Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: hình ảnh người cổ đại, người hiện đại, hình ảnh 5 giới sinh vật, bảng tên 5 giới sinh học, bảng mức độ đa dạng số lượng loài sinh vật, máy chiếu, giáo án, sgk...

2 - HS : Sgk, vở ghi chép, một số hình ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS. Kiểm tra sự hiểu biết của HS về phân loại thế giới sống, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức nhóm cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.

- HS thảo luận theo cặp đôi, lần lượt kể tên các loại sinh vật địa ở địa phương mình.

- GV đặt thêm câu hỏi: Vậy trong các loài sinh vật đó, loài nào có quan hệ gần gũi với nhau?

- GV nghe câu trả lời của HS, từng bước dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vì sao cần phân loại thế giới sống

a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: HS đọc thông tin trong phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2 sgk, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống?

- GV đặt thêm câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, rút ra ý nghĩa, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đứng dậy trình bày

- HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

I. Vì sao cần phân loại thế giới sống

- Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

Hoạt động 2: Thế giới sống được chia thành các giới

a) Mục tiêu:

- Dựa vào sơ đồ nhận biệt được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt dược các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu khái niệm giới

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3sgk và liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1sgk.

- GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác thuộc các giới sinh vật.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 14.5sgk, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao, gọi tên các bậc phân loại của hoa ly và hổ đông dương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

II. Thế giới sống được chia thành các giới

- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định về cấu trúc, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.

- Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

Bảng 14.1

Tên giới

Tên sinh vật

Khởi sinh

Vi khuẩn, vi khuẩn lam

Nguyên sinh

Trùng roi, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày…

Nấm

Nấm bụng dê, nấm sò

Thực vật

Hướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông…

Động vật

Voi, rùa, chim, cá, mực...

- Các bậc phân loại của thế giới ống từ thấp đến cao: Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

a) Mục tiêu: Lấy được ví chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong 86, 87 sgk, quan sát hình 14.6 đến 14.9 sgk và nêu tên các loại môi trường sống, nêu tên một số sinh vật có trong mỗi loại môi trường đó.

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, tìm hiểu về số lượng loài và môi trường sống của chúng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đứng tại chỗ nêu lần lượt các môi trường sống và lấy ví dụ cụ thể kèm theo.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức bài học.

III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

- Số lượng: Hơn 10 triệu loài

- Môi trường sống:

+ Môi trường cạn: Cây dâu, con hổ, con trâu...

+ Môi trường nước: rong rêu, tảo, cá, tôm...

+ Môi trường đất: giun đất, thạch sùng...

+ Môi trường sinh vật: chấy, rận, sán, giun đũa....

Hoạt động 4: Sinh vật được gọi tên như thế nào?

a) Mục tiêu: Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

b) Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, HS suy nghĩ hoàn thành.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ tên địa phương của một số loài mà em biết: cây táo, cây tam thể,…và cho biết cách gọi đó đã chính xác chưa, tên loài có trùng với của tên địa phương hay không?

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 14.10 và 14.11sgk, mô tả đặc điểm của tên khoa học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, tìm hiểu về tên địa phương và tên khoa học của một số loài sinh vật.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức bài học.

IV. Sinh vật được gọi tên như thế nào?

- Mỗi sinh vật có hai các gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

Ví dụ:

Tên địa phương

Tên khoa học

Cây táo

Ziziphus mauritiana

Con mèo

Prionailurus bengalensis

- Tên khoa học gồm 2 từ được viết in nghiêng, từ thứ nhất viết hoa chữ cái đầu, là tên chi, từ thứ hai viết thường, là tên loài.

Cây táo (Ziziphus mauritiana)

+ Zizi Plus là Chi

+ Mauritiana là loài.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập:

Hoàn thành bảng sau:

Môi trường sống

Tên sinh vật

Mức độ đa dạng số lượng loài

Rừng nhiệt đới

Sa mạc

Rạn san hô

- HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

Môi trường sống

Tên sinh vật

Mức độ đa dạng số lượng loài

Rừng nhiệt đới

Hổ, báo, cây gỗ lớn, nai, hươu, voi, sư tử,...

Đa dạng cao

Sa mạc

Xương rồng, thằn lằn, lạc đà,...

Đa dạng thấp

Rạn san hô

San hô, tảo, cá, tôm, cua, sò...

Đa dạng cao

- GV nhận xét, chốt lại đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào xử tình huống thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu tên một số loài động vật: chuồn chuồn, dơi, đại bàng, cá voi, cá heo, cá thu. GV yêu cầu HS phân loại các động vật nêu trên vào các lớp, ngành thích hợp.

- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, trao đổi, thảo luận đưa ra câu trả lời:

+ Chuồn chuồn: ngành chân khớp, lớp sâu bọ

+ Dơi: lớp Thú

+ Đại bàng: lớp Chim

+ Cá voi, cá heo: lớp Thú

+ Cá Thu: lớp Cá.

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu:

- Biết được cách xác định các bậc phân loại của các loài sinh vật.

- Biết được sự đa dạng, phong phú về sinh vật nơi em sống.

- Biết được cách gọi tên khoa học của các loài sinh vật.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.

Câu hỏi 2: Làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng của loài theo môi trường sống của sinh vật nơi em sống.

Câu hỏi 3: Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên