Top 12 Đề kiểm tra GDCD 9 Học kì 1 có đáp án



Top 12 Đề kiểm tra GDCD 9 Học kì 1 có đáp án

Phần dưới là danh sách Top 12 Đề kiểm tra GDCD 9 Học kì 1 có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề thi học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 9.

Đề kiểm tra GDCD 9 Học kì 1

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 9

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tiết kiệm.

Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư là ?

A. Không phân biệt nam hay nữ.

B. Không phân biệt giàu hay nghèo.

C. Không phân biệt tôn giáo.

D. Cả A,B, C.

Câu 3: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.

B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.

C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Câu 5: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Q là người không công bằng.

B. Q là người trung thực.

C. Q là người láu cá.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 6: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

A. Ông D là người Chí công vô tư.

B. Ông D là người trung thực.

C. Ông D là người thật thà.

D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?

A. Quân pháp bất vị thân.

B. Tha kẻ gian, oan người ngay.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 8: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

A. Không thật thà.

B. Không thẳng thắn.

C. Không trung thực.

D. Không công bằng.

Câu 9: Chí công vô tư có ý nghĩa là?

A. Đem lại lợi ích cho tập thể.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.

B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Câu 11: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Câu 12: Biểu hiện của tự chủ là ?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Biểu hiện không tự chủ là ?

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A,B, C.

Câu 14: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

Câu 15: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 16: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Câu 17: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 18: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Câu 19: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A,B, C.

Câu 20: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Quảng cáo

Đáp án & Thang điểm

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 D
2 C 12 D
3 D 13 D
4 D 14 B
5 A 15 A
6 A 16 A
7 B 17 D
8 D 18 C
9 D 19 D
10 D 20 D
Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Dân chủ.

C. Trung thực.

D. Kỉ luật.

Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Câu 6: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Câu 7: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Câu 8: Hành động: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.

B. Là điều kiện.

C. Là động lực.

D. Là tiền đề.

Câu 11: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Câu 12: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A,B, C.

Câu 14 : Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Câu 15: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 16: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Câu 17: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 18: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Câu 19: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 20: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A,B, C.

Câu 21: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Câu 22: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Câu 23: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Nụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Câu 24 : Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 25: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Câu 26: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 27: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Việt.

D. Tiếng Anh.

Câu 28: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 29: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Câu 30: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 31: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 32: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 33: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.

D. Cả A,B, C.

Câu 34 : Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?

A. 28/7/1995.

B. 24/6/1995.

C. 28/7/1994.

D. 27/8/1994.

Câu 35: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.

C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.

D. Cả A,B, C.

Câu 36: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

A. 11/2/2006.

B. 11/1/2007.

C. 13/2/2007.

D. 2/11/2006.

Câu 37: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.

B. Giao lưu.

C. Đoàn kết.

D. Hợp tác.

Câu 38: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Câu 39: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

A. 61.

B. 62.

C. 63.

D. 64.

Câu 40: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A,B, C.

Đáp án & Thang điểm

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 C 21 D
2 D 22 D
3 D 23 A
4 B 24 B
5 A 25 A
6 D 26 A
7 D 27 D
8 C 28 A
9 D 29 D
10 A 30 C
11 A 31 C
12 D 32 D
13 D 33 D
14 B 34 A
15 A 35 A
16 A 36 B
17 D 37 D
18 B 38 A
19 D 39 C
20 D 40 D
Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Câu 7: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 9: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 10: Đôi với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu 12 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Câu 13 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 14 : Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 15: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu 16: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu 17: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 18: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Câu 19: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Câu 20: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu 21: Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc ?

A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.

B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.

C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.

D. Cả A và B.

Câu 22 : Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.

B. Làm việc vô trách nhiệm .

C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.

D. Cả A và C.

Câu 23 : Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.

B. Lười làm, ham chơi.

C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.

D. Cả A,B,C

Câu 24: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Làm việc năng suất.

C. Làm việc khoa học.

D. Làm việc chất lượng.

Câu 25: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

Câu 26: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scanl để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 27: Biểu hiện của việc làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả là?

A. Làm việc riêng trong giờ.

B. Vừa xem ti vi vừa ăn cơm.

C. Vừa học vừa xem ti vi.

D. Cả A,B,C.

Câu 28: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 29: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?

A. Yêu cầu.

B. Điều kiện.

C. Tiền đề.

D. Động lực.

Câu 30: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động cần phải làm gì?

A. Nâng cao tay nghề.

B. Rèn luyện sức khỏe.

C. Lao động tự giác.

D. Cả A,B,C.

Câu 31 : Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?

A. Dám nghĩ dám làm.

B. Tham gia mọi hoạt động tình nguyện.

C. Hoạt động mọi phong trào sôi nổi.

D. Cả A,B,C.

Câu 32 : Những việc cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ?

A. Vượt khó trong học tập.

B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm.

D. Cả A,B.

Câu 33 : Các hoạt động thể hiện lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

B. Tham gia vệ sinh môi trường.

C. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

D. Cả A,B,C.

Câu 34 : Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Ỷ lại mọi công việc được giao.

B. Vượt khó trong học tâp, không ngừng học hỏi.

C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luện bản thân.

Câu 35 : Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là?

A. Lý tưởng sống.

B. Mục đích.

C. Mục tiêu.

D. Mong muốn.

Câu 36: Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.

B. Nhiệm vụ của thanh niên.

C. Trách nhiệm của thanh niên.

D. Mục đích của thanh niên.

Câu 37: Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là?

A. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

B. Tỉnh đoàn Thanh niên.

C. Đoàn xã.

D. Đoàn phường.

Câu 38: Tổ chức Đoàn hoạt động trong nhà trường được gọi là?

A. Đoàn trường.

B. Đoàn khóa.

C. Đoàn khối.

D. Đoàn lớp.

Câu 39: Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước.

Câu 40: Người có lí tưởng cao đẹp là người như thế nào?

A. Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi.

B. Vươn tới hoàn thiện bản thân.

C. Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho đất nước.

D. Cả A,B,C.

Đáp án & Thang điểm

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 21 D
2 A 22 D
3 D 23 D
4 A 24 A
5 D 25 D
6 D 26 A
7 D 27 D
8 A 28 A
9 B 29 A
10 D 30 D
11 D 31 D
12 D 32 D
13 B 33 D
14 C 34 A
15 A 35 A
16 A 36 A
17 D 37 A
18 A 38 A
19 A 39 D
20 A 40 D

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Giáo dục công dân 9

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1 : Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

B. Tham gia các hoạt động xã hội.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 2 : Sự quan trọng trong thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước

B. Sản Xuất trì trệ

C. Doanh thu hàng hóa cao

D. Cả A, C.

Câu 3 : Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 4: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 5: Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 6: Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 7: Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò?

A. Lực lượng nòng cốt.

B. Lực lượng quyết định.

C. Lực lượng tinh nhuệ.

D. Lực lượng chủ yếu.

Câu 8: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là?

A. Tích cực nghiên cứu khoa học.

B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.

C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

D. Cả A,B, C.

Câu 9: Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

A. Tham gia các tệ nạn xã hội.

B. Buôn bán chất ma túy.

C. Chơi cờ bạc.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

A. Con người.

B. Khoa học – Kĩ thuật.

C. Máy móc hiện đại.

D. Cơ sở vật chất.

Câu 11 : Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

A. Một vợ, một chồng.

B. Một chồng, hai vợ.

C. Đánh nhau, cãi nhau.

D. Một vợ, hai chồng.

Câu 12 : Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì ?

A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng , vợ chồng bình đẳng.

B. Công dân được quyền kết hôn vớt người khác dân tộc, tôn giáo.

C. Được kết hôn với người nước ngoài.

D. Cả A,B,C

Câu 13 : Những hành vi nào dưới đây là phá hoại hạnh phúc gia đình ?

A. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng.

B. Hay nói xấu, chê bai vợ người khác .

C. Vợ chồng bình đẳng.

D. Cả A,B

Câu 14 : Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 15 : Những hành vi nào dưới đây được cho là gia đình hạnh phúc

A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.

B. Gia đình một vợ, một chồng.

C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.

D. Cả A, B.

Câu 16. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 17. Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 18. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 19. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 20. Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Đáp án & Thang điểm

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 A
2 D 12 D
3 A 13 D
4 B 14 B
5 B 15 D
6 A 16 A
7 D 17 A
8 D 18 A
9 D 19 D
10 A 20 B

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi GDCD 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên