Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 15: Đòn bẩy

Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 15: Đòn bẩy

Video Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 15: Đòn bẩy - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Bài C1 trang 47 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 4:13): Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các các hình 15.2, 15.3.

Giải bài C1 trang 47 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Vị trí các chữ O, O1, O2 được điền như trên hình:

Giải bài C1 trang 47 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Bài C2 trang 48 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 10:33): - Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng 15.1.

- Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng 15.1.

So sánh OO2 và OO1Trọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
OO2 > OO1F1 = ... NF2 = ... N
OO2 = OO1F2 = ... N
OO2 < OO1F2 = ... N

Hướng dẫn giải:

Tùy theo học sinh làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1.

Kết quả tham khảo:

So sánh OO2 và OO1Trọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
OO2 > OO1F1 = 20 NF2 = 13,3 N
OO2 = OO1F2 = 20 N
OO2 < OO1F2 = 30 N

Bài C3 trang 49 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 11:39): Chọn từ thích hợp: lớn hơn, nhỏ hơn, bằng để điền vào chỗ trống của câu sau:

Muốn lực nâng vật (1) ... trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) ... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng của vật.

Hướng dẫn giải:

Muốn lực nâng vật (1) nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng của vật.

Bài C4 trang 49 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 13:52): Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

Một số dụng cụ sử dụng như đòn bẩy trong cuộc sống:

- Cái kéo, mái chèo thuyền.

- Trò chơi bập bênh.

- Cái khui bia, nước ngọt.

Bài C5 trang 49 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 14:45): Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.

Giải bài C5 trang 49 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

- Điểm tựa: chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.

- Điếm tác dụng của lực F1: chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.

- Điếm tác dụng của lực F2: chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn còn lại ngồi.

Bài C6 trang 49 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 17:29): Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn.

Giải bài C6 trang 49 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Để làm giảm lực kéo ở hình trên ta có thể làm như sau:

+ Dời giá đỡ làm điểm tựa O gần ống bêtông hơn (nếu được).

+ Hoặc dùng đòn bẩy dài hơn.

+ Hoặc buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên