Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4.

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Để mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần đọc

Quảng cáo

I . Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tâp (7 điểm)

Đọc bài văn sau:

Điều ước của vua Mi-đát

Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:

- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:

- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!

Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:

- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biết mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch lòng tham.

Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

(Theo Thần thoại Hy Lạp, Nhữ Thành dịch)

Quảng cáo

1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều ước: chạm tay vào mọi vật sẽ thế nào? (0,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a. đều hóa thành vàng.

b. đều hóa thành bạc.

c. đều hóa thành đồng.

2. Món quà tặng đem lại điều ước gì bất ngờ cho vua Mi-đát? (0,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a. Vua thấy mình có quá nhiều vàng.

b. Vua thấy mình có nhiều phép lạ thật độc đáo.

c. Vua thấy mình có thể làm được những việc thấy trong mơ.

d. Vua chạm vào đồ ăn, thức uống đều hóa thành vàng nên đành nhịn đói.

3. Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a. Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào điều biến thành vàng, vua bụng đói cồn cào chịu không nổi.

b. Vì vua không ham thích vàng nữa.

c. Vì vua muốn có điều ước khác.

4. Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a. Hạnh phúc là do bàn tay mình làm ra.

b. Hạnh phúc không phải chỉ có vàng.

c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

5. Ý chính của bài tập đọc là gì? (1 điểm)

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

Quảng cáo

6. Nếu em là thần Đi-ô-ni-dốt thì em sẽ nói thế nào khi vua chắp tay cầu khẩn xin tha tội? (1 điểm)

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

7. Tiếng “ước” gồm có những bộ phận nào tạo thành? (0,5 điểm)

a. bộ phận vần

b. bộ phận vần và thanh

c. bộ phận âm đầu, vần và thanh

8. Trong câu Vua ngắt quả táo từ nào không phải là danh từ? (0,5 điểm)

a. vua

b. ngắt

c. quả táo

9. Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau

“Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”. (1 điểm)

- Từ đơn: ............................................

- Từ phức:............................................

10. Gạch dưới từ láy có trong những câu văn sau và xếp chúng vào các nhóm tương ứng. (1 điểm)

Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

a) Từ láy phụ âm đầu:..................................

b) Từ láy vần:.........................................

c) Từ láy tiếng:........................................

A. Phần viết

I . Chính tả: (2 điểm)

Quảng cáo

GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” (từ Lúc ấy... đến ông vua hiền minh) SGK TV4, tập 1, trang 46.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần đọc

I/. Đọc thành tiếng. (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc, học thuộc lòng (2 điểm), trả lời một câu hỏi liên quan trong đoạn đọc (1 điểm).

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 tiếng/phút, giọng đọc có diễn cảm (1 điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng) (1 điểm)

Nếu Hs đọc chưa đạt các yêu cầu trên, tùy theo mức độ GV trừ điểm.

II/ Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. (7 điểm)

GV cho HS đọc thầm bài “Điều ước của vua Mi-đát”

Chọn đúng mỗi câu đạt:

Câu 1 (0,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) Câu 4 (0,5 điểm)
a d a c

Câu 5. 1 điểm. Có nhiều câu, tùy theo HS chọn Hương vị quyến rũ đến kì lạ

Câu 6. 1 điểm. Nêu nội dung bài tập đọc: Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.

Câu 7 (0,5 điểm) Câu 8 (0,5 điểm)
b b

Câu 9. 1 điểm.

- Từ đơn: cậu, là, và, giỏi, nhất, lớp. (0,5 điểm)

- Từ phức: học sinh, chăm chỉ. (0,5 điểm)

Câu 10. (1 điểm).

- HS gạch dưới đúng 5 từ: tom tóp, tũng toẵng, loáng thoáng, dần dần (0,5 điểm)

- HS chọn đúng và đủ các từ (0,5 điểm)

a) Từ láy phụ em đầu: tom tóp, tũng toẵng.

b) Từ láy vần: loáng thoáng.

c) Từ láy tiếng: dần dần.

B. Phần viết

I. PHẦN CHÍNH TẢ: (2điểm)

* GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” (từ Lúc ấy.....đến ông vua hiền minh) SGK- TV4- Tập 1, trang 46 .

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp…(1 điểm)

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)...(1 điểm)

Nếu sai từ lỗi thứ sáu trở lên cứ mỗi lỗi trừ...(0,25 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Mở bài …..(1 điểm).

- Thân bài…(4 điểm): Nội dung (1,5 điểm), kĩ năng (1,5 điểm), cảm xúc (1 điểm).

- Kết bài…. (1 điểm)

- Chữ viết, chính tả…….. (0,5 điểm)

- Dùng từ, đặt câu……… (0,5 điểm)

- Sáng tạo………………. (1 điểm)

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết mà GV phê điểm cho phù hợp.

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm):

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU

Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À, chị bảo điều này …

- Gì ạ?

- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

Theo Hồ Phước Quả

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?

A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi

B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên

C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói

Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?

A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ

B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông

C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có

Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?

A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão

B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn

C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật

Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?

A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu

B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác

C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền

Câu 5: Thành ngữ,, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?

A. Thương người như thể thương thân

B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu

C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt

B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi

C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt

Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:

A. Hai danh từ. Đó là:..............................

B. Ba danh từ. Đó là:..............................

C. Bốn danh từ. Đó là:..............................

Câu 9: Câu : “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?

A. Ai – làm gì?

B. Ai – thế nào?

C. Ai – là gì?

Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (5 điểm)

GV đọc cho HS viết bài

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

- GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.

- Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần 1 đến tuần 9 khoảng 90 tiếng/phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.

- GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).

      Đọc sai 2 – 4 tiếng (0,5 điểm).

      Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).

      Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ cho (0,5 điểm).

      Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).

+ Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).

      Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).

      Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).

+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).

      Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm).

      Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).

      Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).

      Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).

II. Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm

Câu 1 (0,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) Câu 4 (0,5 điểm) Câu 5 (0,5 điểm) Câu 6 (0,5 điểm) Câu 7 (0,5 điểm) Câu 8 (0,5 điểm) Câu 9 (0,5 điểm)
C B A B A C c c A

- Riêng câu 10:

+ HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ

+ Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ

B. PHẦN VIẾT

I. Chính tả (5 điểm):

- Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định...) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn ... trừ 1 điểm toàn bài chính tả (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)

II. Tập làm văn (5 điểm):

Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

- Viết được một bức thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng với nội dung yêu cầu của đề bài (2 điểm)

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả (1đ).

- Thể hiện được tình cảm, lời chúc mừng thầy cô: 0,5đ

- Kể được ước mơ trong sáng (1 đ).

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5đ) (Chỉ cho điểm với bài HS hoàn thành)

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 ; 4 ; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.

(Nếu bài văn viết mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Đồng tiền vàng

Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)

A. Làm nghề bán báo.

B. Làm nghề đánh giày.

C. Làm nghề bán diêm.

D. Làm ăn xin

Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm)

......................................................................................

Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)

......................................................................................

Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)

A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.

B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền.

C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.

D. Vì Rô-be không tìm được người đã mua diêm.

Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm)

......................................................................................

Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)

......................................................................................

Câu 7. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Trong các nhóm từ sau,nhóm nào chứa các danh từ? (1 điểm)

A. Hoa hậu, làng xóm, mưa, hạnh phúc

B. Hạnh phúc, cây bàng, hoa hậu, làng xóm

C. Làng xóm, hoa hậu, cây bàng, mưa

D. Quét nhà, lau nhà, rửa chén

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm)

Từ láy:...........................................................................

Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)

Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời.

......................................................................................

Câu 10. Theo em, câu tục ngữ “ Môi hở răng lạnh” có nghĩa là gì?

......................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm)

Tiếng hát buổi sớm mai

II. Tập làm văn (8 điểm):

Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: Chi tiết: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao

Câu 3: Nhận xét: hoàn cảnh của gia đình Rô-be rất nghèo khổ, gặp nhiều khó khăn…

Câu 4: C

Câu 5 : Cậu bé là người thật thà, tự trọng…..

Câu 6: Em sẽ đến thăm, động viên cậu bé. Nếu gia đình đồng ý em sẽ giúp đỡ đưa cậu bé đến bệnh viện để chữa trị…..

Câu 7: C

Câu 8: Từ láy: be bé, mênh mông.

Câu 9: Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.

Câu 10: Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình có ý đúng là được. Những người thân thích luôn gán bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.

B. Kiểm tra viết:

1. Chính tả: (2đ)

*Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp

*Viết đúng chính tả: 2đ sai không quá 5 lỗi trừ 1 điểm

2. Tập làm văn: (8đ)

- Viết được bức thư có bố cục rõ ràng:

+) Phần mở bài: (1 điểm)

- Ghi được thời gian, địa điểm, lời thưa gửi

+) Phần thân bài: (4 điểm)

- Nêu được mục đích, lí do viết thư.(1 điểm)

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (1 điểm)

- Thông báo tình hình của người viết thư (1 điểm)

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư (1 điểm)

+) Phần kết bài: (1 điểm)

- Nêu được lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và tên (1 điểm)

Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)

- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

- Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động… (1 điểm)

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn (2 – 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:

Xuân đến

Đỏ như ngọn lửa

Lá bàng nhẹ rơi

Bỗng choàng tỉnh giấc

Cành cây nhú chồi.

 

Dải lụa hồng phơi

Phù sa trên bãi

Cơn gió mê mải

Đưa hương đi chơi.

 

Thăm thẳm bầu trời

Bồng bềnh mây trắng

Cánh chim chở nắng

Bay vào mùa xuân.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức

b) thật, nhấc, nhấc

II. Tập làm văn

Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2 – 3 câu:

- Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi.

- Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi.

- Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi.

- Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.

- Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh.

- Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây sồi và cây sậy

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)

Thông tin Trả lời
A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy. Đúng / Sai
B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ . Đúng / Sai

3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão

B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.

C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)

A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.

B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.

C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

5. Nêu nội dung câu chuyện? (1 điểm)

6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (0,5 điểm)

A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi

B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt

C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn

D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.

8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)

9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.

10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)

Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: Nghe – viết bài: Người ăn xin (Từ Lúc ấy...đến …nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm).

2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc hiểu: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.

- Hình thức:

+ Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.

+ Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.

+ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.

* Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm

c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm)

Câu 1: B (0,5 điểm)

Câu 2: A. Sai (0,25 điểm) B. Sai (0,25 điểm)

Câu 3: A (0,5 điểm)

Câu 4: C (0,5 điểm)

Câu 5: (1 điểm) Nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể lại chuyện cây sồi to lớn coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng khi gặp dông bão cây sồi lại bị quật đổ xuống sống. Không nên coi thường người khác

Câu 6: (1 điểm) HS có thể viết: Em không nên coi thường người khác.

+ Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.

+ Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.

Câu 7: A (0,5 điểm)

Câu 8: (1 điểm): Danh từ là: Cây sồi, bão, gốc, sông.

Câu 9: (0,5 điểm) C

Câu 10: (1 điểm)

- Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận (0,5 điểm)

- Từ phức: cuồng phong, dữ dội (0,5 điểm)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Hoa học trò (2 điểm)

2.Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C C A A B
Điểm 1 1 1 1 1 1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)

Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)

Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)

- Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A/. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc.

1/ Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)

2/ Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)

3/ Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)

4/ Nổi dằn vặt của An – dray – ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)

II. Phần đọc thầm: (7 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời.

Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ?

A. Sống với cha mẹ.

B. Sống với ông bà

C.Sống với mẹ và ông

D. Sống một mình

Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ?

A. Nấu thuốc.

B. Đi mua thuốc

C. Uống thuốc

D. Đi thăm ông

Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?

A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ

B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời

C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh

D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.

Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào?

A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm

B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè

C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm

D. Là cậu bé ham chơi

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?

A. bất hòa

B. hiền hậu

C. lừa dối

D. che chở

Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ?

A. lặng im.

B. truyện cổ.

C. ông cha.

D. cheo leo

Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn:............................

Từ phức:...........................

B/. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I/ Chính tả nghe viết: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. Trang 55 TV 4 tập 1 (Đoạn viết: Từ đầu ... về nhà.)

II/ Tập làm văn: (7 điểm)

Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A/ KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 3 mức độ:

- Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc.

- Điểm 2: Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt.

- Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm.

II/ Phần đọc thầm (7 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Đáp án C B B C B D
Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Câu 7: 1 điểm

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn: Cậu/ là/ và/ giỏi/ nhất/ lớp/.

Từ phức: / học sinh/ chăm chỉ/

B/ KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (3 điểm)

- Bài viết chính tả (nghe đọc): 3 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp).

- Viết sai 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (sai 2 lỗi trừ 0,5 điểm).

- Trừ không quá 3 điểm.

- Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ... trừ 1 điểm toàn bài.

II/ Tập làm văn (7 điểm)

- Mở bài: 1 điểm

Viết được đầu thư

- Thân bài: 4 điểm.

Yêu cầu học sinh viết được:

Hỏi thăm về bạn.

Kể về bản thân cho bạn biết.

- Kết luận: 2 điểm.

Yêu cầu học sinh:

Lời chúc, lời hứa hẹn và kí tên

Giáo viên có thể cho điểm tùy theo mức độ bài làm của học sinh (Có thể cho điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 .... đến 5 điểm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.

Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm.

(trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài văn trên viết về nội dung gì?

A.Miền quê Nam Bộ

B.Cây cầu tre ở Nam Bộ

C.Cuộc sống ở Nam Bộ

2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?

A.Con đường đi học

B.Một đêm trăng tỏ

C.Chùm mơ ngọt ngào

3.Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?

A.Bắc qua con sông lớn

B.Bắc qua con rạch nhỏ

C.Bắc qua dòng suối nhỏ

4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?

A.Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai

B.Để vận chuyển máy móc

C.Để đi xem ca nhạc

5. Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?

A.Sung sướng

B.Gian khổ

C.Nguy hiểm

6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A.Vần và thanh

B.Âm đầu, vần và thanh

C.Âm đầu và vần

7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?

A.8 từ láy

B.10 từ láy

C.12 từ láy

8. Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những từ nào?

A.1 danh từ riêng (……………….)

B.2 danh từ riêng (………………., ……………….)

C.3 danh từ riêng (………………., ………………., ……………….)

II. Chính tả: Nghe - viết

Cầu tre gối nhịp đất lành,

Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.

Cầu tre làm chiếc đò ngang,

Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.

III. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn hỏi thăm, động viên người thân hoặc bạn bè gặp chuyện buồn.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

1.B

2.C

3.B

4.A

5.B

7.B (gần gũi, thiết tha, ngọt ngào, vô vàn, nhọc nhằn, thật thà, chân chất, khó khăn, âm thầm, khề khà)

8.A (Tây Nam Bộ)

II. Chính tả

- Yêu cầu:

+ Tốc độ viết ổn định, không quá chậm

+ Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc

+ Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét

+ Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

III. Tập làm văn

Đà Lạt, ngày … tháng … năm …

Hùng thân mến!

Chiều hôm nay, xem tivi đưa tin, mình biết được nhà cậu ở Quảng Trị đang bị ngập nặng do mưa lũ kéo dài. Mình lo cho cậu và gia đình lắm. Vậy nên, vừa về đến nhà là mình viết thư gửi cậu ngay.

Mình biết là nước dâng cao lên đã đem lại rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho cậu và mọi người. Nhưng Hùng ạ, sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, nước rồi sẽ rút và cuộc sống cũng sẽ trở lại bình thường. Với lại, cậu và người dân Quảng Trị sẽ không cô đơn đâu, vì người dân cả nước và trên thế giới luôn dõi theo, và sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên cậu mà. Vậy nên, Hùng hãy cứ yên tâm, cố gắng giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân nhé. Mẹ mình và các cô chú đã gửi những hộp quà theo lá thư của mình gửi đến gia đình cậu. Chúc cậu và mọi người ở đó luôn mạnh khỏe và sớm vượt qua được những ngày tháng gian khổ này.

Bạn mới quen

Lan Anh

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

(trích truyện Con cá thông minh)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai?

A. Cá rô mẹ

B. Cá quả mẹ

C. Cá mè mẹ

2. Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết?

A. Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn

B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn

C. Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn

3. Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?

A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ

B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước

C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra

4. Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào?

A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu

B. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng

C. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào

5. Tiếng ùm gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Chỉ có vần

B. Chỉ có vần và thanh

C. Chỉ có âm đầu và vần

6 Bài văn trên có tất cả bao nhiêu từ láy, đó là những từ nào?

A. 3 từ láy (………….., ………….., …………..)

B. 4 từ láy (………….., ………….., ………….., …………..)

C. 5 từ láy (………….., ………….., ………….., ………….., …………..)

7. Nghĩa của từ bò trong câu “Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ bò nào dưới đây?

A. Bé tập bò trên tấm nệm

B. Con rắn đang bò quan bờ ao

C. Con bò đang gặm cỏ

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh.

II. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

II. Chọn câu trả lời đúng

1. B

2. A

3. B

4. B

5. B

6. B (liều lĩnh, lềnh bềnh, sung sướng, no nê)

7. C

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

- Yêu cầu:

• Tốc độ viết ổn định, không quá chậm

• Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc

• Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét

• Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

II. Tập làm văn

* Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

* Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

* Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

- Chữ kí và tên hoặc họ tên

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

a. Đi đâu cũng mang theo.

b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.

d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha?

a. Rộng lòng tha thứ.

b. Cảm thông và chia sẻ.

c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.

d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

............................................................................

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

............................................................................

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích?

............................................................................

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào?

............................................................................

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.

Hãy viết câu trên thành câu khiến?

............................................................................

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

.............................................................................

B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (3 điểm)

Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ Cơn tức giận .....như con thú dữ nhốt chuồng – Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)

2. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm

Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1b: (0,5 điểm)

Câu 2c: (0,5 điểm)

Câu 3a: (0,5 điểm)

Câu 4c: (0,5 điểm)

Câu 5: (0,5 điểm)

Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

Câu 6: (0,5 điểm)

Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán.

Câu 7: (1 điểm)

Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới.

Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm)

Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm)

Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé !

Câu 10: (1 điểm)

Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (3 điểm)

- Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm)

- Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm

2. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng.

Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp.

Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên