Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều Bài 7: Yêu thương gia đình

Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều Bài 7: Yêu thương gia đình

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

- Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.

- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.

- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK Đạo đức 1.

- Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 phóng to.

- Máy chiếu đa năng, máy tính,. . . (nếu có).

- Mầu “Giỏ yêu thương”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Khởi động

Quảng cáo

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” - Nhạc và lời: Phan Văn Minh.

- GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

- HS phát biểu ý kiến.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh

Mục tiêu: HS nhận biết được một biểu hiện của tình yêu thương và biết được anh chị em trong gia đình cần yêu thương nhau. HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS xem các tranh trong câu chuyện “Gia đình nhà gà” - SGK Đạo đức 1, trang 34, 35 và kể chuyện theo tranh.

- HS làm việc cá nhân, dựa vào tranh để kể lại nội dung câu chuyện.

- GV treo tranh phóng to lên trên bảng hoặc dùng máy chiếu đa năng, chiếu tranh lên bảng và mời một vài HS lên bảng kế lại câu chuyện.

Một vài HS lên bảng, chỉ từng tranh và kể lại nội dung câu chuyện.

Quảng cáo

- GV kể lại nội dung chuyện: Một buổi sáng đẹp ười, gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi. Gà mẹ bới được một con giun liền kêu “Cục, cục. . ” gọi cả đàn gà con lại ăn. Hai chú gà con trong đàn thấy mồi liền mổ nhau, tranh nhau con giun để giành phần hơn. Thấy vậy, gà mẹ khuyên các con không được đánh nhau, tranh giành miếng ăn, anh em trong một nhà phái yêu thương lẫn nhau. Hai chú gà con hối hận xin lỗi mẹ và hứa từ nay sẽ yêu thương nhau, không tranh giành, đánh nhau nữa.

Lưu ý:

Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS từng câu từng chữ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt ngây thơ, ưong sáng mà một số HS trong lớp đã kể.

Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.

Bước 2:

- GV chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 35:

Quảng cáo

Gà mẹ đã làm gì để chăm sóc đàn con? Việc làm đó thể hiện điều gì?

Gà mẹ đã khuyên gi khi các con tranh mồi?

- HS thảo luận nhóm.

- GV mời đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Gà mẹ đã dẫn đàn gà con ra vườn và bới giun cho đàn gà con ăn. Điều đó thể hiện gà mẹ rất yêu thương dàn gà con.

+ Khi thấy các con đánh nhau, tranh giành miếng ăn, gà mẹ đã khuyên các con “Anh em trong một nhà phải yêu thương lẫn nhau”.

Lưu ý: Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu

Mục tiêu:

- HS nêu được những việc làm của ông bà, cha mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với con cháu và biết được vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp, họp tác.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 và thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:

Ông, bà, bố, mẹ trong mỗi tranh đang làm gì?

Những việc làm đó thể hiện điều gì?

Vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau?

- HS làm việc cặp đôi, chia sẻ ý kiến với bạn.

- GV chiếu hoặc treo tranh lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày nội dung về một tranh.

Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, lớp trao đổi, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Tranh 1: Ông đang đọc truyện cổ tích cho bạn nhỏ.

+ Tranh 2: Bà đang tết tóc cho bạn nhỏ,

+ Tranh 3 Mẹ đang mang sữa đến cho bạn nhò và nhắc bạn ăn sáng.

+ Tranh 4: Bố đang hướng dần bạn nhỏ gấp đồ chơi bằng giấy.

+ Tranh 5: Bố và mẹ dẫn bạn nhỏ đi chơi công viên.

+ Tranh 6: Bố và mẹ chăm sóc khi bạn nhỏ bị ốm.

Những việc làm của ông, bà, bố, mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc bạn nhỏ. Mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau để tình cảm thêm gắn bó, gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc.

- GV nêu câu hòi: Ông bà, bố mẹ của em đã thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

Một vài HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: Ông bà, bố mẹ luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ em và mang lại cho em những điều tốt đẹp nhất.

Hoạt động 3: Thảo luận về cách thể hiện tình yêu thương

Mục tiêu:

- HS nêu được những cách thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong mục d SGK Đạo đức 1, trang 36, 37 và thảo luận nhóm 4 về câu hỏi sau: Bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình?

- HS thảo luận trong nhóm.

Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.

- GV kết luận nội dung từng tranh:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang hôn bà và nói “Cháu thương bà!”.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang gọi điện thoại cho ông và nói “Cháu nhớ ông lắm!”.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ ôm mẹ nói: “Con yêu mẹ nhất!”.

+ Tranh 4: Bạn nhỏ đang nắm tay bố vừa đi làm đồng về và hỏi “Bố có mệt không ạ?”.

+ Tranh 5: Bạn nhỏ đang vuốt má em bé và nói “Em dễ thương quá!”.

+ Tranh 6: Bạn nhỏ đang giơ ngón tay cái và nói “Anh thật tuyệt vời!”.

- GV nêu câu hỏi thảo luận lớp: Em còn biết những cử chỉ, lời nói nào khác thể hiện tình yêu thương với người thân?

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- GV kết luận: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em. Em hãy thể hiện tình yêu thương với những người thân bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Tìm lời yêu thưong

Mục tiêu:

- HS tìm được lời nói yêu thương phù hợp cho từng trường hợp.

- HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37 để tìm lời nói yêu thương phù hợp với từng tranh.

- HS làm việc cá nhân, tìm lời nói phù hợp.

- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 1.

- GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 1.

- GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 1: “Con chúc mừng sinh nhật mẹ!”, “Con tặng mẹ yêu!”, “Con chúc mừng mẹ!”,. . .

- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 2.

- GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 2.

- GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 2: “Ôi! Cháu nhớ bà quá!”, “Cháu yêu bà!”, “Bà đi đường xa có mệt không ạ?”,. . .

- GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 3.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học