

A. Thái Lan.

B. Chăm-pa.

C. Mã Lai.

D. Chân Lạp.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống.”

(Theo: Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012, tr.156)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên phản ánh đầy đủ những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.

 

 

b) Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc.

 

 

c) Trong cải cách của Hồ Quý Ly, trên phương diện văn hóa - tư tưởng, tinh thần dân tộc được thể hiện rõ nét ở việc: đề cao chữ Nôm và bài trừ triệt để Nho giáo.

 

 

d) Những tư tưởng và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên phương diện văn hóa - giáo dục đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay.

 

 

Câu 8: Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Hội thề Đông Quan diễn ra vào cuối năm Đinh Mùi (1427). Tham gia hội thề, về phía nghĩa quân Lam Sơn có 14 người do Lê Lợi dẫn đầu. Sử cũ chép rằng, sau khi kính cáo hoàng thiên (trời), hậu thổ (đất) cùng với danh sơn (núi thiêng), đại xuyên (sông lớn) và thần kỳ các xứ, Lê Lợi và Vương Thông cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn: “Từ sau khi lập lời thề này, quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm…”.

(Theo: Trần Hồng Đức, “Hội thề Đông Quan (10-12-1427)”, Lược sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 274-276.)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Hội thề Đông quan diễn ra vào đầu thế kỉ XIV, với sự tham gia của: bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn cùng đại diện quân Minh.

 

 

b) Việc tổ chức Hội thề Đông quan là một trong những minh chứng tiêu biểu cho tinh thần thiện chí và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

 

 

c) Một trong những nét nổi bật của khởi nghĩa Lam Sơn là được bắt đầu và kết thúc bằng những hội thề.

 

 

d) Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là: chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b) Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại cho Việt Nam bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xem thử Đề GK1 Sử 7 Xem thử Đề CK1 Sử 7 Xem thử Đề GK2 Sử 7 Xem thử Đề CK2 Sử 7

Tham khảo đề thi Lịch Sử 7 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm 2025 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học