Top 100 Đề thi Lịch Sử 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sử 8.
Đề thi Lịch Sử 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề GK1 Sử 8 Xem thử Đề CK1 Sử 8 Xem thử Đề GK2 Sử 8 Xem thử Đề CK2 Sử 8
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử 8 Kết nối tri thức mỗi bộ sách theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử 8 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử 8 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Lịch Sử 8 cả ba sách:
Xem thử Đề GK1 Sử 8 Xem thử Đề CK1 Sử 8 Xem thử Đề GK2 Sử 8 Xem thử Đề CK2 Sử 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8 (phần Lịch Sử)
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)
1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến cách mạng.
B. Cải cách, duy tân đất nước.
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 2: Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là
A. Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; Ô. Crôm-oen.
B. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; Vôn-te.
C. Rô-be-spi-e; Ô. Crôm-oen; Vôn-te.
D. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; T. Giép-phép-xơn.
Câu 3: Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) diễn ra đầu tiên tại quốc gia nào?
A. Mỹ.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Anh.
Câu 4: Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt và phương pháp luyện sắt thành thép là những phát minh trên lĩnh vực nào?
A. Sản xuất len dạ.
B. Luyện kim.
C. Giao thông vận tải.
D. Sản xuất nông nghiệp.
Câu 5: Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây?
A. Phú Yên.
B. Gia Định.
C. Thái Khang.
D. Quảng Nam.
Câu 6: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm):
Câu 7: Đọc các nhận định sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Cách mạng tư sản Anh do liên minh tư sản – quý tộc mới lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến. |
|
|
b) Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. |
|
|
c) Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) kết thúc thắng lợi: chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập đã hạn chế quyền lực của nhà vua. |
|
|
d) Thắng lợi của cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của chế độ tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới. |
|
|
Câu 8: Đọc tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Tư liệu. “Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh hơn việc xâm chiếm thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi. Ở Đông Dương, sau những cuộc trinh thám, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ năm 1858, tiếng súng xâm lược của Pháp đã vang lên tại cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chinh phục Đông Dương. Sau 35 năm, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào của Pháp đã kết thúc vào năm 1893 với Hiệp ước Pháp - Xiêm về việc Xiêm nhượng hoàn toàn cho Pháp nước Lào vốn trước đó chịu ảnh hưởng của phong kiến Xiêm".
(Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, 2010, tr.76)
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Sự kiện Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1858) được coi là dấu mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây. |
|
|
b) Thực dân Pháp đã sử dụng con đường truyền giáo để thăm dò và chuẩn bị; sau đó sử dụng chiến tranh để xâm lược các nước Đông Dương. |
|
|
c) Trong quá trình xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp không thể thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh”. |
|
|
d) Chính quyền Xiêm đã nhượng toàn bộ lãnh thổ của mình và các vùng đất ảnh hưởng (Lào,…) cho thực dân Pháp để đổi lấy hòa bình. |
|
|
II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn
b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8 (phần Lịch Sử)
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)
1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Ngoài của Đại Việt ở giữa thế kỉ XVIII?
A. Đời sống nhân dân cơ cực.
B. Kinh tế sa sút nghiêm trọng.
C. Vua, quan ăn chơi, hưởng lạc.
D. Xã hội ổn định, nhân dân ấm no.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?
A. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 3: “Đại Minh khách phố” là tên gọi khác của đô thị nào dưới đây?
A. Kẻ Chợ.
B. Phố Hiến.
C. Thanh Hà.
D. Hội An.
Câu 4: Đào Duy Từ là tác giả của bộ sách nào dưới đây?
A. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
B. Gia Định thành thông chí.
C. Binh thư yếu lược.
D. Hổ trướng khu cơ.
Câu 5: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ, tầng lớp tư bản tài chính đã ra đời trên cơ sở kết hợp giữa
A. tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
B. những chủ đồn điền lớn và tư bản công nghiệp.
C. tư bản ngân hàng và những chủ đồn điền lớn.
D. tư bản công nghiệp và tư bản nhà nước.
Câu 6: Giai cấp công nhân không ra đời trong bối cảnh nào dưới đây?
A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
C. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.
D. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm):
Câu 7: Đọc bảng thông tin sau đây, em hãy xác định đúng/ sai ở mỗi mệnh đề a), b), c), d)
Bảng thông tin. Diện tích, dân số các nước đế quốc và thuộc địa (1914)
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Đầu thế kỉ XX, Đức có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. |
|
|
b) Đầu thế kỉ XX, diện tích thuộc địa của Anh nhiều hơn diện tích thuộc địa của Nga, Pháp, Đức cộng lại. |
|
|
c) Chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức,… vào cuộc thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa. |
|
|
d) Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt. |
|
|
Câu 8: Xác định đúng/ sai ở mỗi mệnh đề a), b), c), d) về Công xã Pari
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Các chính sách của Hội đồng Công xã Pari đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng. |
|
|
b) Tuy chỉ tồn tại hơn 100 ngày, nhưng Công xã Pari đã chỗ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. |
|
|
c) Sự ra đời của Công xã Pari cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là nhà nước kiểu mới. |
|
|
d) Công xã Pari là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên và duy nhất do nhân dân lao động thực hiện. |
|
|
II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8 (phần Lịch Sử)
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)
1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cả hai khối Liên minh và Hiệp ước đều
A. có ít thị trường và thuộc địa.
B. có nhiều thị trường và thuộc địa.
C. tích cực chạy đua vũ trang.
D. có kẻ thù chung là Liên Xô.
Câu 3: Sác-lơ Đác-uyn là tác giả của
A. Thuyết tiến hóa.
B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
C. Thuyết tương đối.
D. Định luật bảo toàn năng lượng.
Câu 4: Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.
B. Phong trào Thái bình Thiên quốc.
C. Phong trào bất bạo động.
D. Khởi nghĩa Xi-pay.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
B. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
C. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
D. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
Câu 6: Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?
A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm):
Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Tư liệu. “Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, trong lịch sử của cuộc đấu tranh lâu dài giữa bọn người không lao động và giai cấp những người sản xuất, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã lật đổ chính quyền của bọn bóc lột tư sản, địa chủ và thiết lập nền chuyên chính vững mạnh của giai cấp vô sản. Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử toàn thế giới, thời đại những người lao động làm chủ đất nước và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động toàn thế giới”.
(Phan Ngọc Liên, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại và con đường thắng lợi của cách mạng thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 103 (10/1967), tr.21).
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh về ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917). |
|
|
b) Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, ở nước Nga không còn sự bóc lột giai cấp. |
|
|
c) Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. |
|
|
d) Cách mạng tháng Mười Nga có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. |
|
|
Câu 8: Đọc tư liệu sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Tư liệu. I-tô Hi-rô-bu-mi (Ito Hirobumi), một nhà cải cách xuất sắc thời Minh Trị Duy tân, sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản (1885) đã phát biểu tại Xan Phran-xi-xcô ngày 14-12-1871 như sau: "Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đầu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,…”.
(Dẫn theo: Trung tâm nghiên cứu văn hoa Tô-ky-ô, Nước Nhật của Minh Trị qua các tài liệu đương thời (The Meiji Japan through contemporary sources), tập 1: 1854 - 1889 (Volume one: 1854 - 1889), 1969, trang 96- 97))
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới thời vua Minh Trị, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải cách, canh tân đất nước. |
|
|
b) Mục đích mà Nhật Bản hướng đến trong việc thực hiện Duy tân Minh Trị là: đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập. |
|
|
c) Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế; văn hóa - giáo dục; quân sự,… |
|
|
d) Trong cuộc Duy tân Minh Trị, những chính sách cải cách của Nhật Bản có sự học tập theo mô hình của các nước phương Tây. |
|
|
II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày các hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn. Cho biết ý nghĩa của những hoạt động đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8 (phần Lịch Sử)
Thời gian làm bài: phút
(Lưu ý: Học sinh làm trắc nghiệm trực tiếp lên đề và tự luận trên giấy này)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)
1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành
A. 7 trấn và 4 doanh.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. 4 doanh và 23 trấn.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 2: Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ nào?
A. Nguyễn Đình Chiểu.
B. Hồ Xuân Hương.
C. Nguyễn Du.
D. Bà huyện Thanh Quan.
Câu 3: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 4: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Võ Duy Dương.
D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
C. Đề Nắm và Hoàng Hoa Thám.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Câu 6: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong hai câu thơ sau?
“Năm xưa đề xướng Duy tân
Viết thất điều trần, tố cáo tội vua”
A. Lương Văn Can.
B. Phan Bội Châu.
C. Trần Cao Vân.
D. Phan Châu Trinh.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.
Câu 7. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ [đảo] Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Hằng năm nên phái người đi dò xét để thuộc đường biển ... Vua y lời tâu. Sai Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo mười bài gỗ đến nơi đó dựng làm dấu, ghi khắc những chữ: “Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân [1836], Thuỷ quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ".
(Theo: Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập bốn, NXB Giáo dục, 2004, tr. 851, 867)
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Tư liệu trên phản ánh về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn. |
|
|
b) Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền của nhân dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được tiến hành dưới thời vua Minh Mạng. |
|
|
c) Những biện pháp thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn là chứng cứ lịch sử duy nhất cho thấy: Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
|
|
d) Các hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn đã góp phần tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. |
|
|
Câu 8. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Họ [những thanh niên trong phong trào Đông Du] đến Nhật Bản với một tinh thần thực sự cầu thị nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý giá về sự thành công của Nhật Bản duy tân để trở về đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, giành lại độc lập cho nước nhà. Với sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản, những thanh niên ưu tú Việt Nam lần lượt được thu xếp vào học tại các trường quân sự, chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ở Nhật Bản”.
(Theo: Hoàng Văn Hiển, Tiếp cận Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.52)
Nhận định |
Đúng |
Sai |
a) Năm 1905, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng nhiều sĩ phu yêu nước khác đã tổ chức phong trào Đông Du. |
|
|
b) Việc tổ chức phong trào Đông Du cho thấy: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách. |
|
|
c) Phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người Nhật tiến bộ. |
|
|
d) Thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã xác lập được mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam với chính quyền Nhật Bản. |
|
|
II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)
Câu 1 (1,0 điểm): Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 2 (0,5 điểm): Từ sự thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884), có thể rút ra bài học kinh nghiệm bào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xem thử Đề GK1 Sử 8 Xem thử Đề CK1 Sử 8 Xem thử Đề GK2 Sử 8 Xem thử Đề CK2 Sử 8
Tham khảo đề thi Lịch Sử 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm 2025 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều