Top 9 Đề thi Hóa học 8 Chương 5 có đáp án, cực hay



Top 9 Đề thi Hóa học 8 Chương 5 có đáp án, cực hay

Dưới đây là danh sách Top 9 Đề thi Hóa học 8 Chương 5 có đáp án, cực hay gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 8.

Quảng cáo

Đề kiểm tra 15 phút

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hidro khử các oxit sau:

a) Sắt(III) oxit

b) Thuỷ ngân(II) oxit

c) Chì(II) oxit

Câu 2: Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hidro. Hãy:

a) Tính số gam đồng kim loại thu được.

b) Tính thể tích khí hidro (đktc) cần dùng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phương trình hoá học:

     Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O

     HgO + H2 −to→ Hg + H2O

     PbO + H2 −to→ Pb + H2O

Câu 2: Phản ứng: CuO + H2 −to→ Cu + H2O (1)

     Ta có: nCuO = mCuO/MCuO = 48/(64+16) = 0,6 (mol)

Từ (1) → nCu = 0,6 (mol)

     → mCu = nCu x MCu = 0,6 x 64 = 38,4 (gam).

     b) Từ (1) → nH2= 0,6 (mol)

          → VH2= 22,4 x nH2= 22,4 x 0,6 = 13,44 (lít).

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1 : Tính thể tích khí hidro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra 1,8 gam nước.

Câu 2 : Có ba lọ riêng biệt đựng các chất khí sau : oxi, hidro, nitơ. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng khí riêng biệt.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 : Phương trình hoá học :

          2H2 + O2 −to→ 2H2O

(mol) 0,1 ← 0,05 ← 0,1

Ta có : nH2O= 1,8/18= 0,1 (mol)

Vậy : nO2= 0,05 (mol) → VO2= 22,4 x nO2 = 22,4 x 0,05 = 1,12 (lít)

     nH2= 0,1 (mol) → VH2= 22,4 x 0,1 = 2,24 (lít).

Câu 2 :

- Cho vào mỗi lọ đựng khí một que đóm còn tàn đỏ. Ở lọ nào que đóm bùng cháy là lọ chứa khí oxi. Hai lọ còn lại que đóm tắt.

- Tiếp tục dẫn khí ở hai lọ còn lại qua chứa CuO, nung nóng:

+ Ống nghiệm nào bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp kim loại màu đỏ gạch thì khí dẫn qua CuO là H2.

   CuO(đen) + H2 → Cu(đỏ) + H2O

+ Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì thì khí dẫn qua là N2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Hãy cho biết trong những phản ứng oxi hoá học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

     Đốt than trong lò: C + O2 −to→ CO2

     Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyên kim:

Fe2O3 + 3CO −to→ 2Fe + 3CO2

     Nung vôi: CaCO3 −to→ CaO + CO2

     Sắt bị gỉ trong không khí:

4Fe + 3O2 −to→2Fe2O3.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hidro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.

     Viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.

     Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.

     Tính thể tích khí hidro đã tiêu thụ (ở đktc).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phản ứng oxi hoá – khử: đốt than trong lò, dùng cacbon oxit khử sắt(III) oxit trong luyện kim, sắt bị gỉ trong không khí.

Phản ứng a có lợi: sinh ra nhiệt để sản xuất, phục vụ đời sống; tác hại: tạo ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b có lợi: luyện quặng sắt thành sắt, điều chế sắt; tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d có hại: làm sắt bị gỉ dẫn đến hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Câu 2:

Phương trình hoá học:

3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O (1)

0,3      0,1      ← 0,2 (mol)

     Ta có: nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol).

Từ (1) → nFe2O3 = 0,1 (mol) → mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16 (gam)

     Từ (1) → nH2= 0,3 (mol)

→ VH2= 22,4 x nH2= 22,4 x 0,3 = 6,72 (lít).

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử? Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hidro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

a)     Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra.

b)     Tính số lít khí CO và H2 ở đktc cần dùng cho mỗi phản ứng.

c)     Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hoá học.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

Ví dụ: Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O

     CuO + H2 −to→ Cu + H2O

Câu 2:

     Phương trình hoá học:

Fe3O4 + 4CO −to→ 3Fe + 4CO2 (1)

Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (2)

     Từ (1) → nCO = 0,8 (mol)

→ VCO = 22,4 x nCO = 22,4 x 0,8 = 17,92 (lít)

Và nH2= 0,6 (mol) → VH2= 22,4 x nH2 = 22,4 x 0,6 = 13,44 (lít).

     Từ (1) → nFe/(1) = 0,6 (mol) → mFe/(1) = 0,6 x 56 = 33,6 (gam).

Từ (2) → nFe/(2) = 0,4 (mol) → mFe/(2) = 0,4 x 56 = 22,4 (gam).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 5)

Câu 1: Những phản ứng hoá học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm?

a) Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) 2H2O −điện phân→ 2H2↑ + O2

c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Câu 2: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120 ml dung dịch HCl 1M. Xác định thể tích khí hidro sinh ra ở đktc.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phản ứng dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là a, c.

Câu 2: Ta có: nZn = 3,25/65 = 0,05 (mol); nHCl = 0,12 x 1 = 0,12 (mol)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (1)

0,05   0,12 mol

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 5 có đáp án (Đề 5) | Đề thi Hóa học 8

Vậy sau phản ứng HCl dư nên Số mol H2 tính theo số mol Zn

Từ (1) => nH2= nZn = 0,05 (mol) => VH2= 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít).

Đề kiểm tra 1 tiết

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: Đề thi Hóa học 8

Câu 2: Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử sau:

H2 + HgO −to→ Hg + H2O

Câu 3: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra các khí trong mỗi lọ?

Câu 4: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

    Cacbon đioxit + nước →axit cacbonic (H2CO3)

    Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)

    Sắt + axit clohidric → sắt clorua + H2

    Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)

    Chì(II) oxit + hiđro→chì (Pb) + nước

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.

    Viết phản ứng hóa học xảy ra.

    Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.

    Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng: Đề thi Hóa học 8

Câu 2:

H2 là chất khử vì là chất chiếm oxi

HgO là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi.

Đề thi Hóa học 8

Câu 3: Đưa que đóm còn tàn đóm đỏ vào 3 bình khí trên. Bình khí làm que đóm bùng cháy là oxi.

Đốt 2 khí còn lại. Khi cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là H2, còn lại là không khí.

2H2 + O2 → 2H2O

Câu 4: Lập phương trình các phản ứng:

Cacbon đioxit + nước → axit cacbonic (H2CO3)

CO2 + H2O → H2CO3

Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)

SO2 + H2O →H2SO3

Sắt + axit clohiđric → sắt clorua + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Chì(II) oxit + hiđro → chì (Pb) + nước

PbO + H2 −to→ Pb + H2O

Câu 5:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)

    (mol) 0,1         0,3 ← 0,2

    Ta có: nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)

Từ (1) → nFe2O3= 0,1 (mol) → mFe2O3= 0,1 x 160 = 16 (gam)

    Từ (1) → nH2= 0,3 (mol)

→ VH2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: Cho các phương trình hóa học sau: Đề thi Hóa học 8

Phản ứng nào là hóa hợp; phân hủy; thế; oxi hóa – khử?

Câu 2: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120ml dung dịch HCl 1M. Xác định thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc).

Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị II thì cần dùng hết 200ml dung dịch axit HCl 3M. Xác định tên kim loại M đem dùng.

Câu 4: Dùng khí hiđro để khử các oxit sau thành kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, Cu2O. Nếu lấy cùng số mol mỗi oxit thì tỉ lệ số mol khí hiđro đối với số mol kim loại sinh ra của oxit nào là lớn nhất?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phản ứng hóa hợp là: 3, 4, 8, 10.

Phản ứng phân hủy là: 2, 5.

Phản ứng thế là: 6, 7, 9.

Phản ứng oxi hóa – khử là: 1, 2,5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Câu 2: Ta có: nZn = 3,25/65 = 0,05 (mol); nHCl = 0,12 x 1 = 0,12 (mol)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (1)

Từ phản ứng (1), ta thấy số mol axit dư nên tính số mol khí hiđro sinh ra theo Zn.

nH2= nZn= 0,05 (mol) → VH2= 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít).

Câu 3: Phản ứng: M + 2HCl → MCl2 + H2↑ (1)

Theo (1) → nM = 1/2 nHCl = 1/2 x 0,2 x 3 = 0,3 (mol)

Nguyên tử khối của M là 7,2/0,3 = 24: magie (Mg).

Câu 4: Phản ứng: Đề thi Hóa học 8

Đặt số mol của mỗi oxit là a mol.

Từ (3) → nH2: nFe = 3a/2a = 1,5 là lớn nhất so vối 3 phản ứng còn lại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng kim loại kẽm, magie, nhôm cho tác dụng với axit clohiđric hoặc axit sunfuric loãng. Nếu lượng khí hiđro sinh ra bằng nhau trong mỗi trường hợp thì dùng kim loại nào phản ứng với axit nào sẽ có khối lượng chất tham gia phản ứng nhỏ nhất?

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 44,8 lít khí SO2 (đktc) vào nước dư, người ta thu được dung dịch axit sunfurơ. Cho vào dung dịch này một lượng dư muối BaCl2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Câu 3: Dùng khí hiđro dư để khử x gam sắt(III) oxit, sau phản ứng người ta thu được y gam sắt kim loại. Nếu dùng lượng sắt này cho phản ứng hoàn toàn với axit clohiđric có dư thì thu được 5,6 lít khí hiđro đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a)    Viết các phương trình phản ứng hóa học.

b)    Hãy xác định giá trị x, y và lượng muối sắt(II) clorua tạo thành sau phản ứng.

Câu 4: Dùng khí hiđro để khử hoàn toàn 6 gam một oxit sắt thì thu được 4,2 gam Fe. Tìm công thức phân tử của oxit sắt.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

Đề thi Hóa học 8

Đặt số mol hiđro sinh ra là a, ta dễ dàng tính được số mol của từng kim loại và của từng axit. Từ đó tính ra khối lượng của chúng và sẽ thấy được chỉ ở phản ứng (5) khối lượng Al và khối lượng HCl là nhỏ nhất.

Câu 2: Phản ứng: SO2 + H2O  H2SO3 (1)

            H2SO3 + BaCl2 → BaSO3↓ + 2HCl (2)

Từ (1) và (2) suy ra: nBaSO3= nSO2= 44,8/22,4 = 2 (mol)

            → mBaSO3= 2 x 217 = 434 (gam).

Câu 3:

Các phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)

Fe + 2Hcl → FeCl2 + H2 (2)

Đề thi Hóa học 8

Câu 4: Đặt công thức phân tử của oxit sắt là FexOy (sắt có hóa trị 2x/y) Đề thi Hóa học 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Hóa Học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Cho 2,8 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng dẫn hết khí đi qua 4,8 gam bột đồng (II) oxit đun nóng. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được.

Câu 2: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a)    Tính khối lượng đồng thu được.

b)    Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Câu 3: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 gam axit sunfuric.

a)    Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b)    Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Câu 4: Viết phương trình hóa học theo các dãy biến hóa sau:

a)    Na →Na2O → NaOH →Na2SO4

b)    Ca →CaO →Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Ta có: nFe = 2,8/56 = 0,05 (mol); nCuO = 4,8/80 = 0,06 (mol)

Phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (1)

        (mol) 0,05 →                            0,05

            H2 + CuO −to→ Cu + H2O (2)

        (mol) 0,05 → 0,05 0,05

Từ (2) → Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng gồm:

        Cu (0,05 mol) và nCuO dư = 0,06 – 0,05 = 0,01 (mol)

Vậy: mCu = 0,05 x 64 = 3,2 (gam)

    Và mCuO dư = 0,01 x 80 = 8 (gam)

Câu 2: Ta có: nCuO = 48/80 = 0,6 (mol)

Phản ứng: CuO + H2 −to→ Cu + H2O (1)

        (mol) 0,6 → 0,6         0,6

    Từ (1) → nCu = 0,6 (mol) → mCu = 0,6 x 64 = 38,4 (gam)

    Từ (1) → nH2= 0,6 (mol) → VH2= 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít)

Câu 3:

    Ta có: nFe= 22,4/56 = 0,4 (mol) và nH2SO4= 24,5/98 = 0,25 (mol)

Phản ứng:

        Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (1)

(mol) 0,25 ← 0,25 → 0,25 0,25

Vì nFe : nH2SO4= 1 : 1 và nFe > nH2SO4

    Sau phản ứng (1) thì sắt dư.

    nFe dư = 0,4 - 0,25 = 0,15 (mol) → mFe dư = 0,15 x 56 =8,4 (g)

    Từ (1) → nH2 = 0,25 (mol) → VH2= 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít)

Câu 4:

    4Na + O2 → 2Na2O

Na2O + H2O →2NaOH

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

    2Ca + O2 → 2CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Hóa học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tổng hợp Bộ đề thi Hóa học lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Hóa học của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên