Giáo án Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Biết được: Nguyên tắc xây dựng BTH

Hiểu được:

- Cấu tạo BTH

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong BTH

Kĩ năng

- Xác định được vị trí của nguyên tố trong BTH (Ô nguyên tố, chu kì, nhóm)

- Từ vị trí của nguyên tố trong BTH xác định được cấu tạo của nguyên tử.

Trọng tâm

- Ô nguyên tố.

- Chu kì nguyên tố.

- Nhóm nguyên tố.

- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: từ cấu tạo nguyên tử xác định được vị trí trong bảng tuần hoàn và ngược lại. từ đó giải thích được một số tính chất hóa học giống nhau của một số nguyên tố.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1/ Phương pháp dạy học:

- Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề, hướng dẫn HS tự xây dựng bài và rút ra kết luận.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ.

- Bảng phụ để làm bài tập nhóm

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học của HS về chương cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron để giải quyết vấn đề mới.

HĐ nhóm:

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- HS hoàn thành nội dung trong phiêu học tập số 1 để ôn lại kiến thức cũ, vận dụng vào bài học mới.

Phiếu học tập số 1

Yêu cầu 1: Hoàn thành nội dung bảng sau

Kí hiệu

Điện tích hạt nhân

Cấu hình e

Số lớp electron

Số lớp electron lớp ngoài cùng

Số lớp electron hóa trị

Nguyên tố(s,p,d,f)

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Yêu cầu 2: Dựa vào các dữ liệu vừa tìm cho biết

a. Trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nào ở trên nằm cùng hàng. Vì sao ? (dựa vào các dữ liệu vừa xác định)

b. Trong bảng tuần hoàn những nguyên tố nào ở trên nằm cùng cột. Vì sao ? (dựa vào các dữ liệu vừa xác định)

- Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để hoàn thành nhiệm vụ vào bảng phụ.

HĐ chung cả lớp:

- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

GV tạo mâu thuẩn giữa các nhóm

vì sao (Na, Mg, Al) và (K, Fe ) cùng hàng

(Na, K) cùng cột, Fe và Mg đều có 2 electron lớp ngoài cùng tại sao không cùng cột .

- HS có thể xác định sai số electron hóa trị.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

Kí hiệu

Điện tích hạt nhân

Số lớp electron

Số lớp electron lớp ngoài cùng

Số lớp electron hóa trị

Nguyên tố(s,p,d,f)

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

11+

3

1

1

s

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

12+

3

2

2

s

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

13+

3

3

3

p

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

19+

4

1

1

s

Giáo án Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

26+

4

2

8

d

Nguyên tố cùng hàng:

(Na, Mg, Al) và (K, Fe)

Vì có cùng số lớp electron

Nguyên tố cùng cột: Na và K vì có cùng số electron hóa trị.

+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm GV quan sát để phát hiện xem các thành viên có tích cực làm việc, nhất là các HS yếu đã nắm được bài cũ chưa để kịp thời khắc phục.

...........................................................................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Giáo án Hóa học 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức: Biết được:

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;

- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A;

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

- Các nguyên tố và tính chất hóa học cơ bản của một số nhóm A tiêu biểu.

Kỹ năng:

- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.

- Dựa vào số eletron lớp ngoài cùng xác định tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố.

*Trọng tâm

Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

- Trong một chu kì.

- Trong một nhóm A.

Thái độ: Tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức, hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của hs

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực thực hành hóa học: quan sát hiện tượng, nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm kim loại kiềm với H2O

- Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Khăn trải bàn.

- Nhóm nhỏ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Bảng phụ

- Thẻ trả lời cho hs

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

- Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Bảng 5/trang 38/SGK).

- Video Phản ứng của các kim loại nhóm IA tác dụng với nước.

- Video Sự linh động của các halogen.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ, xem lại các kiến thức của bài bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng phụ hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (8 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

Vận dụng kiến thức cấu hình electron nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hướng cho học sinh phát hiện và tìm ra quy luật kích thích tư duy từ đó hình thành kiến thức mới.

+ Xác định được vị trí của các nguyên tố trong chu kỳ 3

+ Biết được sự biến thiên số eletron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong chu kỳ 3.

1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành PHT số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hoàn thành nội dung bảng sau

Kí hiệu

Z

Cấu hình e nguyên tử

Chu kỳ

Nhóm

Số e lớp ngoài cùng

11Na

12Mg

13Al

14Si

15P

16S

17Cl

18Ar

19K

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gv hướng dẫn HS dùng kĩ thuật tia chớp.

- GV cho học sinh hoạt động nhóm để chuẩn bị và chơi trò chơi tốc độ, hoàn thành phiếu học tập số 1. (Nhóm hoàn thành đúng và nhanh nhất đạt 1 điểm cộng)

Nhóm 1: Na, Ar và K

Nhóm 2: Mg và Cl

Nhóm 3: Al và S

Nhóm 4: K và Li

- Giáo viên treo bảng có nội dung khuyết cho thành viên các nhóm gắn nội dung trả lời vào chỗ khuyết.

HS ghi đáp án vào phiếu trả lời gv chuẩn bị sẵn .

3. Báo cáo, thảo luận

HĐ chung cả lớp:

Sau đó giáo viên hướng dẫn cả lớp bổ sung đánh giá nhóm thắng cuộc đồng thời hoàn thiện phiếu học tập.

- Giáo viên gợi ‎ý học sinh tìm ra trên bảng kiến thức có sự biến đổi nào đặc biệt? (có thể dùng phấn màu để gợi ‎)

GV đặt vấn đề: Số eletron lớp ngoài cùng của chu kỳ 3 tăng dần từ 1 đến 8. Vậy ở các chu kỳ khác số eletron lớp ngoài cùng biến đổi thế nào? Sự biến đổi đó được gọi là gì?

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

HS hoàn thành phiếu học tập số 1

Kí hiệu

Z

Cấu hình e nguyên tử

Chu kỳ

Nhóm

Số e lớp ngoài cùng

11Na

11

1s22s22p63s1

3

IA

1

12Mg

12

1s22s22p63s2

3

IIA

2

13Al

13

1s22s22p63s23p1

3

IIIA

3

14Si

14

1s22s22p63s23p2

3

IVA

4

15P

15

1s22s22p63s23p3

3

VA

5

16S

16

1s22s22p63s23p4

3

VIA

6

17Cl

17

1s22s22p63s23p5

3

VIIA

7

18Ar

18

1s22s22p63s23p6

3

VII

8

19K

19

1s22s22p63s23p64s1

4

IA

1

Mâu thuẩn nhận thức: HS không biết được sự biến đổi số eletron lớp ngoài cùng của các chu kỳ 2, 3, 4 có giống nhau không và không biết được sự biến đổi đó được gọi là gì.

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

...........................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên