Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

A. Hoạt động khởi động

(Trang 35 KHXH 6 VNEN) Cách đây hàng nghìn năm, trên đất nước ta đã ra đời nhà nước Văn Lang, tiếp theo là nhà nước Âu Lạc. Để tìm hiểu sự ra đời của các nhà nước trên, em hãy nêu những hiểu biết của mình về một số nội dung sau:

- Hằng năm giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào? Ở đâu? Tại sao cả nước lại có ngày giỗ Tổ?

- Em biết gì về khu di tích thành Cổ Loa?

Trả lời

- Hằng năm giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ở đền Hùng, Phú Thọ.

+ Cả nước có ngày giỗ Tổ như một lời cảm ơn, tưởng nhớ đến các vị vua Hùng, là những người có công xây dựng đất nước đầu tiên.

- Thành Cổ loa:

+ Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.

+ Cổ Loa gắn với sự tích An Dương Vương dựng nước, chiếc nỏ thần giữ nước hay chuyện tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về sự thành lập nước Văn Lang

(Trang 35 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin, kết hợp với hình 1, 2, 3 thảo luận để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:

- Xác định trên lược đồ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nơi hình thành lên bộ lạc lớn- Tiền thân của nước Văn Lang

- Nêu hoàn cảnh và sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Những khu vực ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả là nơi hình thành các bộ lạc lớn – tiền thân của nhà nước Văn Lang.

- Hoàn cảnh và sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

Hoàn cảnh:

+ Những bộ lạc lớn hình thành ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

+ Sự phân hóa xã hội giàu nghèo, và những nhu cầu về sản xuất, trị thủy.

+ Cần đoàn kết để chống lại xung đột, đe dọa từ các thế lực bên ngoài.

=> Đặt ra nhu cầu thống nhất các bộ lạc, tìm ra người đứng đầu để trị thủy, chống giặc ngoại xâm, giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội.

Sự ra đời:

+ Bộ lạc Văn Lang giàu có và hung mạnh nhất đã hợp nhất các bộ lạc khác thành một nước.

+ Đóng đô ở Bạch Hạc, đặt tên nước là Văn Lang, đứng đầu là vua Hùng.

2. Trình bày tổ chức của nhà nước Văn Lang.

(Trang 36 +37 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 4 và 5 để thực hiện các yêu cầu sau: Điền nội dung thích hợp vào ô trống trong sơ đồ trang

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

- Trình bày sơ đồ:

+ Đứng đầu là Vua Hùng nắm trong tay mọi quyền hành trong nước.

+ Giúp việc cho vua là Lạc Hầu, Lạc Tướng là những người đứng đầu các bộ.

+ Dưới Lạc Tướng là bồ chính là các già làng.

=> Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

3. Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

(Trang 38 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 6,7,8 để trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang có điều gì nổi bật

- Hãy mô tả về nhà ở của cư dân Văn Lang.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Đời sống của cư dân Văn Lang có điểm nổi bật là:

Đời sống vật chất:

+ Việc ở: Sống theo làng, chạ. Ở trên nhà sàn.

+ Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, tẻ, rau, cá, thịt, cà. Làm muối, mắm, gừng làm gia vị.

+ Việc mặc: nam đóng khố ở trần, đi chân đất. Nữ mặc váy áo xẻ giữa có yếm che ngực, nhiều kiểu tóc, đeo đồ trang sức, ngày lễ mặc váy hoặc đội mũ kết bằng lông chim, bông lau.

Đời sống tinh thần:

+ Tổ chức lễ hội, vui chơi.

+ Sùng bái, thờ cúng tự nhiên,

+ Tôn kính người anh hùng, có công với đất nước, làng, xóm. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm những công cụ và trang sức.

+ Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình.

=> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang đã hòa quyện với nhau và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc

- Nhà ở của cư dân Văn Lang:

+ Nhà sàn mái cong hình thuyền hay là mái vòm hình mui thuyền.

+ Được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

+ Có cầu thang để lên xuống.

4. Tìm hiểu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc:

(Trang 39 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày cuộc chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu-Lạc Việt.

- Nêu tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương.

Trả lời

- Cuộc chiến đấu chống quân Tần của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt:

+ Cuối thế kỉ III TCN do Vua mải chơi, không lo sửa sang võ bị, lũ lụt thiên tai khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

+ Năm 218 TCN vua Tần cho quân đánh xuống nước ta, cuộc kháng chiến bùng nổ, cuộc chiến đấu của ta gặp nhiều khó khăn.

+ Sau 6 năm dưới sự lãnh đạo của Thục Phán và sự chiến đấu kiên cường ta đã dành thắng lợi, nhà Tân buộc bãi Binh.

+ Thục Phán lên ngôi, hợp 2 vùng Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc.

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc:

+ Cơ bản là giống bộ máy thời Văn Lang, đơn giản và sơ khai.

Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua là Lạc Hầu, Lạc Tướng đừng đầu các bộ. Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính cai quản.

+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

5. Khám phá thành cổ loa tìm hiểu cuộc kháng chến chống quân xâm lược Triệu Đà

(Trang 39 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin dưới đây kết hợp các hình 9,10,11 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy cho biết lực lượng và vũ khí được trang bị cho đội quân thành Cổ Loa.

- Tại sao quân dân Âu Lạc đánh bại được cuộc xâm lược của quân Triệu?

- Vì sao An Dương Vương thất bại nhanh chóng?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Lực lượng và vũ khí trang bị cho thành Cổ Loa:

+ Bao gồm bộ binh và thủy binh.

+ Trang bị vũ khí bằng đồng như: giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.

- Nguyên nhân đánh bại được quân Triệu xâm lược bao gồm:

+ Thành Cổ Loa bao quanh vững chãi.

+ Lực lượng đội quân tinh nhuê.

+ Trang bị vũ khí tốt.

+ Tinh thần chiến đấu dung cảm.

- An Dương Vương thất bại nhanh chóng là do:

+ Chủ quan, không phòng thủ, quá tin vào năng lực, lực lượng của mình.

+ Bị mắc mưu của kẻ thù.

+ Nội bộ không đoàn kết, sự tranh chấp quyền lợi, mất hết tướng giỏi.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 41 KHXH 6 VNEN) Thảo luận, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc và nêu nhận xét.

2. Em hãy mô tả thành Cổ Loa và nêu nét độc đáo của thành.

3. Lập bảng thống kê về nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào vở theo nội dung sau:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Nhận xét: Bộ máy 2 nhà nước còn sơ khai, đơn giản. Bộ máy thời Âu Lạc chặt chẽ hơn, Vua có nhiều quyền hành hơn, Quân đội Quaah mẽ và có sự liên kết với nhau.

- Thành Cổ Loa:

+ Cổ Loa được xây dựng giữa một vùng đất gần sông nước và đầm lầy, có làng xóm với cư dân lâu đời. Thành gồm 3 vòng khép kín, theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Thành Nội, thành Trung, Thành Ngoại.

Đặc điểm nổi bật nhất là: Bên ngoài mỗi cửa thành đều có hào sâu bao quanh. Các hào nối với nhau và thông với sông Hoàng, đầm Cả. Do đó, hào ở đây quanh năm luôn có nước. Đồng thời hào và sông tạo thành một hệ thống mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi.

Ngoài thành và hào khép kín, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại còn có nhiều đoạn lũy và ụ đất được bố trí và sử dụng như những công sự phòng vệ thành Cổ Loa.

Với những di tích còn lại chứng tỏ thành Cổ Loa là một công trình lao động đồ sô của cư dân Âu Lạc. Kĩ thuật xây dựng và địa hình tự nhiên được nghiên cứu và lợi dụng rất thông minh. Cấu trúc và kĩ thuật xây dựng thể hiện tài năng sáng tạo của người Âu Lạc.

- Bảng thống kê:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. (Trang 41 KHXH 6 VNEN) Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ:

" Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Trả lời

+ Thể hiện sự tôn kính, biết ơn các vua Hùng đã xây dựng đất nước.

+ Khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.

+ Nhắn nhủ bài học đến thế hệ trẻ dù cho ở thời đại nào thì giữ nước, bảo vệ đất nước luôn là nhiệm vụ hàng đầu mà tất cả chúng ta cần ghi nhớ.

2. (Trang 41 KHXH 6 VNEN) Có phải nước Âu Lạc sụp đổ là do mất cảnh giác không? Qua đó, em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?

Trả lời

- Nước Âu Lạc sụp đổ do mất cảnh giác là Đúng. Nhưng còn một số nguyên nhân khác:

+ Do kế hoạch sắp đặt của Triệu Đà.

+ Vua liên tiếp mất sai lầm.

+ Nội bộ lục đục, mất đi nhiều tướng giỏi.

- Bài học về chủ quyền đất nước:

+ Luôn luôn cảnh giác với mọi thế lực thù địch, không được chủ quan, tin tưởng các đối tượng.

+ Rèn luyên, xây dựng quân đội hùng hậu dù trong thời chiến hay thời bình.

+ Phải dựa vào dân để đánh giặc, tin tưởng nhân dân.

+ Biết xử lí đúng đắn cái riêng với chung, giữa cá nhân với cộng đồng.

3. (Trang 41 KHXH 6 VNEN) Em hãy sưu tầm hình ảnh và tư liệu về các di tích sau: Đền Hùng, thành Cổ Loa, các di sản có liên quan đến Hùng Vương và An Dương Vương.

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.

Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

Trước cửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Cổ Loa được xây dựng giữa một vùng đất gần sông nước và đầm lầy, có làng xóm với cư dân lâu đời. Thành gồm 3 vòng khép kín, theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Thành Nội, thành Trung, Thành Ngoại.

Đặc điểm nổi bật nhất là: Bên ngoài mỗi cửa thành đều có hào sâu bao quanh. Các hào nối với nhau và thông với sông Hoàng, đầm Cả. Do đó, hào ở đây quanh năm luôn có nước. Đồng thời hào và sông tạo thành một hệ thống mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi.

Ngoài thành và hào khép kín, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại còn có nhiều đoạn lũy và ụ đất được bố trí và sử dụng như những công sự phòng vệ thành Cổ Loa.

Với những di tích còn lại chứng tỏ thành Cổ Loa là một công trình lao động đồ sô của cư dân Âu Lạc. Kĩ thuật xây dựng và địa hình tự nhiên được nghiên cứu và lợi dụng rất thông minh. Cấu trúc và kĩ thuật xây dựng thể hiện tài năng sáng tạo của người Âu Lạc.

4. (Trang 41 KHXH 6 VNEN) Để tìm hiểu sâu sắc hơn về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, di tích Đền Hùng và di tích thành Cổ Loa, em hãy tìm một số cuốn sách và trang web sau:

- Phạm Bá Kiên, Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013.

- http://www.giaoducphothong.eu.vn

Trả lời

Học sinh có thể tải và đọc sách tại:

Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

https://vietbooks.info/threads/den-hung-va-tin-nguong-tho-cung-hung-vuong-nxb-van-hoa-thong-tin-2013-pham-ba-khiem-304-trang.92893/

5. (Trang 41 KHXH 6 VNEN) Tìm hiểu các truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mỵ Châu – Trọng Thủy…

Trả lời:

Học sinh có thể tham khảo:

- Sơn Tinh – Thủy Tinh

Ngày xửa ngày xưa, Vua Hùng thứ 18 có một cô công chúa Mị Nương đã đến tuổi cập kê, cô hiền lành, nết na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha yêu mến, muốn tìm cho con một tấm chồng ưng ý để con gái có một cuộc sống hạnh phúc. Vua cho lan truyền lệnh ban kén rể khắp mọi nơi. Lệnh ban ra, các hào kiệt tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngỏ ý lấy công chúa nhưng chưa ai lọt được vào mắt xanh của nàng.

Bỗng một hôm có hai chàng trai đến xin hỏi cưới công chúa. Cả hai đều to khỏe cường tráng. Người thứ nhất là Sơn Tinh (thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn, chàng chỉ tay đến đâu rừng núi mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng, chim muông hót véo von, các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng là Thủy Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nổi lên ba ba, thuồng luồng kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi, không biết phải gả công chúa cho ai, bèn cho họp lại các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và đưa ra phán quyết:

Hai ngươi ai cũng đều tài giỏi, ta cũng không biết nên gả công chúa cho ai, nên ta ra chỉ như này. Sáng sớm ngày mai, ai đem được các lễ vật này đến trước ta sẽ gả công chúa cho người đó. Lễ vật có: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sơn Tinh Thủy Tinh vâng lệnh vua ban nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa về. Thủy Tinh lùng sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay, Thủy Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công chúa đi mất. Thủy Tinh thấy thế thì nổi trận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại công chúa. Thủy Tinh đi đến đâu giông bão nổi đến đó, mây đen kéo đến, sấm chớp giật đùng đùng, mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá, ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn Tinh.

- Mỵ Châu – Trọng Thủy

Tóm tắt:

Vua An Dương Vương xây thành nhưng nhiều lần bị đổ, nhờ có thần Kim Quy mà dựng được Loa thành. Thần ở lại giúp vua ba năm, trước khi ra về còn tặng cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà xâm lược. Nhưng sau đó, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại để Thủy ở rể. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi lén đổi trộm lẫy nỏ đem về cho cha. Có được lẫy thần, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Vua chủ quan ngồi đánh cờ, khi quân địch tiến sát thành, lấy nỏ ra bắn, thì mới biết lẫy nỏ đã mất, đành đưa mị Châu bỏ chạy. Mị Châu giữ lời hẹn, bứt lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Vua đến đường cùng, gọi thần Kim Quy lên giúp. Thần kết tội Mị Châu, vua rút gươm giết con rồi theo thần đi xuống biển. Trọng Thủy đuổi tới bờ biển, ân hận mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc, nhớ mong đến nỗi lao đầu xuống giếng mà chết. Máu của Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc trai, người đời sau mò được ngọc trai, đem rửa với nước giếng ở Loa Thành thì ngọc lại càng thêm sáng trong.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên