Top 100 Đề thi Sinh học 8 năm 2024 có đáp án | Đề thi Sinh 8 Học kì 1, Học kì 2



Bộ 100 Đề thi Sinh học lớp 8 năm học 2023 - 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 8.

Đề thi Sinh học 8 năm 2024

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Cuối kì 1 Sinh 8 bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 8

Đề thi Học kì 1 Sinh học 8

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 8

Đề thi Học kì 2 Sinh học 8

Đề thi Sinh học lớp 8 năm 2024 (100 đề)




Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Trong cơ thể người, loại xương nào có kích thước dài nhất?

a. Xương chậu

b. Xương cánh tay

c. Xương đốt sống

d. Xương đùi

Câu 2 : Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc xương?

a. 302

b. 300

c. 206

d. 108

Câu 3 : Bộ xương người có nhiều đặc điểm thích nghi với tư thế đứng thẳng, đặc điểm nào dưới đây không nằm trong số đó?

a. Lồng ngực phát triển rộng sang hai bên

b. Xương cột sống hình cung

c. Xương gót phát triển về phía sau

d. Xương đùi phát triển

Câu 4 : Hiện tượng hồng cầu không nhân ở người có ý nghĩa như thế nào?

a. Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu tốn trong điều kiện làm việc liên tục.

b. Giúp hồng cầu giảm trọng lượng để di chuyển nhanh hơn

c. Giúp hồng cầu dễ dàng len lỏi vào các mô trong trao đổi khí

d. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5 : Đại thực bào là tên gọi khác của loại bạch cầu nào?

a. Bạch cầu limphô

b. Bạch cầu ưa kiềm

c. Bạch cầu trung tính

d. Bạch cầu mônô

Câu 6 : Cho các hoạt động sau:

a. Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.

b. Phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh

c. Thực bào

Theo trình tự trước – sau thì khi xâm nhập vào cơ thể, vi sinh vật sẽ đi qua hàng rào phòng vệ của hệ miễn dịch theo trình tự nào ?

a. c – a - b

b. a – b - c

c. c – b - a

d. b – c - a

Câu 7 : Người mang nhóm máu O có thể được nhận máu từ những người mang nhóm máu nào?

a. Nhóm máu A và nhóm máu O

b. Nhóm máu A

c. Nhóm máu AB và nhóm máu B

d. Nhóm máu O

Câu 8 : Thành phần nào đóng vai trò quan trọng nhất trong nhân tế bào người?

a. Màng nhân

b. Nhiễm sắc thể

c. Lưới nội chất

d. Nhân con

Câu 9 : Chất khoáng chủ yếu có trong xương người là

a. sắt.

b. kẽm.

c. canxi.

d. phôtpho.

Câu 10 : Trong quá trình đông máu, các enzim giải phóng ra từ tiểu cầu có vai trò chính là gì?

a. Hỗ trợ quá trình đông đặc của huyết tương

b. Làm phân rã khối đông máu.

c. Kết dính các tế bào máu lại với nhau.

d. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.

B. Tự luận

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào. (5 điểm)

2. Vì sao tim đập suốt đời mà không mệt mỏi? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1 : d - Xương đùi

Câu 2 : c – 206 chiếc xương

Câu 3 : b –Xương cột sống hình cung (đây là đặc điểm có ở Thú đi bằng bốn chân, ở tư thế đứng thẳng, người có xương cột sống cong hình chữ S có tác dụng như lò xo, giúp phân tán lực và giảm thiểu sang chấn lên não bộ khi di chuyển)

Câu 4 : a - Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu tốn trong điều kiện làm việc liên tục (vì nhân là cơ quan tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào)

Câu 5 : d - Bạch cầu mônô

Câu 6 : a: c – a – b (thực bào, tiết kháng thể và phá hủy)

Câu 7 : d - Nhóm máu O (vì người mang nhóm máu O có chứa hai kháng thể anpha và bêta trong huyết tương nên họ chỉ có thể nhận máu từ người mang nhóm máu không có kháng nguyên trên hồng cầu (nhóm máu O))

Câu 8 : b – Nhiễm sắc thể (vì đó là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin – thành phần chính cấu tạo nên cơ thể người, có vai trò quyết định trong sự di truyền của tế bào cũng như toàn cơ thể)

Câu 9 : c – canxi

Câu 10 : d - Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.

B. Tự luận

1. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào:

Tế bào người được cấu tạo từ 3 thành phần chính, đó là:

- Màng sinh chất: có dạng kép và đặc tính bán thấm (tạo thành từ photpholipit, protein và các thành phần khác. (0,5 điểm)

Chức năng: Giúp tế bào tham gia trao đổi chất (0,5 điểm)

- Chất tế bào: dạng dịch có độ sánh tương đối bao gồm các bào quan quan trọng như:

+ Lưới nội chất:

Chức năng: Tổng hợp và vận chuyển các chất (0,5 điểm)

+ Ribôxôm:

Chức năng: Là nơi tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)

+ Ti thể:

Chức năng: Tham gia vào hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng(0,5 điểm)

+ Bộ máy Gôn gi:

Chức năng: Thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm(0,5 điểm)

+ Trung thể:

Chức năng: Tham gia vào quá trình phân chia tế bào (0,5 điểm)

- Nhân tế bào: có chức năng chung là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (0,5 điểm) với 2 cấu trúc quan trọng nhất là:

+ Nhiễm sắc thể:

Chức năng: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong sự di truyền (0,5 điểm)

+ Nhân con:

Chức năng: Là nơi tổng hợp ARN ribôxôm (rARN) (0,5 điểm)

2. Nếu nhìn tổng quát, chúng ta sẽ nghĩ rằng tim làm việc liên tục, không biết mệt mỏi nhưng thực ra khi phân tích cụ thể sẽ nhận thấy trong mỗi chu kỳ tim người (0,8 giây), tim chỉ co bóp trong 0,4 giây (bao gồm cả co tâm nhĩ và co tâm thất) còn thời gian dãn chung chính là thời gian nghỉ ngơi kéo dài 0,4 giây. Và nếu chi tiết hơn, tâm nhĩ chỉ làm việc 0,1 giây, có tới 0,7 giây nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ; tâm thất chỉ làm việc 0,3 giây, có tới 0,5 giây nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ. Như vậy rõ ràng, trái tim “làm việc khoa học” hơn bạn nghĩ đấy! (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Theo chiều từ trên xuống dưới, các bộ phận trong đường tiêu hóa của người được sắp xếp theo trình tự sau:

a. miệng – hầu – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột thẳng – ruột già – hậu môn.

b. miệng – hầu – dạ dày – thực quản – ruột non – ruột già – ruột thẳng – hậu môn.

c. miệng – hầu – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già – ruột thẳng – hậu môn.

d. miệng – hầu – thực quản – dạ dày – ruột già – ruột non – ruột thẳng – hậu môn.

Câu 2 : Trong tế bào người, bào quan nào là nơi tổng hợp prôtêin?

a. Ribôxôm

b. Lizôxôm

c. Bộ máy Gôngi

d. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3 : Nơron thần kinh có 2 chức năng cơ bản là

a. xử lý thông tin và phản xạ.

b. cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

c. phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.

d. phản xạ và cảm ứng.

Câu 4 : Lồng ngực ở người được hợp thành từ mấy loại xương?

a. 5

b. 4

c. 2

d. 3

Câu 5 : Vì sao người trưởng thành không thể cao thêm?

a. Vì tế bào màng xương bị hủy hoại

b. Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương

c. Vì người trưởng thành không còn khả năng dung nạp canxi

d. Vì đầu xương dài ở người trưởng thành bị thoái hóa

Câu 6 : Người mang nhóm máu B có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

a. Nhóm máu AB

b. Nhóm máu A

c. Nhóm máu O

d. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7 : Ở hệ tuần hoàn người, máu trong loại mạch nào dưới đây là máu đỏ thẫm?

a. Động mạch vành

b. Động mạch phổi

c. Tĩnh mạch phổi

d. Động mạch chủ

Câu 8 : Nhịp hô hấp là

a. số cử động hô hấp trong một phút.

b. số cử động hô hấp trong một giờ.

c. số lần hít vào trong một phút.

d. số lần thở ra trong một giờ.

Câu 9 : Đoạn đầu của ruột non có tên gọi là gì?

a. Hỗng tràng

b. Hồi tràng

c. Đại tràng

d. Tá tràng

Câu 10 : Khi nói về đồng hóa và dị hóa, nhận định nào dưới đây là đúng?

a. Đồng hóa và dị hóa là hai mặt của quá trình trao đổi chất, chúng không phụ thuộc lẫn nhau

b. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình diễn ra kế tiếp nhau, không lặp lại

c. Trong tế bào, các chất được tổng hợp từ đồng hóa có thể là nguyên liệu cho dị hóa

d. Đồng hóa là quá trình phân giải các chất, ngược lại dị hóa là quá trình tổng hợp các chất.

B. Tự luận

1. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ở người. (3 điểm)

2. Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày. (2 điểm)

3. Giải thích nghĩa đen của câu nói: “Nhai kỹ no lâu”. (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1 : c. miệng – hầu – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già – ruột thẳng – hậu môn.

Câu 2 : a. Ribôxôm

Câu 3 : b. cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 4 : d. 3 (xương sườn, xương đốt sống và xương ức)

Câu 5 : b. Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương

Câu 6 : a. Nhóm máu AB (người mang nhóm máu B chứa kháng nguyên B trên hồng cầu, người mang nhóm máu A và nhóm máu O đều có kháng thể bêta trong huyết tương nên sẽ gây ngưng kết hồng cầu khi truyền máu. Trong khi đó người mang nhóm máu AB lại không có 2 kháng thể anpha và bêta trong huyết tương nên có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào, kể cả nhóm máu B)

Câu 7 : b. Động mạch phổi (máu giàu CO2 đi từ tâm thất phải lên phổi để thực hiện trao đổi khí)

Câu 8 : a. số cử động hô hấp trong một phút.

Câu 9 : d. Tá tràng

Câu 10 : c. Trong tế bào, các chất được tổng hợp từ đồng hóa có thể là nguyên liệu cho dị hóa

B. Tự luận

1. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 (đỏ thẫm) từ tâm thất phải sẽ theo động mạch phổi về các động mạch nhỏ hơn rồi về các mao mạch ở phế nang, tại đây xảy ra quá trình trao đổi khí: CO2 từ máu khuếch tán vào phế nang và O2 từ phế nang khuếch tán vào máu. Sau trao đổi khí, máu giàu O2 (máu đỏ tươi) sẽ đi theo các tĩnh mạch nhỏ rồi về tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. (1,5 điểm)

- Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 (máu đỏ tươi) sẽ từ tâm thất trái lên động mạch chủ rồi đi đến các động mạch nhỏ hơn và mao mạch ở các cơ quan. Tại đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi khí: O2 từ máu khuếch tán vào tế bào và ngược lại, CO2 từ tế bào sẽ khuếch tán vào máu, máu giàu CO2 (máu đỏ thẫm) sẽ đi theo các tĩnh mạnh nhỏ về tĩnh mạch chủ trên/tĩnh mạch chủ dưới rồi đổ vào tâm nhĩ phải. (1,5 điểm)

2. Các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

- Dạ dày là một bộ phận có dạng túi, phía trên nối với thực quản qua tâm vị, phía dưới nối với tá tràng qua môn vị (0,5 điểm).

- Thành dạ dày được cấu tạo gồm 4 lớp: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Trong đó lớp cơ dày, rất khỏe và được hợp thành từ ba loại cơ: cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo (1 điểm)

- Lớp niêm mạc là nơi có nhiều tuyến tiết dịch vị (chứa enzim tiêu hóa) (0,5 điểm)

3. Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nát, phân cắt thành dạng nhỏ mịn, nhờ vậy mà tăng bề mặt tiếp xúc với dịch tiêu hóa, làm tăng hiệu suất tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể trong thời gian dài hơn (no lâu hơn) (1 điểm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

A. Phần trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1: Ở người, phần não nào dưới đây nối liền trực tiếp với tủy sống ?

A. Tiểu não

B. Đại não

C. Trụ não

D. Não trung gian

Câu 2: Sự phân bố chất xám và chất trắng của trụ não tương tự với

A. não trung gian.

B. tiểu não.

C. đại não

D. hạch thần kinh.

Câu 3: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng

A. 2500 – 2800 cm2.

B. 2000 – 2300 cm2.

C. 2800 – 3000 cm2.

D. 2300 – 2500 cm2.

Câu 4: Các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu trong cầu mắt ?

A. Lòng đen

B. Màng lưới

C. Lỗ đồng tử

D. Màng mạch

Câu 5: Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm về mắt, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc đến nơi có ổ dịch

B. Không dùng chung khăn mặt với người khác

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối

Câu 6: Nội dịch ở ốc tai không được bao quanh bởi loại màng nào dưới đây ?

A. Màng cơ sở

B. Màng cửa bầu dục

C. Màng bên

D. Màng tiền đình

Câu 7: Bộ phận nào của tai có vai trò hứng sóng âm ?

A. Vành tai

B. Ống tai

C. Ống bán khuyên

D. Ốc tai

Câu 8: Quá trình hình thành loại phản xạ nào dưới đây không cần đến sự trải nghiệm hay học tập ?

A. Xếp hàng khi mua thực phẩm

B. Bỏ chạy khi có hỏa hoạn

C. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả me

D. Nổi gai ốc khi có gió lạnh lùa qua

Câu 9: Ráy tai là do các tuyến ráy ở bộ phận nào tiết ra ?

A. Màng cửa bầu dục

B. Màng nhĩ

C. Ống tai

D. Vành tai

Câu 10: Tật cận thị không phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?

A. Thể thuỷ tinh bị lão hoá

B. Đọc sách không giữ đúng khoảng cách

C. Cầu mắt dài

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Phần tự luận

(7 điểm)

Câu 1: Quá trình thu nhận sóng âm ở tai người diễn ra như thế nào ? (3 điểm)

Câu 2: Trình bày cấu tạo của màng lưới. (4 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
C A D B C
6 7 8 9 10
B A D C A

B. Phần tự luận

Câu 1

Quá trình thu nhận sóng âm ở tai người : Sóng âm từ nguồn âm phát ra sẽ được vành tai hứng lấy truyền qua ống tai và làm rung màng nhĩ, sau đó nhờ sự liên kết giữa màng nhĩ và xương búa mà sóng âm được truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu, vào tai trong gây ra sự chuyển động của ngoại dịch rồi đến nội dịch trong ốc tai màng, từ đó tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn, chuyển thành xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác truyền về vùng thính giác ở vùng thái dương. Tại vùng thính giác, quá trình phân tích và xử lý các kích thích về sóng âm sẽ cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra. (3 điểm)

Câu 2: Cấu tạo của màng lưới :

- Màng lưới là lớp trong cùng của cầu mắt. Tại đây có chứa tế bào thụ cảm thị giác (gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que), ngoài ra còn có thêm các tế bào khác như tế bào liên lạc ngang, tế bào hai cực... (1 điểm)

- Tế bào nón có vai trò tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Ngược lại, tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ về ban đêm (1 điểm)

- Trong màng lưới, tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt). Càng xa điểm vàng thì lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Tại điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác (1 điểm)

- Ngoài điểm vàng, tại màng lưới còn có một vị trí đặc biệt khác, đó là điểm mù. Đây là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào vị trí này, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

A. Phần trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở người, sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng, ở … phía ngoài.

A. 3/4

B. 1/3

C. 2/3

D. 1/5

Câu 2: Hoocmôn nào dưới đây không phải do tuyến trên thận tiết ra ?

A. Norađrênalin

B. Ađrênalin

C. Cooctizôn

D. Glucagôn

Câu 3: Insulin do tuyến tuỵ tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Không đặc trưng cho loài

C. Hoạt tính sinh học cao

D. Tính đặc hiệu

Câu 4: Sóng âm được truyền từ ngoài vào trong theo chiều nào sau đây ?

A. Ống tai – màng nhĩ – xương búa – xương đe – xương bàn đạp – màng cửa bầu dục - ốc tai

B. Ống tai – màng nhĩ – xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng cửa bầu dục - ống bán khuyên - ốc tai

C. Ống tai – màng cửa bầu dục - xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng nhĩ - ốc tai

D. Ống tai – màng nhĩ – xương đe – xương bàn đạp – xương búa – màng cửa bầu dục - ốc tai

Câu 5: Thể thuỷ tinh bị lão hoá sẽ dẫn đến

A. tật viễn thị.

B. tật cận thị.

C. tật loạn thị.

D. tật quáng gà.

Câu 6: Ở cầu mắt, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của

A. tế bào hạch.

B. tế bào que.

C. tế bào nón.

D. tế bào hai cực.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở phân hệ giao cảm ?

A. Có chuỗi hạch nằm gần cột sống

B. Trung ương nằm ở trụ não

C. Nơron trước hạch có sợi trục dài

D. Nơron sau hạch có bao miêlin

Câu 8: Khi nói về vỏ não người, điều nào sau đây là đúng ?

A. Có diện tích bề mặt khoảng 1500 – 1800 cm2

B. Dày khoảng 2 – 3 mm

C. Gồm có 5 lớp

D. Chủ yếu là tế bào hình que

Câu 9: Thành phần nào dưới đây là sản phẩm của da ?

A. Tóc

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Lông

D. Móng

Câu 10: Trong các loại quả dưới đây, loại quả nào chứa nhiều vitamin C nhất ?

A. Ổi

B. Cam

C. Đu đủ

D. Khế

B. Phần tự luận

(7 điểm)

Câu 1: Hãy so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não. (6 điểm)

Câu 2: Bệnh tiểu đường phát sinh như thế nào ? Có mấy cơ chế chính làm phát sinnh bệnh tiểu đường ở người ? Hãy làm rõ từng cơ chế. (1 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
B D D A A
6 7 8 9 10
C A B B A

B. Phần tự luận

Câu 1

Bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não :

Nội dung so sánh Trụ não Não trung gian Tiểu não
Cấu tạo - Cấu tạo gồm hành não, cầu não và não giữa

- Cả ba cấu trúc thành phần đều có chất trắng bao ngoài, chất xám bên trong tập hợp thành các nhân xám

- Cấu tạo gồm đồi thị và vùng dưới đồi

- Đồi thị được cấu tạo hoàn toàn từ chất xám còn vùng dưới đồi có chất trắng bao ngoài, chất xám bên trong tập hợp thành các nhân xám

- Không phân vùng, là một khối thống nhất có dạng cành cây

- Chất xám bao ngoài tạo thành vỏ xám, chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh

Chức năng - Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng : tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp… - Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt - Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể

(Trả lời đúng mỗi ý so sánh được 2 điểm)

Câu 2: Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ glucôzơ trong máu luôn vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo đường nước tiểu (0,5 điểm)

Có 2 cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người :

- Cơ chế 1 : Các tế bào của vùng đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao (0,25 điểm)

- Cơ chế 2 : Insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng không được các tế bào tiếp nhận hoặc insulin bị mất hoạt tính và hiện tượng này cũng làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao (0,25 điểm)

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Sinh học lớp 8, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Sinh học lớp 8 khác:

Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tổng hợp Bộ đề thi Sinh học lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Sinh học của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên