Giáo án Hóa học 10 Chương 5: Nhóm Halogen mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 10 Chương 5: Nhóm Halogen phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 10 Chương 5: Nhóm Halogen

Giáo án Hóa học 10 Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết:

Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng HTTH.

- Học sinh hiểu:

+ Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh do lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion Halogenua có cấu hình bền vững giống khí hiếm gần nó.

+ Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

+ Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

+ Vì sao nguyên tử Flo chỉ có số oxihoa -1, trong khi nguyên tử các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxihoa -1 còn có các số oxihoa +1, +3, +5, +7.

2 .Kỹ năng:

Giải thích tính oxihoa mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng.

3. Thái độ:

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen

- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1/ Phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học nhóm,trực quan, dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai...

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực,tia chớp.

- Nhóm nhỏ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, video về màu sắc, trạng thái của các halogen,giáo án.

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

- Các câu hỏi nhanh liên quan đến bài học.

- 4 phù hiệu (Flo, Clo, Brom,Iot).

- Dụng cụ, hóa chất (ddAgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI)…

2. Học sinh (HS)

- Xem lại các kiến thức cũ trong chương BTH.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (6 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học của HS về Bảng tuần hoàn ở HKI, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Tìm hiểu các thông tin cơ bản của các nguyên tố halogen thông qua trò chơi “ AI NHANH HƠN ”?).

Hoạt động cá nhân

Trò chơi “AI NHANH HƠN” .

GV phổ biến luật chơi như sau:

Có 5 câu hỏi được chiếu trên màn hình. Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý.Trả lời từng câu hỏi trong 30s tương ứng với các gợi ý từ khó đến dễ.

+ Trả lời đúng trong 10s đầu tiên được 30đ; 10s tiếp theo được 20 điểm; 10s cuối được 10đ.

+ Trả lời sai không bị trừ điểm.

GV chiếu các câu hỏi trên màn hình,yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ của mình.

(GV cần quan sát tốt hoạt động của các hs)

Hoạt động chung cả lớp

Sau khi tìm được đáp án cho một câu hỏi, GV yêu cầu hs bổ sung thêm các thông tin về nguyên tố đó mà hs đã được biết hoặc GV có thể giới thiệu thêm cho hs thông qua hình thức kể chuyện.

(GV tham khảo nội dung ở - https://toplist.vn/.../dieu-thu-vi-ve-nhom-halogen-trong-hoa-hoc-co-the-ban-muon-bi...)

Đáp án câu hỏi 1:

Nguyên tố Brom

Đáp án câu hỏi 2:

Nguyên tố Flo

Đáp án câu hỏi 3:

Nguyên tố Iot

Đáp án câu hỏi 4:

Nguyên tố Clo

Đáp án câu hỏi 5:

Nguyên tố Atatin

- GV quan sát hoạt động và phát hiện những cá nhân nhanh nhẹn, trả lời chính xác.

(Hoạt động này GV phải hết sức chú ý đến thời gian, mức độ nhanh của các hs để tổng hợp cho thật chính xác, nếu lớp nào chậm GV có thể chỉnh đồng hồ thêm thời gian cho các em)

- Qua hđ này, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

- Ghi điểm cho hs.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Vị trí , cấu hình electron nguyên tử , cấu tạo phân tử của các halogen (9 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Nêu được tên các nguyên tố halogen và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn

- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố halogen. Từ đó có thể suy ra tính chất hóa học đặc trưng của chúng

- Hiểu được cấu tạo phân tử halogen

- Rèn năng lực hợp tác , sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân

Hoạt động cá nhân

- GV chiếu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập (Các phiếu học tập được in trong tờ A4 và phát cho hs 1 lần)

Phiếu số 1

Tên,kí hiệu nguyên tử halogen

Số hiệu nguyên tử

Cấu hình electron thu gọn

CTPT đơn chất

Gọi bất kỳ 1 hs báo cáo kết quả đã làm

Hoạt động nhóm

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên hoàn thành phiếu học tập số 2 sau đó thảo luận,thống nhất để ghi lại vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.

Phiếu số 2

a) Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn ?

b) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố halogen?

c) Viết công thức electron , công thức cấu tạo của đơn chất halohen (X2)?

d) Từ cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của các halogen ,giải thích ?Viết phương trình tổng quát?

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

- Nhóm halogen gồm:

Flo( 9F), Clo (17Cl) , Brom (35Br), Iot (53I).

CTPT đơn chất: X2

- Vị trí: nhóm VIIA

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử:

+ giống nhau: đều có 7e ở lớp ngoài cùng , có dạng ns2np5

+ khác nhau: số lớp electron tăng dần từ F đến I

- Phân tử đơn chất có 2 nguyên tử (X2)

+ CT Electron: X:X

+ CTCT: X-X

- Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là tính oxi hóa mạnh

Giải thích: do nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận 1 electron trong phản ứng hóa học.

Phương trình

X2 + 2e → 2X-

- GV kiểm tra bài làm trong phiếu học tập của 1 số HS , nhận xét

- GV quan sát và đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm HS

- GV hướng dẫn HS điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung

- Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt

...........................................................................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Giáo án Hóa học 10 Bài 22: Clo

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.

- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ

- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với Clo.

- Biết các ứng dụng của clo trong cuộc sống.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực hợp tác.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1/ Phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học nhóm,trực quan, dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai...

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực,tia chớp.

- Nhóm nhỏ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Bảng phụ, phiếu học tập,

- Hóa chất: khí Clo, nước clo;

- Dụng cụ: bình tam giác, giấy màu ẩm;

- Video thí nghiệm: Cu + Cl2, Na + Cl2, Fe + Cl2.

2. Học sinh

- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

Sản phẩm dự kiến

CTHĐTQ giới thiệu và tổ chức trò chơi: Một bạn nêu khái niệm, một bạn đoán chất tương ứng trên màn hình.

Trên màn hình có một số hình ảnh về Clo và hợp chất của Clo như sau:

Hình ảnh 1: Bình chứa khí Clo

Hình ảnh 2: Bảng tuần hoàn

GV: Chúng ta vừa tham gia một trò chơi rất lí thú, qua trò chơi đó các em có thể dự đoán hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về nguyên tố hóa học nào?

Ha 1: Bình chứa chất khí mà có PTK 71 là khí gì?

Ha 2: Nguyên tố nằm ở chu kì 3 nhóm VIIA là nguyên tố hóc học nào?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo

1/ (Hoạt động cá nhân)

Mỗi nhóm có một bình tam giác chứa Clo, hãy đề xuất các hoạt động để tìm hiểu tính chất vật lí của Clo. Đề xuất hóa chất và dụng cụ cần thiết cho hoạt động đó.

2/ (Hoạt động nhóm)

- Trao đổi với các bạn trong nhóm để thống nhất các hoạt động để tìm hiểu tính chất vật lí của Clo

- Báo cáo với GV kết quả hoạt động của nhóm

- Lắng nghe nhận xét và lưu ý của GV về một số vấn đề chống độc hại.

3/ (Hoạt động nhóm)

- Thực hiện các hoạt động tìm hiểu tính chất vật lí của Clo và hoàn thành bảng sau:

Hoạt động

Hiện tượng và kết luận (nếu có)

- Báo cáo kết quả với GV

- Lắng nghe GV nhận xét.

- Đối chiếu kết quả và ghi vào vở.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Clo

1/ (Hoạt động cá nhân)

Em hãy hoàn thành phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Xác định số oxi hóa của nguyên tố Clo trong các chất sau:

NaCl, HCl, Cl2, NaClO, HClO2, KClO3, KClO4.

- Trong những loại hợp chất như thế nào Clo có số oxi hóa âm? Trong những loại hợp chất như thế nào Clo có số oxi hóa dương?

- Từ đó dự đoán tính chất hóa học của đơn chất Clo.

- Tính chất hóa học của Clo thể hiện qua những phản ứng hóa học nào?

2/ (Hoạt động nhóm)

a. Các nhóm theo dõi video thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:

Thí nghiệm

Thao tác

Hiện tượng

PTHH

b. Xác định vai trò của Clo trong các phản ứng trên?

3/ (Hoạt động nhóm)

- Xem video TN giấy màu ẩm vào dung dịch nước Clo. Nêu hiện tượng và giải thích. Xác định vai trò của Clo trong phản ứng.

- Điều chế sẵn khí Clo hoặc chiếu video hình ảnh về khí Clo.

Lưu ý cho HS chống độc hại khi thí nghiệm với Clo.

- Chiếu phiếu học tập

Chiếu video TN: Na, Fe, Cu, H2 + Cl2

Chiếu video TN

I. Tính chất vật lí:

Hoạt động

Hiện tượng và kết luận (nếu có)

Quan sát

Chất khí, màu vàng lục

Hé một chút nắp bình tam giác, phẩy nhẹ tay ở miệng bình

Mùi hắc khó chịu

II. Tính chất hóa học:

Các số oxi hóa của Clo: Cl-1 trong hợp chất với KL và H; số OXH dương +1, +3, +5, +7 trong hợp chất chứa O => TCHH Clo là: Oxi hóa đặc trưng và tính khử.

3. Giấy màu khô vào khí Clo: không bị tẩy màu; Cho giấy màu ẩm vào khí Clo => giấy bị tẩy màu. GT: do trong giấy ẩm có nước, Clo td với H2O tạo HClO tẩy màu

...........................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên