Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2.

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 8 Học kì 2 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. Giới hạn ôn tập

- Phân môn Vật lí: Nội dung ôn tập gồm mạch điện đơn giản, tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế, năng lượng nhiệt và nội năng, sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt (từ bài 22 đến bài 29).

- Phân môn Hóa học: Nội dung ôn tập gồm acid, base, oxide, muối, phân bón hóa học (từ bài 9 đến bài 12).

- Phân môn Sinh học: Nội dung ôn tập gồm hệ sinh thái, sinh quyển, cân bằng tự nhiên, bảo vệ môi trường (từ bài 44 đến bài 47).

II. Câu hỏi ôn tập

1. Phân môn Vật lí

Câu 1: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (có lời giải)

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

Câu 2: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:

A. Bàn ủi.

B. Máy sấy tóc.

Quảng cáo

C. Lò nướng điện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?

A. Quạt điện.

B. Công tắc

C. Bút thử điện

D. Rơ-le của ấm siêu tốc

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vật dẫn điện……..khi ………….chạy qua.

A. nóng lên, có dòng điện.

B. nóng lên, không có dòng điện.

C. không nóng lên, có dòng điện.

D. Tất cả đều sai.

Câu 5: Đơn vị của cường độ dòng điện là

A. ampe (A).

B. vôn (V).

Quảng cáo

C. niuton (N).

D. culong (C).

Câu 6: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một

A. hiệu điện thế.

B. cường độ dòng điện.

C. lực điện.

D. vôn.

Câu 7: Hiệu điện thế kí hiệu là

A. U.

B. u.

C. V.

D. v.

Câu 8: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện:

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (có lời giải)

Quảng cáo

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

Câu 9: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc

A. ampe kế song song với vật dẫn.

B. ampe kế nối tiếp với vật dẫn.

C. vôn kế song song với vật dẫn.

D. vôn kế nối tiếp với vật dẫn.

Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Dòng điện chạy qua đèn có ………… thì đèn ……….

A. cường độ càng nhỏ, càng sáng mạnh.

B. cường độ càng lớn, càng sáng yếu.

C. cường độ càng lớn, càng sáng mạnh.

D. cường độ thay đổi, sáng như nhau.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: KHTN 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.

B. BaO.

C. SO3.

D. Ba(OH)2.

Câu 2: Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)2, BaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số lượng muối có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

A. Acid tác dụng với base.

B. Kim loại tác dụng với oxygen.

C. Acid tác dụng với oxide base.

D. Base tác dụng với oxide acid.

Câu 4: Đạm urea có thành phần chính là

A. (NH4)2CO3.

B. (NH2)2CO.

C. NH4Cl .

D. Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được.

Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn.

B. nhiều hơn- nhiều hơn.

C. ít hơn- nhiều hơn.

D. ít hơn- ít hơn.

Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 9: Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu?

A. Tuyến tụy và tuyến trên thận.

B. Tuyến yên và tuyến giáp.

C. Tuyến trên thận và tuyến sinh dục.

D. Tuyến tụy và tuyến giáp.

Câu 10: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.

D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Câu 11: Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 12: Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 13: Sông và suối được thuộc khu sinh học nào dưới đây?

A. Khu sinh học biển.

B. Khu sinh học trên cạn.

C. Khu sinh học nước ngọt.

D. Khu sinh học nước mặn.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Câu 15: Biến đổi khí hậu là

A. sự thay đổi giá trị lớn nhất của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

B. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

C. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

D. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

Câu 16: Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Oxide là gì? Dựa vào tính chất hoá học, oxide được phân thành những loại nào?

b. (0,5 điểm) Tại sao phải bón phân cho cây trồng đúng cách?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì? Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào?

b. (0,5 điểm) Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải để được câu có nội dung đúng.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

c. (1 điểm) Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 151 200 J cho 2 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Bài 3: (3 điểm)

a. (1 điểm) Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.

b. (1 điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau: Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

c. (1 điểm) Quan sát lưới thức ăn sau:

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

Liệt kê 3 chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên. Điều gì sẽ xảy ra với hệ sinh thái trên nếu lúa và cỏ bị biến mất?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm 2025 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học