Khoa học xã hội 7 Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627)

Khoa học xã hội 7 Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627)

A. Hoạt động khởi động

( Trang 68 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình ảnh, nêu những hiểu biết của em về triều đại Lê sơ

Trả lời:

- Thời Lê Sơ, nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài.

- Giáo dục thời Lê đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “ vốn xưng nên văn hiến đã lâu”.

- Có thể thấy, nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tình thần này được nâng lên đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Các khoa thi được tổ chức đều đặn ba năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô.

- Số lượng người đỗ đạt ngày càng nhều, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên.

- Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

( Trang 69 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:

- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông và nêu nhận xét

- Cho biết những cải cách của vua Lê Thánh Tông nhằm mục đích gì

- Dựa vào lược đồ, kể tên 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ

Trả lời:

* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông:

- Bộ máy nhà nước

Khoa học xã hội 7 Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN

- Như vậy, từ sơ đồ trên ta thấy:

    + Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.

    + Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.

    + Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

- Mục đích những cải cách của vua Lê Thánh Tông :

    + Cải cách lại hành chính, hệ thống quan lại.

    + Cải cách lại quân đội và củng cố quốc phòng.

    + Hoàn thành pháp luật và Lê triều hình luật

    + Cải cách lại kinh tế, phát triển nông nghiệp.

13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ là: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô(Thăng Long)

2. Tìm hiểu thông tin vầ quân đội và luật pháp thời Lê sơ

( Trang 70 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, hãy:

- Cho biết cách tổ chức quân đội thời Lê sơ có điểm gì giống với thời Lí-Trần

- Nêu dẫn chứng cho thấy triều Lê sơ rất quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia

- Chỉ ra những điểm khác nhau trong nội dung bộ Luật Hồng Đức so với các bộ phần thời Lí-Trần. Sự khác biệt đó thể hiện điều gì của bộ luật Hồng Đức?

Trả lời:

* Giống nhau:

- Quân đội thời Lê và Quân đội thời Lý - Trần đều theo chế độ "ngụ binh ư nông", được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hàng năm, có năng lực bảo vệ Tổ quốc.

- Gồm có 2 bộ phận chính : Quân ở triều đình và quân ở các địa phương , bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh

* Dẫn chúng cho thấy triều Lê rất quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia:

- Hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương

- Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới

3. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thời Lê sơ

( Trang 71 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin hãy:

Hoàn thành bảng( vào vở) về tình hình kinh tế dưới thời Lê sơ theo yêu cầu:

Lĩnh vực Tình hình phát triển
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp

Trả lời:

Lĩnh vực Tình hình phát triển
Nông nghiệp Nhà Lê cho lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, thay nhau về quê sản xuất

Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ...
Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy
Thủ công nghiệp Có nhiều làng nghề nổi tiếng(bát tràng,chu đậu,..), còn phường thủ công có: dệt Nghi tàm(Thăng Long), giấy Yên Bái,.... Cục Bách Tác: phụ trách đồ dùng cho nhà vua( vũ khí, đóng thuyền,...)
Thương nghiệp Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ.
Duy trì và kiểm soát buôn bán vs nước ngoài ở các cửa khẩu lớn

4.Tìm hiểu về xã hội thời Lê sơ

( Trang 72 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin hãy cho biết thời Lê sơ có những giai cấp tầng lớp nào

Trả lời:

Thời Lê sơ có các giai cấp tầng lớp

- Giai cấp nông dân

- Tâng lớp thuơng nhân

- Tầng lớp nô tì

5. ( Trang 72 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Tìm hiểu về giáo dục và khoa cử thời Lê sơ. các chính sách đó có tác dụng ra sao?

Cho biết việc dựng bia tiến sĩ trong văn miếu có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Chính sách về giáo dục là chọn người có học bằng thi cử

- Tác dụng : tuyển được rất nhiều tiến sĩ ,trạng nguyên,...

- Dựng bia tiến sĩ giúp khích lệ người dân đi học , lưu danh những tiến sĩ muôn đời.

6. Tìm hiểu về các thành tựu, văn học khoa học, nghệ thuật và một số danh nhân văn hóa của dân tộc Lê sơ

( Trang 72 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh và hoàn thành bảng theo yêu cầu vào vở

Trả lời:

Lĩnh vực Tác giả Tác phẩm
Văn học Nguyễn Trãi Bình ngô đại cáo
Địa lý Hồng đức bản đồ
Y học Bản thảo thực vật thoát yếu
Toán học Đại thành toán pháp

C. Hoạt động luyện tập

1. ( Trang 72 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Trình bày (vào vở) một số thành tựu đạt được dưới thời Lê sơ trên các lĩnh vực: Kinh tế, pháp luật, giáo dục văn học-nghệ thuật khoa học

Trả lời:

* Kinh tế

- Nông nghiệp:

    + Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

    + Thực hiện phép quân điền.

    + Chú trọng việc khai hoang.

    + Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.

- Thủ công nghiệp: Quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng

    + Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…

    + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

    + Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)

    + Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

- Thương nghiệp: Hàng hóa, tiền tệ dễ dàng lưu thông

    + Trong nước:

       • Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới.

       • Đúc tiền đồng...

    + Ngoài nước:

       • Duy trì việc buôn bán với nước ngoài

       • Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.

* Luật pháp :

- Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật): bảo vệ vua, hòang tộc, quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế.

- Củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

* Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình

=> Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài.

* Văn học, khoa học, nghệ thuật:

- Văn học:

    + Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

    + Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Khoa học:

    + Khoa học phát triển, phong phú, đa dạng.

    + Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

- Nghệ thuật:

    + Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.

    + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

2. ( Trang - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Nêu những việc làm và đánh giá vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Trả lời:

- Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cụ thể là:

    + Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng.

    + Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

3. ( Trang - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Hoàn thành bảng sau vào vở:

Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ
Bộ máy nhà nước ở Trung ương
Các đơn vị hành chính địa phương
Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại
Pháp luật

Trả lời:

Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ
Bộ máy nhà nước ở Trung ương Lí: Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan đại thần.
Trần: Có thêm chế độ thái thượng hoàng đăth tên một số chức quan
Vua đứng đầu nhà nước. Giúp việc cho vua có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn.
Các đơn vị hành chính địa phương Chủ thành các lộ. Chủ thành 13 đạo, đứng đầu mỗi đạo có 3 ti.
Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại Quan lại do vua đề cử. Quan lại được tuyển chọn qua thi cử.
Pháp luật Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ sức kéo.
    + Xác nhận quyền sỡ hữu tài sản.
    + Quy định việc mua bán ruộng đất .v.v.
Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô tì

D. Hoạt động vận dụng

1. ( Trang - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Dựa vào đoạn thông tin, kết hợp hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

- Chủ trương của các vua thời Lê Sơ:

    + Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ tổ quốc

    + Đề cao tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước

Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay bởi bảo vệ đất nước chính là nhân tố ưu tiên hàng đầu của một dân tộc, một dân tộc có chủ quyền, lãnh thổ, có nền móng vững chắc, một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thì có thể đánh bại bất kì kẻ nào lăm le xâm lược, thôn tính đất nước

2. ( Trang - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Em hãy đóng vai một thuyết minh viện bảo tàng Lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em thích nhất

Trả lời:

- Em thích nhật là lĩnh vực Văn học nghệ thuật thời Lê sơ vì có những tác phẩm hay ý nghĩa vang danh muôn đơi.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm dọc và xem một só cuốn sách tư liệu.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN | Soạn Khoa học xã hội lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên