Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Video Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Bài C1 trang 45 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 4:26): - Đo trọng lượng của vật P = F1 và ghi kết quả vào bảng 14.1

- Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:

+ Lần 1: Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như hình trong hình 14.2. Cầm lực kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng 14.1

Giải bài C1 trang 45 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

+ Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.

+ Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.

Lần đoMặt phẳng nghiêngTrọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1Độ nghiêng lớnF1 = …NF2 = …N
Lần 2Độ nghiêng vừaF2 = …N
Lần 3Độ nghiêng nhỏF2 = …N

Hướng dẫn giải:

Học sinh tự làm thí nghiệm rồi điền kết quả thu được vào bảng.

Ví dụ kết quả thu được như sau:

Lần đoMặt phẳng nghiêngTrọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1Độ nghiêng lớnF1 = 5NF2 = 4,7N
Lần 2Độ nghiêng vừaF2 = 4,1N
Lần 3Độ nghiêng nhỏF2 = 3,4N

Bài C2 trang 45 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 6:52): Trong thí nghiệm ở hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào?

Giải bài C2 trang 45 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Ta có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách:

- Giảm độ cao đầu của mặt phẳng nghiêng.

- Tăng độ dài của mặt phảng nghiêng.

- Giảm độ cao đầu mặt phẳng nghiêng đổng thời tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.

Bài C3 trang 45 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 9:57): Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.

Hướng dẫn giải:

- Người công nhân có thể dùng tấm ván để tạo mặt phẳng nghiêng và chuyển dễ dàng các thùng dầu nhớt nặng lên (xuống) xe

- Người Ai Cập đã biết đắp những con đường dốc để di chuyển những khối đá lớn lên cao trong quá trình xây dựng kim tự tháp

Bài C4 trang 45 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 10:56): Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn?

Hướng dẫn giải:

Do tính chất của mặt phẳng nghiêng "mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ" nên đi lên càng thoai thoải càng dễ dàng hơn

Bài C5 trang 45 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 12:02): Ở hình 14.3 chú Bình đă dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây?

Giải bài C5 trang 45 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

a) F = 2000N

b) F > 500N

c) F < 500N

d) F = 500N

Hãy giải thích câu trả lời của em.

Hướng dẫn giải:

Nếu dùng tấm ván dài hơn tấm ván đã dùng, chú Bình nên dùng lực F < 500N để đưa thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Vì lúc đầu dùng tấm ván ngắn với lực 500N chú Bình đã đưa được vật lên xe. Nay dùng tấm ván dài hơn nên độ dốc ít hơn độ dốc lúc đầu, do đó lực đẩy vật bây giờ phải nhỏ hơn lực đẩy lúc đầu

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên